7. Kết cấu của luận văn
3.2 Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền An
thiết. Về phần mình, chính văn hoá và lịch sử góp phần rất lớn vào việc cải tiến chất lượng cho thông tin An sinh xã hội trên báo chí.
Trước đòi hỏi nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội, báo chí cần thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
3.2. Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền An sinh xã hội sinh xã hội
An sinh xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu An sinh xã hội nhằm đưa chủ trương này đến gần với nhân dân là điều rất cần thiết đối với các cơ quan tuyên truyền, đặc biệt là các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Muốn vậy, các cơ quan báo chí cần chú ý đến một số nhiệm vụ cần thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin về An sinh xã hội. Đó là:
* Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội
Với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, báo chí có nhiệm vụ thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Việc thông tin về lĩnh vực An sinh xã hội không nằm ngoài nhiệm vụ đó, tuy nhiên, báo chí ngày nay cần tập trung đưa tin về các hoạt động An sinh xã hội tích cực hơn nữa bởi đây là lĩnh vực mới, cần phổ biến rộng rãi cho công chúng hiểu rõ ràng và đầy đủ.
Xã hội Việt Nam là một xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và lấy việc nâng cao chát lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Vì thế, trong mỗi bước đi, Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, trong đó trung tâm là đảm bảo An sinh xã hội. Có như vậy Việt Nam mới đảm bảo được sự phát triển bền vững về xã hội, tăng trưởng về kinh tế, giữ vững được ổn định xã hội, tạo nguồn lực cho tương lai của đất nước... Đại hội IX và X của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân sân làm giàu hợp pháp...”. Theo đó, đã chỉ ra một số mục tiêu cần
giải quyết đến năm 2010, trong đó có đề cập đến các chỉ tiêu về các lĩnh vực: giải quyết việc làm, tiền lương và thu nhập, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em... Như vậy, có thể thấy việc đảm bảo An sinh xã hội có trong tất cả các chính sách của Đảng và Nhà nước, là mục tiêu hàng đầu trong đường li phát triển của Việt Nam.
Thông tin về An sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, thông qua việc thông tin các chính sách về An sinh xã hội cũng như mọi chính sách, chủ trương liên quan đến lĩnh vực này.
* Tham mưu, đề xuất cho cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam
Nhiệm vụ của báo chí không chỉ là phản ánh thông tin một chiều mà còn có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước các cấp những sáng kiến nhằm hoàn thiện hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam.
Thông qua kênh thông tin của mình, báo chí đăng tải ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà doanh nghiệp, người dân, hoặc chính người làm báo những thẩm định, đánh giá của mình về những chính sách An sinh xã hội đang thực thi trong nước. Như vậy, báo chí thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chính sách của Nhà nước đến với đời sống người dân.
Bên cạnh đó, báo chí đưa ra những kinh nghiệm thực hiện An sinh xã hội có lợi cho người dân tại địa phương trong nước hoặc trên thế giới. Báo chí phát hiện và đăng tải gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực An sinh xã hội để nhân rộng trên toàn quốc. Đồng thời, phê phán những hiện tượng lạm dụng ý nghĩa nhăn văn của hoạt động an sinh nhằm trục lợi cá nhân.
Ngoài ra, báo chí còn có nhiệm vụ tổng kết, dự báo tiến trình An sinh xã hội ở Việt Nam, nhằm gợi mở những giải pháp hữu hiệu cho Nhà nước để đổi mới hệ thống An sinh xã hội, nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế.
* Thường xuyên đăng tải các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về An sinh xã hội
Báo chí không thông tin một chiều. Thông tin trên báo chí muốn hấp dẫn và có chất lượng cần phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú và gần gũi với công chúng. Chính bởi vì ngoài là tiếng nói của Đảng, báo chí còn là diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Qua báo chí, người dân được trực tiếp nói lên tiếng nói của mình. Họ có thể là những “nhà phê bình” đầy trách nhiệm trước những chính sách mới về An sinh xã hội, hoặc việc thực thi các chính sách này ở cơ sở, hoặc thái độ, cách thức làm việc của những người thực hiện chính sách. Qua các bài viết của bạn đọc, thư toà soạn, điều tra ý kiến, tổ chức diễn đàn..., những nhà hoạch định chính sách có một kênh thông tin rất quan trọng, phản ánh mọi phản hồi của công chúng đối với các chính sách đã, đang và sẽ được đưa ra. Mặt khác, chính nhân dân là người phát hiện, cung cấp những hoàn cảnh cần giúp đỡ, những hiện tượng xã hội cần lưu tâm
cho báo chí, để sau khi tiếp nhận thông tin đó, các cơ quan chức năng giải quyết các bức xúc trong dân một cách kịp thời và hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của công chúng báo chí đối với các vấn đề An sinh xã hội không chỉ với tư cách độc giả, khán giả, thính giả mà còn là những cộng tác viên, những “tai, mắt” của Đảng, Nhà nước, báo chí cần quan tâm đặc biệt, dành diện tích và thời lượng thích đáng để đăng tải những ý kiến, bài viết của bạn đọc.
* Coi trọng và kịp thời xử lý thông tin phản hồi của công chúng sau khi tiếp nhận các thông tin về An sinh xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Đây là nhiệm vụ và đặc điểm của báo chí hiện đại. Theo mô hình thông tin báo chí đầy đủ, phản hồi là bước cuối cùng, cũng là điểm nối giữa công chúng và báo chí. Đây là bước đánh giá chất lượng và tác động của thông tin sau khi được truyền đi qua các kênh truyền thông đại chúng.
Vì thế, việc đón nhận, đánh giá và phân tích phản hồi đối với các thông tin An sinh xã hội có vai trò rất quan trọng đối với công tác tuyên truyền lĩnh vực này trên báo chí. Các phản hồi sẽ giúp cơ quan báo chí tổ chức các tác phẩm về đề tài An sinh xã hội tốt hơn, hấp dẫn và thiết thực hơn đối với công chúng. Đồng thời, những phản hồi này cũng đánh giá tác dụng của thông tin báo chí đối với nhiệm vụ nâng cao dân trí, định hướng dư luận về An sinh xã hội của Việt Nam.
* Phát hiện, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực An sinh xã hội
Có thể nói, trong bất cứ lĩnh vực nào, những điển hình tiên tiến cũng có những tác động rất tích cực đối với sự phát triển của cả lĩnh vực đó, đặc biệt khi điển hình được nhân rộng, học tập trong cộng đồng.
Trong lĩnh vực An sinh xã hội, điển hình tiên tiến có thể được ghi nhận khi cắt ngang hệ thống, trong từng thành tố của hệ thống: bảo hiểm, trợ cấp xã hội, ưu đãi xã hội, chính sách lao động xã hội, các phong trào xã hội hoá An sinh xã hội. Điển hình tiên tiến cũng có thể nhìn thấy ở bề dọc của hệ thống An sinh xã hội: tại địa phương (thành phố, tỉnh, quận, huyện, xã, thôn, bản...), trong tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, ở cộng đồng Việt kiều...
Việc phát hiện những nhân tố điển hình để tuyên truyền trên báo chí đòi hỏi mỗi người làm báo phải có trách nhiệm xã hội, óc quan sát, năng lực sáng tạo, sự chịu khó đi công tác địa phương, những mối quan hệ xã hội rộng rãi... để kịp thời đưa lên mặt báo những tấm gương có sức thuyết phục cao, có khả năng phát huy khi được nhân rộng trong cộng đồng.
Trên thực tế, những phong trào xã hội hoá công tác An sinh xã hội thường có hiệu quả khi kết hợp với việc tuyên truyền những tấm gương điển hình trên báo chí. Ví dụ những đợt cao điểm tuyên truyền về Ngày Vì người nghèo, Ngày Thương binh liệt sĩ..., những bài viết phản ánh những tấm gương nông dân nhờ những sáng kiến chế tạo máy móc cơ khí phục vụ cho nông nghiệp mà làm giàu cho bản thân và mang lại lợi ích cho xã hội; những tấm gương thương binh nặng (mất trên 80% sức lao động) vẫn trở thành giám đốc doanh nghiệp... đã có tác dụng khích lệ những người nghèo, gia đình chính sách đang gặp khó khăn vươn lên khẳng định mình trong xã hội.
* Kêu gọi, vận động cộng đồng, các cơ quan, đơn vị, cá nhân cùng tham gia vào việc đảm bảo An sinh xã hội
Cùng với việc phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, báo chí còn có nhiệm vụ kêu gọi, vận động cộng đồng, các cơ quan, đơn vị, cá nhân cùng tham gia vào hoạt động của mạng lưới An sinh xã hội.
Có thể kể đến việc xã hội hoá các loại hình bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện, mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nông dân... Việc người
dân tham gia vào các loại hình bảo hiểm một cách tự nguyện là hành động tích cực, nhằm tự tạo lưới chắn an toàn cho mình trong trường hợp gặp rủi ro, tuổi già, tai nạn...
Sự tham gia của báo chí với tư cách người khởi xướng các phong trào