7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Hệ thống báo chí Việt Nam hiện nay
Hệ thống truyền thông đại chúng là phương tiện của các thiết chế xã hội nhằm đảm bảo phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng. Đó là công cụ để truyền bá tư tưởng, các chính sách, đường lối của giai cấp thống trị, ở Việt Nam, đó là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đồng thời là cầu nối hữu hiệu giữa các chính sách đó và việc thực thi chính sách đó trong nhân dân.
Hiện nay, hệ thống báo chí trong nước bao gồm các loại hình: báo viết (báo in), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo mạng (internet) và thông tấn xã (Thông tấn xã Việt Nam). Trong đó, báo viết hiện có khoảng 600 cơ quan báo, tạp chí với 713 ấn phẩm báo chí và hơn 1.000 bản tin, phát hành
Phong trào xã hội Chính sách lao động xã hội Ưu đãi xã hội Trợ giúp xã hội Bảo hiểm An sinh xã hội
từ Trung ương đến địa phương. Hằng năm, số lượng bản báo được phát hành ở nước ta khoảng 700 triệu bản. Bình quân có 7,5 bản báo/người/ năm. Nhiều tờ báo cũng đã được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua nhiều loại hình dịch vụ vận chuyển, kinh doanh báo chí.
Không chỉ phát triển về số lượng, hiện nay, tốc độ cập nhật thông tin của báo viết đang gia tăng nhanh chóng do nhu cầu của công chúng, điều kiện khoa học kỹ thuật thuận lợi cũng như môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường. Hầu hết các trung tâm tỉnh, lị đều nhận và được đọc báo phát hành trong ngày. Đã xuất hiện một số tờ báo phát hành theo buổi như tờ Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) và tờ Tin chiều (Hà Nội Mới) phát hành vào các buổi chiều trong ngày...
Hệ thống phát thanh của nước ta gồm hàng trăm đài phát sóng. Trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam, 64 đài phát thanh- truyền hình ở các tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh- truyền thanh cấp huyện... Riêng Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có 6 hệ chương trình gồm 4 hệ chương trình đối nội, 2 hệ chương trình đối ngoại với tổng thời lượng hiện nay là 197 giờ phát sóng mỗi ngày, phủ sóng 97% địa bàn dân cư.
Báo hình Việt Nam đang ngày càng mở rộng về quy mô và hình thức. Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trên 5 kênh: VTV1 (chính trị- tổng hợp), VTV2 (khoa học- giáo dục), VTV3 (thể thao- văn hoá- thông tin kinh tế- giải trí), VTV4 (thông tin đối ngoại và phục vụ cho người Việt Nam ở nước ngoài), VTV5 (chương trình tiếng dân tộc).
Ngoài ra, trong hệ thống báo hình hiện còn mở rộng các hãng dịch vụ có thu phí là các hãng truyền hình cáp Trung ương và các tỉnh, thành phố (TVCV), truyền hình kỹ thuật số(VTC)...
Các dịch vụ truyền hình đã đến được với khoảng 85% số hộ gia đình trong nước và hàng triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc xa Tổ quốc.
Internet những năm qua đã phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Hiện có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối internet và khoảng 20 nhà cung cấp, hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo điện tử, khoảng 2.500 trang tin điện tử... Internet có thể được truy cập tại tất cả 64 tỉnh, thành phố. Hiện, đã có hàng triệu người thuê bao sử dụng dịch vụ internet và hàng chục triệu người đã từng hoặc thường xuyên truy cập báo mạng. Sự tiện dụng của báo mạng đã cho phép nâng con số công chúng xem báo mạng lên rất nhiều lần bởi số người truy cập các báo mạng Việt Nam hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nhờ hệ thống các trang thông tin, báo mạng Việt Nam, hàng triệu kiều bào Việt Nam cũng có thể cập nhật thông tin trong nước từng ngày, từng giờ.