7. Kết cấu của luận văn
1.5.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống An sinh xã hội ở Việt
WTO. Thiên tai, hiểm họa trong lao động, sản xuất, sinh hoạt, tai nạn giao thông… vẫn chưa được kiểm soát, dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của hàng năm. Mỗi năm, số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai, mất mùa khoảng từ 1- 1,5 triệu người, tỷ lệ tái đói nghèo khoảng 7-10% tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo. Tệ nạn xã hội cũng là điểm nóng, gây ra những nguy cơ lớn cho an toàn của con người (bệnh tật, HIV/AIDS, đói nghèo…)
1.5.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam Nam
Hệ thống An sinh xã hội của một quốc gia phụ thuộc vào mô hình phát triển và hệ thống kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là mô hình phát triển và hệ thống kinh tế đó phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển đổi, nền kinh tế vận động theo thị trường và được định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước với mục tiêu chiến lược: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Với những đặc điểm kinh tế trên, kết hợp với xã hội đang có sự giao lưu mạnh với các nền văn hoá, xã hội các nước trên thế giới, hệ thống An sinh xã hội cần được thiết kế sao cho vừa đảm bảo gần gũi và có quan hệ qua lại với sự tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nói cách khác, hệ thống đó vừa sử dụng được các biện pháp thị trường, vừa đảm bảo an toàn cho mọi người, tạo cho họ mọi cơ hội để phát triển.
Hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam trước hết phải là một thể thống nhất, bao gồm: bảo hiểm xã hội có sự đóng góp của các bên tham gia, các dịch vụ xã hội (trước hết là các dịch vụ xã hội cơ bản), trợ giúp xã hội cho các
nhóm yếm thế, chính sách thị trường lao động đúng đắn và sự tham gia tự nguyện của mọi người có tâm và điều kiện vật chất trong xã hội.
Trước những tiêu chí đó, hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam có thể chia thành 4 trụ cột chính và 1 thành tố phụ là các phong trào xã hội. Cụ thể như sau:
* Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội
Đây là bộ phận cấu thành quan trọng và có triển vọng phát triển nhất trong mạng lưới An sinh xã hội của nước ta, bao gồm một hệ thống nhiều chính sách, biện pháp của xã hội nhằm khuyến khích mọi người lao động đóng góp một phần thu nhập của mình khi đang làm việc để đảm bảo rằng khi họ ốm đay, tai nạn, thai sản, thất nghiệp, về già và khi chết được hưởng những khoản trợ cấp cần thiết, phù hợp với đóng góp của họ kết hợp với nguyên tắc chia sẻ rủi ro. Hiện nay, bảo hiểm và bảo hiểm xã hội đã có cả các doanh nghiệp tư nhân hoạt động, các loại hình bảo hiểm (bắt buộc và không bắt buộc) ngày càng mở rộng.
Hệ thống bảo hiểm gồm có bảo hiểm xã hội bắt buộc: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất); và bảo hiểm tự nguyện: bảo hiểm học đường, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm hưu trí. Khác với bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước quy định và quản lý, bảo hiểm tự nguyện hướng tới người có thu nhập vào do các công ty bảo hiểm thương mại kinh doanh và chịu trách nhiệm chi trả.
Bảo hiểm xã hội khu vực chính thức hiện nay ở Việt Nam có tổng mức đóng góp là 23% (kể cả bảo hiểm y tế), so với các nước khác là thấp. Trong tương lai, để nâng mức đóng góp bảo hiểm xã hội (khoảng 30-32%) và giảm gánh nặng của doanh nghiệp, cơ cấu đóng góp bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ lên tối đa khoảng 50%- 50%.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Nhà nước đóng góp như mức chủ sử dụng lao động đóng cho lao động đang làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp, ngoài ra, Nhà nước còn bảo trợ và hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn và phát triển quỹ Bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh…
* Ưu đãi xã hội
Là một bộ phận cấu thành của An sinh xã hội nhằm công nhận, tôn vinh, đãi ngộ, bù đắp một phần mất mát cho những người, những gia đình có đóng góp công lao, thân thể, cuộc sống của mình cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ quyền độc lập và phát triển đất nước bằng sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng về kinh tế và ưu đãi trong nhiều lĩnh vực khác, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước được pháp luật quy định.
Năm 2005, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. So với Pháp lệnh Ưu đãi người có công được ban hành trước đó (năm 1995), thì Pháp lệnh mới đã mở rộng ra rất nhiều đối tượng thụ hưởng, đồng thời gia tăng thêm nhiều chế độ ưu đãi. Theo đó, người có công được Nhà nước công nhận lên tới 12 nhóm đối tượng, bao gồm cả những người bị nhiễm chất độc hoá học do quân đội Mỹ rải xuống trong chiến tranh Việt Nam và con em họ. Đồng thời, Pháp lệnh cũng quy định trong số các chính sách mà người có công được hưởng, có những chính sách rất cụ thể với đời sống dân sinh như bảo hiểm y tế, ưu đãi giáo dục, đào tạo (miễn, giảm học phí, học bổng…), ưu đãi việc làm, miễn, giảm thuế đất ở, đất sản xuất, trợ cấp hàng tháng, tiền mai táng phí…
Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, người có công còn được chăm lo về đời sống bởi nhiều nguồn đóng góp khác, như từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng làng xã, họ hàng… Những sự đóng góp
này đã tạo nên rất nhiều phong trào chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công.
* Trợ giúp xã hội
Là một bộ phận cần thiết của An sinh xã hội nhằm bảo vệ nhóm dân cư thiệt thòi, yếu thế, dễ bị tổn thương, không có hoặc không đủ khả năng vật chất đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống do rơi vào nghèo đói hoặc những rủi ro bất thường bằng nguồn quỹ mà Nhà nước dành riêng và bằng nhiều nguồn đóng góp khác của xã hội, cộng đồng.
Xét về mặt cơ cấu, trợ giúp xã hội bao gồm: trợ cấp, cứu trợ thường xuyên; cứu trợ đột xuất; trợ giúp xã hội đối với người, gia đình nghèo đói; trợ giúp xã hội đối với người nghiện ma tuý, mại dâm.
Đối tượng hưởng lợi của các chính sách trợ giúp xã hội là người nghèo và các nhóm yếm thế trong xã hội (người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, người/ gia đình bị rủi ro đột xuất vì thiên tai, địch hoạ… mà đời sống bị đe doạ…) và những nhóm mắc vào tệ nạn xã hội. Như vậy, đối tượng của trợ giúp xã hội rất đa dạng, có số lượng lớn và không ổn định.
Khác với 2 bộ phận trên, nội dung của trợ giúp xã hội rất đa dạng về mức trợ cấp, chủng loại, số lượng và hình thức trợ giúp. Các đối tượng tệ nạn xã hội hoặc người thuộc nhóm yếm thế (trẻ mồ côi, khuyết tật, người già không nơi nương tựa), có hình thức nuôi, chăm sóc tập trung. Đối tượng người nghèo hoặc các nhóm yếm thế tại địa phương có thể được nhận trợ cấp hàng tháng do Nhà nước chi trả hoặc bằng ngân sách của địa phương. Đặc điểm về tính linh hoạt của hình thức trợ giúp xã hội dễ thấy nhất ở cứu trợ đột xuất. Đối với cứu trợ đột xuất ( thường áp dụng cho trường hợp người/gia đình bị thiên tai, lũ lụt, mất mùa…) mức trợ cấp thường khác nhau do các mức cứu trợ không có chuẩn chung, bao gồm: cứu trợ của Trung ương, của
địa phương, của các tổ chức từ thiện, cá nhân… Hình thức trợ cấp có thể bằng thực phẩm (mỳ tôm, gạo…), quần áo, chăn màn, tiền…
Trong tương lai, trợ giúp xã hội sẽ phát triển theo hướng trợ giúp phát triển. Cụ thể, các hình thức trợ giúp sẽ chuyên nghiệp và có mục tiêu hiệu quả hơn, nhằm giúp các đối tượng xã hội nhanh chóng khắc phục khó khăm tái hoà nhập cộng đồng và đóng góp cho xã hội. Cơ chế cứu trợ đột xuất và trợ cấp thường xuyên sẽ bao gồm cả hoạt động ngăn ngừa thiên tai, rủi ro tại cộng đồng.
* Chính sách lao động
Đây là hệ thống chính sách của Nhà nước tạo ra nhằm đảm bảo nhu cầu có việc làm hoặc tạo cơ hội cho người rủi ro, người nghèo được đào tạo nghề nghiệp và có cơ hội có việc làm, thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Ví dụ các chính sách tạo việc làm trong khu vực kinh tế Nhà nước, cơ chế ưu đãi việc làm, tuyển dụng trong các thành phần kinh tế(áp dụng đối với người có công và con em họ, với người khuyết tật…), hỗ trợ tự tạo việc làm (bằng các chính sách tín dụng như vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ Vì người nghèo…), hỗ trợ tìm việc làm (qua hệ thống giao dịch như các Trung tâm giới thiệu việc làm của các Sở LĐ-TB&XH, tỉnh, thành phố…).
Người hưởng lợi từ chính sách này là người chưa có việc làm, người bị thất nghiệp, người khuyết tật, người có công, người nghèo… chưa có việc làm…
* Các phong trào An sinh xã hội
Mạng lưới An sinh xã hội không chỉ bao gồm các chính sách, chương trình trợ giúp và phòng ngừa rủi ro của Nhà nước mà còn có những hoạt động của cộng đồng. Những hoạt động đó có thể được thực hiện riêng lẻ, để chia sẻ những khó khăn của những đối tượng xã hội hoặc giúp nâng cao đời sống của người có công. Khi những hoạt động đó được nhiều người, nhiều tổ chức thực
hiện và hưởng ứng rộng khắp, chúng trở thành các phong trào xã hội. Những phong trào xã hội thực chất là hình thức chia sẻ gánh nặng với Nhà nước và gia đình, huy động từ các nguồn lực xã hội khác nhau.
Các phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ hay còn gọi là các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" là ví dụ. Với mục tiêu đảm bảo về vật chất, tươi vui về tinh thần cho các gia đình và người có công, Nhà nước đã chủ trương xã hội hoá các hoạt động ưu đãi xã hội thành các phong trào đã kéo dài hàng chục năm nay như: xây dựng nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sĩ mồ côi… Hoặc gần đây nhất là phong trào hưởng ứng "Mãi mãi tuổi 20" do Trung ương đoàn phát động.
Về các phong trào xã hội còn có các chương trình Bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại một số bệnh viện do các tổ chức nhân đạo thực hiện; phong trào quyên góp cho đồng bào lũ lụt, bão; phong trào quyên góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng mộ nghĩa trang liệt sĩ, nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; phong trào góp Quỹ Vì người nghèo, Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam...
Những phong trào này đã khiến mạng lưới An sinh xã hội ở Việt Nam có đặc điểm riêng có so với nhiều hệ thống khác trên thế giới. Bởi lẽ, các phong trào này thấm đậm tính nhân văn, tinh thần "Tương thân, tương ái" và "Uống nước nhớ nguồn" vốn là những đặc tính truyền thống của con người và dân tộc Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng I:
An sinh xã hội hay còn gọi là nền an sinh quốc gia, hệ thống An sinh xã hội vừa thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, vừa phản ánh quy luật khách quan. An sinh xã hội đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi xã hội, vừa đáp
ứng nhu cầu của mỗi người dân, đồng thời nếu làm tốt lĩnh vực này sẽ có tác dụng vừa ổn định tình hình chính trị- xã hội, vừa có tác động tích cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, An sinh xã hội đã manh nha và phát triển từ xã hội phong kiến, mang đậm tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc. An sinh tại Việt Nam thật sự được quan tâm và nở rộ từ sau khi đất nước được giải phóng, thống nhất hai miền Nam- Bắc.
Thế kỷ 21 mở ra cho Việt Nam một thời kỳ phát triển mới. Trên cơ sở phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đặc biệt là tri thức toàn dân tộc, kiều bào ta ở nước ngoài và tiếp thu, giao lưu tri thức nhân loại, đất nước đang đứng trước thời vận mạnh mẽ. Những tiền đề đó tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đặc biệt là phát triển An sinh xã hội để góp phần ổn định tình hình kinh tế- xã hội.
Trước những thuận lợi và thách thức, mục tiêu hướng tới của Việt Nam từ nay đến năm 2010 là tạo ra một mạng lưới an sinh rộng khắp, bao trùm lên mọi người dân (và gia đình họ) cần sự giúp đỡ để đảm bảo an toàn cuộc sống vật chất và tinh thần.
Hoà cùng nhịp đập của hệ thống An sinh xã hội Việt Nam, báo chí cách mạng Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ là hoạt động mang tính xã hội- chính trị- tư tưởng, nhằm mục đích cao nhất là góp phần ổn định chính trị- xã hội- kinh tế, đem lại an sinh cho nhân dân. Vì thế, báo chí Việt Nam không thể tách khỏi hoạt động An sinh xã hội. Thực tế, hệ thống báo chí nước ta đã và đang tham gia tích cực để tạo nên một xã hội an sinh.
Chúng tôi xin phân tích vai trò của báo chí trong việc phản ánh An sinh xã hội để làm rõ hơn những đóng góp và tồn tại của báo chí nói chung, báo in nói riêng.
CHƢƠNG II
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC PHẢN ÁNH AN SINH XÃ HỘI
2.1. Vai trò của báo chí trong việc phổ biến chính sách An sinh xã hội
Một xã hội tiến bộ, công bằng là xã hội mà ở đó tất cả công dân, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị, màu da, địa vị kinh tế- xã hội… đều được tham gia vào sự phát triển chung của đất nước, được đảm bảo cuộc sống an toàn với những nhu cầu phát triển con người. Đó chính là mục tiêu hướng tới của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, An sinh xã hội chính là công cụ, phương tiện để đảm bảo sự công bằng, tiến bộ thông qua việc phân phối lại, điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư trong xã hội nhằm xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tiến tới một xã hội bình đẳng, an toàn.
An sinh xã hội vì thế cũng là đối tượng phản ánh quan trọng của báo chí. Bằng cách thông tin những nhu cầu của từng người dân, nhóm người, cộng đồng đang gặp khó khăn và hoạt động của các yếu tố trong mạng lưới An sinh xã hội, báo chí như một cầu nối giữa các tầng An sinh xã hội và người dân. Mặt khác, chính báo chí cũng là một bộ phận của mạng lưới An sinh xã hội, nơi phát hiện, tư vấn cho Nhà nước hoạch định chính sách và trở thành nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp, đóng góp quan trọng về vật chất, tinh thần cho hệ thống An sinh xã hội.
Mô hình An sinh xã hội ở Việt Nam