Tình hình đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 41)

2.1. Tình hình đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam Nam

2.1.1. Động thái dòng vốn và quy mô dự án đầu tư a. Giai đoạn trước Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

Hoa Kỳ là một nước đầu tư vào Việt Nam chậm hơn so với các đối tác khác do lệnh cấm vận và trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Trong khi các TNC của EU và Nhật Bản cũng như của nhiều nước khác đang hoạt động sôi nổi tại các thị trường Việt Nam thì các TNC của Hoa Kỳ v n còn xa lạ với thị trường này. Tuy nhiên bất chấp lệnh cấm vận, một số TNC của Hoa Kỳ đã để ý đến thị trường Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ năm 1998, năm đầu tiên Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực – các TNC của Hoa Kỳ như IBM, Ford, General Electric, Boeing, Mobil, Chrysler … đã có đại diện tại Việt Nam để thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, tạo dụng cơ sở để có thể triển khai hoạt động được ngay sau khi lệnh cấm vận được d bỏ. Cũng trong năm này, ghi nhận dự án đầu tiên của Hoa Kỳ vào Việt Nam được thực hiện bởi Công ty Thái Bình Glass Enamel J/V với số vốn đầu tư khiêm tốn là 280.000 USD. Sang năm 1999, có thêm 2 dự án nữa của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam với số vốn gấp 6 lần dự án đầu tiên.

Hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có bước nhảy vọt sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận “30 công ty đã mở văn phòng ngay sau khi bỏ cấm vận một ngày”. “mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt Nam”. Nếu như cả giai đoạn 1988 – 1990 các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 2,565 triệu USD chiếm 0,162% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (trong khi đó Nhật Bản có 85932 USD, chiếm 5.43%; EU đạt 687932 USD chiếm 43,467%) thì sang đến giai đoạn 1991–1995 số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng vọt đạt 759970 USD chiếm tỷ

năm khi lệnh cầm vận được hủy bỏ, một năm sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, Hoa Kỳ đã vượt lên đứng thứ 6 trong danh sách 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Vị trí này được Hoa Kỳ tiếp tục giữ trong năm 1997, mặc dù cả số dự án l n tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm mạnh (thêm 12 dự án với tổng số vốn 98,544 triệu USD).

Năm 1998, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam lại dược tăng đột biến với số vốn đầu tư tăng 3 lần so với 1997, đạt 306,955 triệu USD với 15 dự án. Mặc dù vốn đầu tư tăng nhưng Hoa Kỳ lại tụt xuống vị trí thứ 8 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. [7]

Sang năm 1999, năm ảm đạm nhất trong lĩnh vực thu hút đầu tư FDI của Việt Nam, đầu tư của Hoa Kỳ giảm không đáng kể so với năm trước (14 dự án). Nếu như năm 1995 được ghi nhận là năm đạt mức cao kỷ lục về tổng số vốn đầu tư, số dự án và quy mô dự án thì năm 1999 đánh dấu mức thấp nhất về tổng vốn đầu tư và quy mô dự án của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đạt 96,352 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,15% còn quy mô dự án thì ch bằng 53% mức trung bình cả giai đoạn và bằng gần 30% so với quy mô dự án của năm 1995. Sự giảm sút này đẩy Hoa Kỳ xuống vị trí cuối cùng trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 1999. Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, tình hình đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có bước tiến khá mạnh mẽ. Tháng 6 năm 2000, Hoa Kỳ có 91 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,182 tỷ USD giữ vị trí thứ 9 trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam. [7]

Tính tới thời điểm cuối tháng 11 năm 2001, Hoa Kỳ đã có 158 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,59 tỷ USD, trừ 29 dự án hết hạn và giải thể, Hoa Kỳ xếp thứ 12/59 nước đầu tư vào Việt Nam với 129 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đạt 1041,8 triệu USD (tỷ trọng về vốn là 2,8%), vốn đầu tư thực hiện đạt 490,2 triệu USD (tỷ trọng 2,7% về vốn thực hiện).

b. Giai đoạn sau Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001)

Có thể nói, kể từ khi Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ-Việt Nam được ký kết năm 2001, quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng ngoạn

mục. Nếu như vào năm 2001, kim ngạch xuất khẩu song phương giữa hai nước ch đạt 1,4 tỷ USD thì đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 15 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 12 tỷ USD. Hoa Kỳ hiện đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Cụ thể là: Theo kết quả nghiên cứu và phân tích của Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư qua các năm:

Trong tổng giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1998 đến hết tháng 6/2006, đầu tư trực tiếp Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ ba đạt khoảng 4 tỷ USD đối với dự án đã đăng ký và 3,3 tỷ USD đối với các dự án đã thực hiện, so với con số tương ứng là 2,0 tỷ USD và 777 triệu USD theo báo cáo thông thường.

Vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến tháng 9/2007 đạt khoảng 5,1 tỷ USD (cả qua nước thứ 3) và đạt hơn 2,6 tỷ USD theo cách thông thường, xếp thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Hiện có hơn 1000 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ phân bổ chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều kỹ năng/vốn. Khoảng một nửa là ở lĩnh vực dầu khí, khoảng 1/3 tập trung ở các ngành chế tạo, còn lại là ở các ngành dịch vụ, phát triển bất động sản và nông nghiệp.

Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, trong đó khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam tính đến giữa năm 2006 là từ Hoa Kỳ. Trong các quỹ đầu tư liên quan đến nguồn vốn từ Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam, có thể kể đến việc các nhà đầu tư Mỹ chiếm khoảng 45% vốn trong quỹ Indochina Capital; vốn góp từ phía Mỹ là 30% trong Công ty Việt Nam Partners; hoặc trường hợp của Dragon Capital có tới 30% là vốn từ các nhà đầu tư Mỹ. uỹ đầu tư mạo hiểm của IDG cũng có toàn bộ vốn góp của Mỹ.

Năm 2004 được xem là năm khởi sắc của thu hút đầu tư nước ngoài. Những kết quả đạt được rất đáng khích lệ và tạo ra những kỷ lục mà Việt Nam

tỷ USD, nếu nói chính xác thì 4,1-4,2 tỷ USD. So với năm 2003, mức tăng trưởng về vốn mới năm nay đạt 35%. Đây là kỷ lục thứ nhất. Kỷ lục thứ hai chính là vốn thực hiện. Năm 2004 số vốn này đạt 2,85-2,9 tỷ USD so với năm 2003 là 2,6 tỷ. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam và từ niềm tin đó họ nhanh chóng triển khai những gì họ đã đăng ký, tức cam kết.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn FDI của Việt Nam năm 2005 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 49,7% so với năm 2004, trong đó riêng 5 tháng cuối năm 2005 đạt 3,6 tỷ USD.

Trong 7 tháng đầu năm 2006, tổng vốn FDI của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng ký năm 2005. Như vậy, tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Hoa Kỳ đến nay, thu hút vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 7,3 tỷ USD. Về FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam tại thời điểm đó (không kể đầu tư qua nước thứ 3), Hoa Kỳ có 289 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, vốn thực hiện đạt khoảng 777 triệu USD. Trong đó có 25 dự án đầu tư mới được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký 444,2 triệu USD, đứng thứ 3 trong tổng số 33 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Điểm đáng chú ý là sau khi Intel Hoa Kỳ đầu tư một dự án 605 triệu USD vào Việt Nam đầu năm 2006, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông chủ Tập đoàn Microsolf-Bill Gate là thông điệp cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chú ý tới Việt Nam.[21]

Kết quả tổng hợp năm 2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo dự án đạt 10,2 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2005, đạt mức cao nhất kể từ năm 1987 khi Việt Nam công bố Luật Đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tổng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 cũng lập kỷ lục cao mới, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.

Thương mại hai chiều đã tăng từ 1,5 t USD lên 9,7 t USD năm 2006, trong đó Việt Nam nhập 1,1 tỷ và xuất 8,6 tỷ . Trong 8 tháng đầu năm 2007, giá trị xuất khẩu của Mỹ đã tăng 67 phần trăm, đạt 1,044 t USD.

Tính đến tháng 9/2007, vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt khoảng 5,1 tỷ USD (cả qua nước thứ 3) và đạt hơn 2,6 tỷ USD theo cách thông thường, xếp thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.[20]

Năm 2008, Hoa Kỳ đứng thứ 7 về số dự án đầu tư vào Việt Nam (với 53 dự án chiếm 4,52%) và đứng thứ 12 về tổng số vốn đăng ký năm đó.[6]

Sang đến năm 2009, Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí thứ 7 trong số các nước có tổng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt nam với 479 dự án đạt 12804088,401 USD (như số liệu trong bảng dưới đây).

Bảng 2.1: 15 NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LỚN NHẤT TẠI VIỆT NAM

(Tính đến ngày 20/10/2009) TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) 1 Đài Loan 2010 21,288,525,858 8,584,570,478 2 Hàn uốc 2283 20,464,645,116 6,878,793,377 3 Malaysia 337 18,061,807,601 3,869,706,032 4 Nhật Bản 1154 7,687,549,013 5,129,090,754 5 Singapore 758 16,921,706,757 5,409,843,494 6 BritishVirginIslands 452 13,201,350,649 4,348,857,576 7 Hoa Kỳ 479 12,804,088,401 2,254,131,798 8 Hồng Kông 564 7,770,386,135 2,662,436,991 9 Cayman Islands 44 6,630,072,851 1,226,052,618 10 Thái Lan 215 5,744,215,708 2,447,270,622 11 Canada 91 4,796,206,125 1,008,422,656 12 Brunei 96 4,693,331,421 947,546,421 13 Pháp 267 3,037,192,268 1,538,649,534 14 Hà Lan 123 2,869,514,313 1,572,491,444 15 Trung uốc 661 2,699,997,942 1,273,506,577

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 41)