Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 83)

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật được coi như là một hệ thống “xương cốt bắp thịt” của nền kinh tế để tiếp nhận thu hút đầu tư nước ngoài, nói chung, thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nói riêng. Trong điều kiện phát triển của sản xuất và thị trường hiện nay, sự phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để phát triển kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhanh yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn ch nh và hiện đại của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ, thương mại, văn hóa giáo dục, thông tin và những thể chế vận hành nền kinh tế sẽ đảm bảo cho các công ty xuyên quốc gia thực hiện di chuyển vốn nhanh, ứng phó kịp thời với những biến động nhanh chóng của các yếu trên thị trường, tránh được những thiệt hại về những chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng vật chất kém gây ra, vì vậy, các công ty xuyên quốc gia thường ưu tiên hơn khi lựa chọn đầu tư vào nước có kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại.

Kết cấu hạ tầng vật chất của nước ta tuy đã được chú ý đầu tư phát triển, nhưng đến nay v n còn ở tình trạng yếu kém, lại thiếu đồng bộ. Yêu cầu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật của Việt Nam rất bức bách. Nhưng đầu tư vào xây dựng một kết cấu hạ tầng hiện đại đòi hỏi vốn và kỹ thuật rất lớn, tư nhân không đủ khả năng và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này, nên Nhà nước phải gánh vác. Tiền lực tài chính của Nhà nước to lớn nhưng không thể dồn toàn lực vào để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và toàn diện được. Do đó, đòi hỏi phải có giải pháp linh hoạt để vừa tiếp nhận được đầu tư nước ngoài, vừa đảm bảo hoạt động tài chính bình thường của mình.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, một trong những mâu thu n gay gắt là kết cấu hạ tầng vật chất chưa cho phép chi những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Từ bài học kinh nghiệm của các nước ASEAN và thực tiễn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật ở nước ta, cho thấy giải pháp thích hợp hiện nay v n là:

Thứ nhất, cố gắng giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức đầu tư vào các đề án xây dựng hạ tầng vật chất.

Thứ hai, xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghiệp kỹ thuật cao, với quy mô thích hợp để tiếp nhận các nguồn vốn và kỹ thuật cao của nước ngoài. Vì trên một mặt bằng không lớn, việc huy động tài lực tập trung vào xây dựng một kết cấu hạ tầng vật chất hoàn ch nh và hiện đại là khả năng phù hợp và hiện thực trong giai đoạn trước mắt. Ngoài ra phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để huy động các tiềm năng của toàn dân cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật. Trong thời gian tới, để phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, cần chú ý những điểm sau:

- Phải có chiến lược kế hoạch cụ thể cho cả trước mắt và lâu dài, từng bước phát triển vững chắc kết cấu hạ tầng vật chất về đường bộ, đường sắt, cảng biển, vận tải biển, hàng không theo hướng hiện đại, xác định những công trình, dự án trọng điểm, cấp bách cho từng giai đoạn để tập trung vào đầu tư dứt điểm nhưng phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, đảm bảo cho việc hình thành và phát

triển đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, tránh làm dàn trải không mang tính hệ thống, đồng bộ, thiếu tính khả thi, kém hiệu quả.

- Các dự án, công trình xây dựng kết cấu hạ tầng được xây dựng trước hết phải là những công trình thiết yếu, có tác dụng trên phạm vi rộng lớn đối với nhiều nghành, lĩnh vực và nhiều địa phương khác nhau, có tính mấu chốt quyết định đến sự phát triển chung của toàn vùng cũng như của cả đất nước. Tránh làm tràn lan theo kiểu phong trào, địa phương, t nh nào cũng có cảng, khu công nghiệp, mặc dù thực tế yêu cầu không đặt ra và chưa phải là bức bách.

- Cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở quy mô vừa và nhỏ đổi mới hình thức BOT.

- Xem xét, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do. Mạnh dạn loại bỏ những nơi không cần thiết; những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại có vị trí thuận lợi, có tác dụng lớn những chưa có hiệu quả, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ để các khu công nghiệp này phát triển, trở thành nơi thật sự hấp d n các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia.

“Kết cấu hạ tầng mềm” như hệ thống dịch vụ, thương mại, văn hóa giáo dục và các thể chế vận hành nền kinh tế của nước ta còn nhiều bất cập. Chất lượng hoạt động các loại dịch vụ không cao, hiệu quả thấp. Hoạt động thương mại, du lịch kém cả về cơ sở vật chất, điều kiện và phương thức hoạt động. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm… phát triển chậm. Sự yếu kém về năng lực tiếp thị , nghiên cứu thị trường , thông tin kinh tế… đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Văn hóa giáo dục, dịch vụ y tế có bước phát triển nhưng chưa ngang tầm với thời đại, ảnh hưởng đến chất lượng lao động đã gây lên những trở ngại đến lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, giảm sự hấp d n đối với các công ty xuyên quốc gia.

Để nâng cao chất lượng hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, giáo dục… nước ta cần quan tâm xây dựng thể chế chính trị, kinh tế theo hướng khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. uan tâm hơn nữa đến giáo dục, tăng

chính trị tư tưởng cho người lao động, phát huy quyền dân sinh dân chủ của họ. Nâng cao vai trò đòn bẩy kinh tê của công cụ tài chính tiền tệ bằng việc lành mạnh hóa hệ thống này. Đó là việc sử dụng hiệu quả các công cụ thuế, tỷ giá, giá cả, lãi suất, tiền lương, bảo hiểm… Các công cụ này cần được sử dụng để vừa đảm bảo kích thích được sự đầu tư phát triển trong nước, vùa thu hút được đầu tư nước ngoài. Các hoạt động dịch vụ thương mại, thông tin, tư vấn … phải được đổi mới và phát triển đảm bảo những điều kiện cần thiết để hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia được tiến hành thuận lợi.

Chú trọng hơn nữa đến việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa tạo tiền đề và điều kiện cần thiết để những vùng này có thể tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Đồng thời, đây cũng là yêu cầu cần thiết có thể thu hút đầu tư vào những vùng đã được Nhà nước có định hướng, khuyến khích. Việc đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở nông thôn, vùng sâu vùng xa vừa có ý nghĩa to lớn, vừa có ý nghĩa quyết định cho sự ổn định chính trị - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn nước ta hiện nay. Để thực hiện cần huy động các nguồn vốn tư nhân, thực hiện nhà nước với dân cùng làm với những hình thức linh hoạt, thích hợp, nhất là hình thức BOT.

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)