Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 80)

năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Cơ chế quản lý và năng lực quản lý của Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập môi trường đầu tư. Bởi vì mọi hoạt động đầu tư đều có liên

quan trực tiếp với cơ chế điều hành và quản lý của nước chủ nhà, các công ty xuyên quốc gia đều phải làm việc trực tiếp với bộ máy quản lý các cấp. Với cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện, được thực hiện bởi bộ máy quản lý mạnh sẽ tạo ra sự tin tưởng của các công ty xuyên quốc gia về sự ổn định, cởi mở của môi trường đầu tư. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý chưa được hoàn thiện và phát huy đầy đủ vai trò của nó, bộ máy quản lý của Nhà nước yếu kém thì sẽ là một cản trở lớn đối với việc thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư xuyên quốc gia. Bởi các công ty xuyên quốc gia là sản phẩm của nền kinh tế thị trường hiện đại, hoạt động trên phạm vi quốc tế, khi đầu tư vào bất cứ nước nào họ rất cần một môi trường đầu tư đồng dạng để hoạt động. Vì vậy, các nước muốn thu hút đầu tư nước ngoài đều có sự quan tâm đến việc xây dựng và hoàn hiện cơ chế quản lý và bộ máy quản lý của mình, để vừa tăng sức hấp d n đầu tư vừa thực hiện quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả nhất.

Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có những bước tiến bộ trong công tác điều hành, quản lý đất nước nói chung và trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng. Cơ chế quản lý đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Tuy nhiên sự cải tiến đổi mới này chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài v n còn ách tắc, cản trở. Vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước là những vấn đề cấp thiết hiện nay.

Đổi mới cơ chế quản lý là tạo ra sân chơi hấp d n các Công ty xuyên quốc gia. Nền kinh tế thị trường nước ta vận hành theo cơ chế thị tường có sự quản lý của Nhà nước trong những năm qua đã tạo thêm động lực cho sự phát triển, khơi dậy được tính năng động của nền kinh tế thị trường sơ khai lên kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập uốc tế; điều cần thiết là phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Đó là việc tạo điều kiện để phát huy hiệu quả tự điều tiết của cơ chế thị trường; phát triển thị trường đồng bộ bao gồm các thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường khoa học – công nghệ, chất xám v.v… ; đảm bảo cho sự vận động một cách trôi chảy của các yếu tố vốn, kỹ thuật công nghệ, lao động… của thị trường; ổn định và lành mạnh hóa thị trường trên cơ sở ổn định về tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, tỷ lệ làm phát v.v… Cùng

mạnh của thị trường và ngày càng thích ứng hơn với những tập quán và quy tắc uốc tế.

Vai trò quản lý của Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động điều tiết của Nhà nước đối với thị trường. Sự điều tiết đó đã được khẳng định, v n đề là mức độ và phương thức điều tiết. Đối với thị trường đầu tư cũng vậy, không thể thiếu vai trò này, song đây là thị trường mang tính đặc thù, nhiều khi biểu hiện tính độc quyền. Việc điều tiết thị trường này phải vừa đảm bảo thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vừa quản lý được hoạt động của họ nên cần phải có sự thông minh, mềm dẻo trong điều tiết. Điều này ch có thể thực hiện được khi chúng ta có một khung pháp lý đồng bộ, cơ chế chính sách thích hợp và bộ máy quản lý có năng lực.

Luật đầu tư nước ngoài của ta đến nay có thể coi là luật đầu tư thông thoáng, cởi mở, tạo được sự quan tâm đối với các công ty xuyên quốc gia. Nhưng hiện nay còn nhiều văn bản dưới luật có sự chồng chéo, mâu thu n, những quy định không phù hợp, việc triển khai thực hiện còn thiếu nhất quán. Vì vậy, cần nhanh chóng rà soát, loại bỏ cũng như bổ sung, sửa đổi luật, các quy định, thể chế cho pháp luật của ta được thực thi hiệu quả hơn, môi trường luật pháp thông thoáng hơn. Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường năng lực thực hiện pháp luật và nâng cao hiệu lực của pháp luật, tăng cường giảm sát thực hiện, xử lý nghiêm khắc và kịp thời vi phạm pháp luật; việc kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước về đầu tư đang là những vấn đề đòi hỏi bức bách hiện nay.

Bộ máy quản lý đầu tư của nước ta trong những năm qua đã từng bước được cải thiện, song cũng còn nhiều hạn chế, sơ hở trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt, cấp giấy phép đăng ký, thủ tục sau giấy phép và cả việc quản lý hoạt động đầu tư. [13] Trong thời gian tới, việc xây dựng bộ máy quản lý đầu tư cần được cải thiện theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, nhưng phải đảm bảo nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy, cụ thể là:

Toàn bộ quá trình tiếp nhận cho đến việc cấp giấy phép đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc “một cửa, một đầu mối”.

Tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện đầu tư để kịp thời hỗ trợ, điều ch nh hoạt động đầu tư khi cần thiết.

Việc phân cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư là cần thiết. Song cần có cơ chế điều phối, kiểm soát hữu hiệu từ một trung tâm là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bảo đảm quản lý thống nhất, để hạn chế những tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh không nên có giữa các t nh, các khu công nghệp để giảm bớt thiện hại cho quốc gia, đồng thời tránh bị các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng.

Tăng cường công tác thông tin, tư vấn, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới, cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các công ty xuyên quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư trên phạm vi cả nước để có những quyết định quản lý kịp thời, thống nhất.

Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài cũng như đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp với các công ty xuyên quốc gia.

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 80)