0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nhóm cán bộ nghiên cứu – giảng dạy

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐẢM BẢO THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu – giảng dạy

Đây là nhóm ngƣời có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tin học cao. Họ là ngƣời chuyển giao tri thức, kiến thức cho HS – SV, là những ngƣời tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của Nhà trƣờng. Vì tham gia giảng dạy nên họ thƣờng xuyên phải cập nhật những kiến thức chuyên ngành mới, bổ sung những kiến thức về khoa học – xã hội trong

thời kỳ mới. Cán bộ giảng dạy là những ngƣời “truyền lửa” cho SV, kích thích quá trình sáng tạo, giúp các em hăng hái trong học tập nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và nghiên cứu. Do vậy, thông tin phục vụ cho nhóm bạn đọc này là thông tin chuyên sâu, có tính thời sự, có tính lý luận và mang lại thực tiễn cao với các ngành nhƣ: Kinh tế, Thời trang, Du lịch, Công nghệ thông tin, Điện tử… Hình thức phục vụ thƣờng là cung cấp các thông tin chuyên đề, chọn lọc, thông tin tài liệu mới…về các chuyên ngành, các tạp chí khoa học kỹ thuật nƣớc ngoài, các CSDL, các tài liệu điện tử.

2.1.3. Nhóm Học sinh – sinh viên

Nhóm NDT này bao gồm: sinh viên chính qui; sinh viên tại chức và liên thông; học sinh cao đẳng, trung cấp và học nghề.

Số lƣợng học sinh – sinh viên Trƣờng ĐHCNHN là 56.969 ngƣời (tính đến ngày 10/10/2009). Trong đó:

Bảng 2.1: Thể hiện về trình độ của Học sinh – Sinh viên Trƣờng ĐH Công nghiệp Hà Nội

Hệ Số lƣợng ( ngƣời ) Phần trăm (%) Đại học 21.632 38 Cao đẳng 13.690 24 Trung cấp 8.094 14 Đào tạo nghề 13.553 24 Tổng 56.969 100

38% 24% 14% 24% Đại học Cao đẳng Trung cấp Đào tạo nghề

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện về trình độ của Học sinh – Sinh viên Trƣờng ĐH Công nghiệp Hà Nội

- Nhóm NDT là Sinh viên.

Nhóm NDT là sinh viên thực sự đông đảo, nhu cầu tin của họ rất lớn. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học từ Niên chế sang tín chỉ đã khiến nhóm này ngày càng có những biến chuyển về phƣơng pháp học tập. Hiện nay, phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu đang đƣợc chú trọng, do đó, sinh viên cần rất nhiều tài liệu, thông tin trong quá trình đƣợc đào tạo. Tùy theo chuyên ngành theo học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng nhƣ cấp học của nhóm đối tƣợng này.

Do học tập trên lớp, thời gian tự nghiên cứu còn ít nên thông tin phục vụ cho Sinh viên cần đầy đủ, chi tiết, cụ thể. Hình thức phục vụ chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dƣới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo.

Nhóm NDT là học sinh có nhu cầu tin tƣơng đối đa dạng, ngoài những thông tin chuyên ngành đƣợc đào tạo, họ còn có rất nhiều nhu cầu tin về các lĩnh vực văn hóa – xã hội và giải trí. Các thông tin không nhất thiết phải chuyên sâu nhƣng đầy đủ, dễ đọc, dễ nắm bắt. Đối với hệ đào tạo công nhân, nhu cầu tin của họ không nhiều, nhƣng các thông tin cần đa dạng, nhất là cung cấp các tài liệu là các bản vẽ, các hình vẽ cụ thể, chi tiết.

Từ những đặc điểm riêng của từng nhóm đối tƣợng nhƣ trên, để làm tốt công tác phục vụ thông tin tài liệu, chúng ta tiến hành xem xét đánh giá NCT của họ, trên cơ sở đó mới tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN.

2.2. Nhu cầu tin của NDT ở Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN.

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con ngƣời ( cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin để duy trì hoạt động sống. Khi đòi hỏi về thông tin trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện. NCT là nhu cầu của con ngƣời, là một dạng của nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con ngƣời. Nhu cầu nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác của con ngƣời, thông tin về đối tƣợng hoạt động, về môi trƣờng và các phƣơng tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con ngƣời. Bất kỳ hoạt động nào muốn có kết quả tốt thì cũng cần phải có thông tin. Mọi ngƣời càng tham gia nhiều hoạt động khác nhau thì NCT của con ngƣời càng phong phú hơn, tham gia hoạt động phức tạp thì nhu cầu tin càng trở nên sâu sắc hơn.

2.2.1. Sự thay đổi về nhu cầu sử dụng thông tin theo dạng tài liệu.

Trƣớc đây, các dạng tài liệu truyền thống nhƣ sách, báo, tạp chí… đƣợc sử dụng khá nhiều, còn các loại tài liệu hiện đại hơn nhƣ các CSDL, CD-ROM hầu nhƣ không có. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tƣợng

trên là do trình độ khoa học công nghệ của cả nƣớc nói chung còn nhiều hạn chế do vậy ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận thông tin của NDT. Yếu tố chủ quan về phía Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHCNHN là do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, kinh phí hạn chế, việc ứng dụng CNTT hầu nhƣ không có nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng về nguồn tài liệu.

Tuy nhiên, hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển, sự thay đổi nhƣ bão táp của các ứng dụng hiện đại vào đời sống con ngƣời thì nhu cầu thông tin cũng thay đổi theo hƣớng đa dạng hơn, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cơ sở cung cấp thông tin là phải nâng cấp trang thiết bị hiện đại, cải tiến chất lƣợng phục vụ, nâng cao trình độ cán bộ trong Trung tâm nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hơn của NDT.

Dần dần, các nhu cầu về các tài liệu truyền thống nhƣ sách, báo, tạp chí ngày càng giảm, thay vào đó là nhu cầu đối với các tài liệu hiện đại ngày càng tăng. Trong đó Internet đƣợc coi là một phƣơng tiện truyền tin hiện đại và đƣợc ƣa chuộng nhất, nó giúp NDT có thể tiếp cận đƣợc với kho tàng thông tin rộng lớn của thế giới.

Bảng 2.2: Nhu cầu tin theo dạng tài liệu của NDT tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHCNHN. Dạng tài liệu Tổng số Cán bộ LĐQL Cán bộ GV HS - SV SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) Sách 1125 81.81 5 6.66 195 52 925 100 Báo, tạp chí 1107 87.78 69 92 215 78.66 823 88.97

Luận văn, Luận án 0 0 0 0 0 0 0 0

CD - ROM 0 0 0 0 0 0 0 0

CSDL 0 0 0 0 0 0 0 0

Internet 58 4.21 6 8 52 13.86 0 0

Căn cứ vào số liệu ở bảng 5 có thể thấy các dạng tài liệu truyền tin nhanh nhƣ báo, tạp chí vẫn rất đƣợc ƣa chuộng bởi các nhóm NDT. Mặc dù Internet đã đƣợc đƣa vào phục vụ tại Trung tâm nhƣng do thời gian mở cửa phục vụ chƣa lâu (ngắt quãng do Trung tâm di chuyển địa điểm và tiến hành xây dựng Thƣ viện điện tử) nên hiện nay số lƣợng bạn đọc còn hạn chế. Đại đa số mới chỉ phục vụ nhóm cán bộ lãnh đạo và cán bộ giảng dạy mà chƣa phục vụ đối tƣợng là HS – SV. Do vậy, các dạng tài liệu nhƣ : sách, báo tạp chí vẫn đƣợc NDT quan tâm do nó hàm chứa các thông tin mang tính chất tổng kết, lý luận về chuyên ngành. Dạng tài liệu là luận văn luận án hiện Trung tâm chƣa đƣa vào phục vụ do vậy không có nhóm NDT nào sử dụng dạng tài liệu này.

2.2.2. Thời gian thu thập thông tin của NDT

Bảng 2.3: Thời gian thu thập thông tin của NDT

Thời gian trong 1 ngày Tổng số Cán bộ LĐQL Cán bộ GV HS - SV SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%)

Không có thời gian 105 7.63 11 14.66 94 25.06 0 0

1 - 2h 115 8.36 64 85.34 51 13.6 0 0 2 - 3h 406 29.52 0 0 110 29.33 296 32 3 - 4h 255 18.54 0 0 106 28.26 149 16.1 4 - 5h 305 22.18 0 0 14 3.73 291 31.45 Trên 5h 189 13.76 0 0 0 0 189 20.43 Tổng số 1375 100 75 100 375 100 925 100

Qua bảng số liệu trên có thể thấy NCT của NDT tại Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN khá lớn. Phần đông NDT cần đến 1 – 4h để nghiên cứu, tìm kiếm thông tin.

- Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý: do đặc trƣng công việc luôn bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu nên thời gian dành cho việc thu thập, tìm kiếm thông tin của nhóm này rất ít, có tới 85.34% tổng

số ngƣời dành 1-2h cho việc tìm kiếm thông tin, còn lại là không có thời gian dành cho vấn đề này.

- Nhóm Cán bộ giáo viên: nhóm này có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu hơn nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý. Ngoài giờ lên lớp, cũng nhƣ nhóm HS- SV, họ dành phần lớn thời gian cho Thƣ viện. Thời gian tìm kiếm thông tin cũng khá dài: trung bình từ 2 – 4h. Tuy nhiên, vẫn còn tới hơn 25% tổng số cán bộ giáo viên không dành thời gian lên Thƣ viện. Phần lớn những cán bộ này khi đƣợc hỏi đều có lý do là bận việc không thể đến Thƣ viện hoặc đã có tài liệu tại nhà nên thƣờng tìm kiếm thông tin tại nhà mà không qua Thƣ viện.

- Nhóm HS – SV: NDT chủ yếu và cũng là đông đảo nhất của Thƣ viện chính là nhóm HS – SV. Trong tổng số 925 bạn đƣợc hỏi thì 100% đều dành thời gian cho việc tìm kiếm thông tin trong đó chủ yếu là dành khoảng từ 2- 4h, đặc biệt, có tới hơn 20% dành trên 5h cho việc tìm kiếm thông tin.

2.2.3. Nhu cầu thông tin theo ngôn ngữ xuất bản tài liệu

Theo xu hƣớng của thời đại, việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trở nên phổ biến hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng các dạng tài liệu Tiếng Anh phục vụ học tập, giải trí ngày càng phát triển. Ngoài ra Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN còn cố gắng cập nhật bổ sung các dạng tài liệu có ngôn ngữ khác nhau nhƣ: Trung Quốc; Nhật Bản để phục vụ NDT trong toàn Trƣờng.

Bảng 2.4: Nhu cầu thông tin theo ngôn ngữ xuất bản.

Ngôn ngữ Số lƣợng ( ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tiếng Việt 1375 100

Tiếng Anh 568 41.3

Tiếng Nhật 80 5.8

Hiện nay, 100% NDT trong Trƣờng đều sử dụng tài liệu Tiếng Việt. Tiếng Anh chiếm (41.3%). Một bộ phận nhỏ NDT sử dụng đƣợc các tài liệu tiếng Nhật (5.8%) và tiếng Trung (4.5%).

Chiến lƣợc phát triển của Trƣờng trong những năm gần đây là mở rộng giao lƣu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo lập trình viên quốc tế, liên kết đào tạo với Học viện Công nghệ Nam Úc; Đại học Hồ Nam Trung Quốc; Đại học Ilan – Đài Loan; Tập đoàn Hồng Hải ( Trung Quốc); Dự án Jica (Nhật Bản) do vậy, nhu cầu sử dụng tiếng nƣớc ngoài cũng nhƣ tài liệu nƣớc ngoài ngày càng cao. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh vẫn chiếm đa số. Điều này là do xu thế hiện nay, tiếng Anh đƣợc sử dụng rộng rãi hơn trong giao lƣu quốc tế, số lƣợng NDT có thể sử dụng đƣợc tiếng Anh cũng nhiều hơn so với các ngôn ngữ khác, Một nguyên nhân nữa là tài liệu Tiếng Anh thƣờng cập nhật thông tin hơn các tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác, điều này đặc biệt cần thiết cho NDT trong các chuyên ngành nhƣ: CNTT; kinh tế; tài chính; du lịch…

2.2.4. Nhu cầu thông tin theo các lĩnh vực đào tạo.

Trƣờng ĐHCNHN là một trƣờng đào tạo đa ngành, đa nghề với hơn 110 năm lịch sử. ĐHCNHN với 15 khoa, 05 Trung tâm với gần 60.000HS – SV đã trở thành một trong những trƣờng ĐH lớn nhất Miền Bắc nói riêng và trên cả nƣớc nói chung. Với số lƣợng đông và nhiều ngành đào tạo khác nhau đã khiến cho NCT của NDT tại Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN trở nên đa dạng và phong phú. Xuất phát từ đặc thù chuyên ngành đào tạo mà NCT của NDT cũng bị chi phối theo. Có thể thấy đƣợc điều này thông qua số liệu trong bảng dƣới đây:

Bảng 2.5: Nhu cầu thông tin theo lĩnh vực đào tạo. Lĩnh vực đào tạo Tổng số Cán bộ LĐQL Cán bộ GV HS - SV SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%) SL (ngƣời) TL (%)

Công nghệ kỹ thuật cơ khí 100 7,2 6 8 30 8 64 6,9

Công nghệ thông tin 100 7,2 5 6,7 25 6,7 70 7,6

Công nghệ may & thiết kế thời

trang 96 7 5 6,7 15 4 76 8,2

Công nghệ kỹ thuật ô tô 100 7,2 4 5,3 25 6,7 71 7,7

Công nghệ hóa học 95 7 4 5,3 25 6,7 66 7,1

Công nghệ nhiệt -lạnh 84 6,1 3 4 25 6,7 56 6,1

Công nghệ kỹ thuật điện tử 95 7 5 6,7 30 8 60 6,5

Quản trị kinh doanh 88 6,4 5 6,7 25 6,7 58 6,3

Du lịch 87 6,4 5 6,7 15 4 67 7,2

Triết học 60 4,3 4 5,3 15 4 41 4,4

Khoa học tự nhiên 100 7,2 8 10,6 30 8 62 6,7

Công nghệ kỹ thuật điện 80 6 3 4 25 6,7 52 5,6

Khoa học máy tính 100 7,2 5 6,7 25 6,7 70 7,6

Tiếng Anh 90 6,5 5 6,7 40 10,4 45 4,9

Kế toán 100 7,2 8 10,6 25 6,7 67 7,2

Tổng số 1375 100 75 100 375 100 925 100

Nhìn vào bảng nhu cầu thông tin theo lĩnh vực đào tạo có thể thấy nhu cầu tin của NDT là rất lớn, đồng đều và khá đa dạng. Họ có nhu cầu ở tất cả các lĩnh vực, phụ thuộc vào chuyên ngành đƣợc đào tạo tại Trƣờng. Những ngành đƣợc nhiều bạn đọc trong Trƣờng quan tâm là ngành cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật ô tô, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên (đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bạn đọc Thƣ viện).

2.3 Thực trạng công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT – TV Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội.

2.3.1 Công tác tổ chức nguồn lực thông tin của Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNHN.

Trong hoạt động TT- TV, nguồn lực thông tin đóng vai trò rất quan trọng, nguồn lực thông tin là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm công cụ tra cứu nhƣ thƣ mục, mục lục và các CSDL dạng thƣ mục. Khả năng bao quát nguồn thông tin đƣợc xử lý là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng một sản phẩm TT – TV cho dù sản phẩm đó là ấn phẩm thông tin, các hệ thống tra cứu hay CSDL.

Nguồn lực thông tin hiện có của Trung tâm.

2.3.1.1 Cơ cấu vốn tài liệu

* Loại hình tài liệu:

Hiện nay, nguồn tài liệu của Trung tâm TT- TV bao gồm sách báo, sách tham khảo, chuyên khảo, tài liệu tra cứu, giáo khoa, giáo trình, các loại báo tạp chí trong và ngoài nƣớc, CSDL và các tài liệu điện tử…Tính đến 15.07.2010, tổng số vốn tài liệu của Trung tâm có 3.442 tên với 79.571 bản sách; trên 150 tên báo tạp chí với hơn 10.000 bản.

* Nội dung tài liệu:

Trong Trung tâm, các tài liệu về lĩnh vực chuyên môn cơ khí, điện- điện tử, công nghệ thông tin, khoa học cơ bản ( Toán – Lý – Hóa)…chiếm một khối lƣợng lớn. Điều này đƣợc thể hiện trong bảng 9 dƣới đây:

Bảng 2.6: Thống kê tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn STT LĨNH VỰC SỐ LƢỢNG (BẢN) TỶ LỆ (%) 1 CNTT 14.223 17.9 2 Cơ khí 12.061 15.2 3 Điện 11.386 14.3 4 Điện tử 8.679 10.9 5 Lý 8.196 10.3 6 Kinh tế 5.724 7.2 7 Hóa 3.708 4.6 8 Chính trị 3.330 4.2 9 Toán 3.154 4 10 Động lực 2.522 3.2 11 Ngoại ngữ 2.431 3 12 Pháp luật 1.536 1.9 13 Giáo dục 701 0.9

14 Dệt may – thời trang 451 0.6

15 Văn học 442 0.6

16 Triết – tâm lý - logic 416 0.5

17 Tra cứu 265 0.3

18 Du lịch 246 0.3

19 Tổng loại 100 0.1

17.9

15.2

14.3

10.9

10.3

7.2

4.64.2

43.2 31.90.90.60.60.50.30.30.1

CNTT Cơ khí Điện

Điện tử Lý Kinh tế

Hóa Chính trị Toán

Động lực Ngoại ngữ Pháp luật

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐẢM BẢO THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

×