7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Các tờ báo đăng tải các thông tin góp ý, phản hồi, dự báo,
cảnh báo ảnh hƣởng của các chính sách An sinh xã hội
Với tư cách là tờ báo Đảng địa phương, báo Hà Nội Mới tập trung đăng tải những khuyến nghị, ý kiến đóng góp cho hệ thống chính sách về An sinh xã hội trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Phân tích những bất cập hiện nay của lực lượng lao động nữ thủ đô, ngày 27/10, báo đăng tải bài viết trong đó gợi ý cho những nhà hoạch định
chính sách có thêm những ưu đãi cho lao động nữ. Bài báo có tiêu đề:"Chính
sách lao động nữ: Cần được quan tâm hơn nữa", trong đó. tác giả khẳng
định: “Thực tế vẫn còn không ít vướng mắc trong chính sách LĐ nữ, nhất là ở
khu vực ngoài QD. Bà Đinh Thị Quy - Trưởng ban Nữ công LĐLĐ TP nhấn mạnh: Tình trạng không ký hợp đồng LĐ hoặc chỉ ký các chuỗi hợp đồng LĐ ngắn hạn vẫn tồn tại trong nhiều DN ngoài QD. Không ít LĐ nữ vẫn phải làm việc quá sức và quá nhiều giờ trong khi tiền lương được trả chưa phù hợp. Tại các DN, việc trả lương theo khoán sản phẩm là chủ yếu, tiền lương làm thêm giờ được vận dụng theo hình thức bồi dưỡng tại chỗ với một khoản nhất định do DN qui định mà không trả theo hướng dẫn của Luật LĐ. Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài, các ngày lễ, tết được nghỉ nhưng không được hưởng các chế độ như người LĐ tại các DN Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện về nhà ở cho người LĐ ngoại tỉnh chưa được quan tâm. Vẫn còn tình trạng ngăn cản hoặc chấm dứt hợp đồng LĐ khi phụ nữ mang thai..."
Thực trạng đó khiến tác giả phải đi tìm giải pháp từ phía những nhà chuyên môn: "Để khắc phục những điểm bất cập này, cũng theo bà Quy, các
DN cần làm tốt công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thực hiện nghiêm các chính sách đối với LĐ nữ ngay tại từng đơn vị cơ sở. Đồng thời, thành phố cũng cần quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp và LĐ nữ nhập cư trên địa bàn thành phố để họ thêm gắn bó với DN. Cần có qui hoạch làm nhà cho thuê ở các khu công nghiệp tập trung, nâng cao và mở rộng các hoạt động dịch vụ xã hội như nhà trẻ, y tế, điểm vui chơi… Trong các ngành nghề đặc thù như giao thông, xây dựng, du lịch… người LĐ cần được tạo điều kiện để được khám chữa bệnh ở bất cứ cơ sở y tế nào khi làm việc lưu động...".
Cũng là một hình thức gợi ý cho hệ thống chính sách An sinh xã hội dưới góc độ phân tích chuyên gia tầm vĩ mô, số báo ngày 19/2/2006 báo Lao động và Xã hội đăng bài: "Lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội trong cơ chế
thị trường: Cơ chế nào để doanh nghiệp cùng sân chơi?". Bài báo đã ghi lại ý
kiến của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng về việc giải quyết mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến An sinh xã hội và cơ chế thị trường. Theo đó, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng đã phân tích 4 vấn đề- 4 "nút" quan trọng: lương tối thiểu và cơ chế thoả thuận về tiền lương, hợp đồng lao động, xây dựng lưới An sinh xã hội và giải quyết tranh chấp lao động. Có thể nói, 4 vấn đề trên là những tầng, nấc khác nhau của mạng lưới An sinh xã hội. Trong đó, tiền lương để đảm bảo mức thu nhập hợp lý từ việc khai thác sức lao động của người lao động, giải quyết tranh chấp lao động, hợp đồng lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi những thiệt hại trong quá trình sản xuất, lưới An sinh xã hội là tầng đỡ dưới cùng để người lao động và gia đình họ đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu và trên mức tối thiểu.
Về tiền lương, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng gợi ý: "Theo chúng tôi tiền lương tối thiểu cho kinh tế thị trường hiện có 2 khuynh hướng, một là do Nhà nước quy định, hai là do thoả thuận giữa người sử dụng và người lao động. ở nhiều nước là do thoả thuận giữa 2 bên. Cho nên cần tách tiền lương tối thiểu của ngân sách Nhà nước ra không gắn với tiền lương tối thiểu ngoài thị trường để khi cần thay đổi, tiền lương tối thiểu không phụ thuộc vào ngân sách... khi tiền lương tối thiểu của thị trường đã tách ra rồi thì cái "sàn" khống chế của tiền lương tối thiểu không phải là yếu tố quyết định việc trả lương của DN, mà phải phụ thuộc vào sản xuất kinh doanh, năng suất sản xuất, có tính đến quan hệ lao động và phải trên cơ sở thoả thuận đôi bên... "
"Nút" trong hợp đồng lao động theo bài báo là do cả 3 hình thứ hợp đồng: không xác định thời hạn, xác định thời hạn (1-3 năm) và ngắn hại theo thời vụ. Trong khi xu hướng chung của thế giới là hầu hết nền kinh tế thị trường đều áp dụng loại hợp đồng xác định thời hạn: "...vướng nhất là là trong khối DN nhà nước, số lao động cũ chuyển sang HĐLĐ không xác định thời hạn, thực chất vẫn là biên chế suốt đời và khối DN ngoài nhà nước tuy
được linh hoạt hơn về các loại HĐLĐ nhưng thực chất cũng khó sa thải được lao động nào khi có nhu cầu bởi luật vẫn ràng buộc DN bằng các HĐLĐ không xác định thời hạn, như cứ ký HĐLĐ 3 lần là buộc anh phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn với người lao động. Thế là lao động khu vực này cũng bị đóng băng không kém khu vực DN nhà nước, và khi có biến động như giá cả thế giới tăng, phá sản hoặc thay đổi cộng nghệ, DN muốn sa thải, cắt giảm lao động thì không thể được...".
Từ việc phân tích thực trạng, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng đưa ra giải pháp: "Nên hướng là phải làm thế nào để cả người lao động và chủ sử dụng
lao động phải được rất dễ dàng linh hoạt trong việc lý kết HĐLĐ... Tuy nhiên hiện nay có 2 loại tồn tại đang cản trở DN nhà nước cạnh tranh đó là số lao động không đáp ứng yêu cầu nhưng vẫn phải giữ lại và khối cán bộ quản lý DN nhà nước vẫn được coi là công chức nhà nước. Theo chúng tôi, toàn bộ khối quản lý này cũng phải ký HĐLĐ...".
Lưới An sinh xã hội được Tiến sĩ Dũng đưa ra như một giải pháp gỡ nút cho nền kinh tế thị trường: "...để giải quyết rủi ro của cơ chế thị trường, anh phải lập một hệ thống An sinh xã hội, trong đó có một lưới An sinh xã hội đảm bảo phải rất đa dạng về loại hình bảo hiểm xã hội, phải có chính sách về thị trường lao dodọng tích cực và chủ động để đỡ khi người ta thất nghiệp. Nếu cuối cùng mà vẫn tiếp tục lọt thì còn có cái sàn bảo trợ xã hội..."...
Bài viết đã cho một cái nhìn tổng thể về những khó khăn, bất cập và nguy cơ mà doanh nghiệp và lao động Việt Nam có thể gặp phải khi gia nhập WTO, bước vào nền kinh tế thị trường hoàn toàn. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị, giải pháp để gỡ những khó khăn, bất cập đó...
Bên cạnh các thông tin gợi ý cho chính sách An sinh xã hội, thông tin phản hồi chính sách An sinh xã hội đang thực hiện cũng được được đăng tải khá phổ biến, điển hình là trên báo Lao động. Ví dụ, ngày 12/7/2005, báo
đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Trọng An về kết quả sau hơn 1 tháng cả nước thực hiện việc khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi:
Nhiều quy định mới gây phiền hà cho người bệnh
Sau hơn 1 tháng thực hiện việc khám chữa bệnh (KCB) miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã có nhiều quy định mới ban hành gây phiền phức cho người bệnh. Ngoài tấm thẻ, trẻ phải có giấy giới thiệu của cơ sở y tế phường xã mới được về tuyến trên chữa bệnh. Khi vượt tuyến, trái tuyến, tấm thẻ KCB của trẻ sẽ không có ý nghĩa vì người bệnh phải mất tiền như KCB dịch vụ... Trước tình hình này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng An - Phó Vụ trưởng Vụ Trẻ em - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Thưa ông, vì sao lại có quy định khi trẻ đã có thẻ KCB miễn phí mà vẫn phải
có giấy giới thiệu mới được KCB?
- Đây là quy định do ngành y tế tự đề ra. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em không đưa ra quy định này. Ngay trong nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định không hề có quy định nào yêu cầu trẻ KCB miễn phí phải có giấy giới thiệu từ tuyến dưới mới được KCB ở tuyến trên. Ngay trong tấm thẻ KCB cũng đã ghi rõ: "Xuất trình thẻ KCB khi đến KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập; trường hợp cấp cứu mà không mang theo thẻ thì phải xuất trình thẻ cho cơ sở y tế công lập 48 giờ sau khi trẻ em nhập viện...".
Tại các bệnh viện còn đưa ra quy định trẻ có thẻ nhưng vượt tuyến, hoặc trái
tuyến phải trả tiền viện phí. Vậy quy định này có sai hay không?
- Tôi xin nói là trong các văn bản mới ban hành đều không có điều khoản nào quy định như vậy. Tại Điều 18 của nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có ghi: "Cơ
sở y tế công lập có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn và thực hiện việc KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn thì chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Trường hợp cấp cứu, vượt tuyến hoặc trái tuyến thì các cơ sở y tế công lập có trách nhiệm tiếp nhận và cứu chữa kịp thời, khám và điều trị ngoại trú hoặc cho nhập viện tuỳ theo tình trạng bệnh lý...". Các bệnh viện đưa ra quy định như vậy là không đúng với tinh thần của nghị định.
Theo ý kiến của một số bệnh viện, việc thu tiền trái tuyến, vượt tuyến đối với bệnh nhân dưới 6 tuổi nhằm hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, tuyến T.Ư. Thế nhưng, qua hơn 1 tháng thực hiện KCB miễn phí, số trẻ dưới 6 tuổi đến KCB tại các cơ sở y tế rất thấp so với bệnh nhi trên 6 tuổi.
Sở Y tế Hà Nội lại có quy định trẻ sống ở quận, huyện nào thì KCB tại cơ sở y
tế đóng trên địa bàn đó. Nếu như bệnh viện ở nơi đó không có chuyên khoa mà đứa trẻ mắc thì sao?
- Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được thông báo nào của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội về việc phân tuyến này. Việc phân tuyến nhằm mục đích giảm tải, tránh ùn tắc ở bệnh viện tuyến trên nhưng sẽ gây khó khăn cho trẻ nếu không đến đúng bệnh viện có chuyên khoa để chữa bệnh. Theo tôi, việc thực hiện phân tuyến cần mềm dẻo, không quá cứng nhắc. Bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân cần phải biết tình trạng bệnh để điều trị hoặc chuyển viện mà không cần giấy tờ phiền phức để tránh sai sót và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Ông có thể cho biết, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã nhận được những
phản ánh nào từ phía người dân?
- Uỷ ban nhận được rất nhiều ý kiến của người dân về những vướng mắc trong thực hiện KCB miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Đã có bà mẹ viết thư
gửi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phản ánh việc đưa con đến khám bệnh tại Bệnh viện Xanh Pôn đã bị cán bộ y tế từ chối và yêu cầu phải có giấy giới thiệu của trạm y tế phường, dù hôm đó là ngày nghỉ cuối tuần. Khi đưa ra tấm thẻ KCB miễn phí thì người mẹ nhận được câu trả lời: "Thẻ này không có giá trị".
Mong muốn lớn nhất của người dân là không bị phiền hà, đòi hỏi các loại giấy tờ khi KCB và đảm bảo công bằng cho trẻ em. Nhiều người đặt câu hỏi: Trẻ được KCB miễn phí có phải chỉ được sử dụng loại thuốc không tốt, rẻ tiền, Trẻ được chữa bệnh với số tiền tối đa là bao nhiêu, vì hiện nay nhiều bệnh viện từ chối chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nhi bệnh nặng với chi phí lớn...
Ngọc Phương thực hiện
Như vậy, thay vì phóng viên tự viết bài về kết quả của chính sách sau 1 tháng thực hiện trong cuộc sống, tờ báo chọn cách phỏng vấn một cán bộ- chuyên gia y tế về chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Bài báo vì thế đạt tính khách quan cao. Từ các câu trả lời, người đọc có thể nhận thấy những bất cập của chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi (thuộc mảng chính sách trợ giúp xã hội) ở những mặt: giấy tờ thủ tục, phân tuyến khám chữa bệnh, thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu...
Thông tin cảnh báo về chính sách an sinh cũng được sử dụng khá hữu hiệu đối với đồng thời người dân và người hoạch định chính sách.
Trên số báo ra ngày 28/3/2006, báo Lao động và Xã hội đăng bài viết:
"Da giầy Việt Nam trước ngày EU áp dụng thuế bán phá giá(7/4): 90.000 lao động mất việc làm", lời cảnh báo nguy cơ thất nghiệp của lao động trong ngành da giầy của Việt Nam đã được tác giả cho thấy ngay trong tít bài. Tác giả đã liên hệ từ việc EU áp dụng thuế phá giá tăng dần: "...bắt đầu từ ngày
7/4 đến ngày 15/9 mức thuế tạm thời áp dụng đối với giầy mũ da của Việt Nam lần lượt tăng dần là 4,2%, 8,4%, 12,6% và mức cao nhất là 16,8%...".
Với mức tăng này, ngành sản xuất giầy da Việt Nam sẽ bị giảm mạnh đơn đặt hàng, một số doanh nghiệp nước ngoài chuyển sang nước khác đầu tư... từ đó dẫn đến việc công nhân ngành này đã và sẽ bị nghỉ việc hàng loạt. Dẫn lời của ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Da giầy Việt Nam, bài báo đưa ra giải pháp khá mong manh: "...Với các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn, Hiệp hội da giầy sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm thị trường và đơn hàng mới, tuy nhiên Hiệp hội không có khả năng để trợ giúp về tài chính, các doanh nghiệp phải tự thân điều chỉnh và tìm hướng giải quyết khó khăn của mình là chính. Giống như người bị quăng ra giữa biển, muốn sống thì phải tự bơi...".
Bài báo quả là lời cảnh báo thiết thân đối với các doanh nghiệp và người lao động trong ngành sản xuất giầy da Việt Nam. Những thông tin cảnh báo như thế này càng đưa được sớm lên mặt báo, sẽ càng có tác dụng giúp người lao động và doanh nghiệp tự điều chỉnh chiến lược của mình, đồng thời góp ý kiến giúp cơ quan quản lý Nhà nước tìm những hướng điều chỉnh chính sách tối ưu nhất, có lợi cho người lao động, tránh những tác động xấu đến đời sống của họ.
2.2.3. Nhanh chóng đƣa thông tin về các thảm hoạ và tham gia các phong trào xã hội khắc phục hậu quả của thảm hoạ
Trong số các thông tin về An sinh xã hội trên báo chí, thông tin về các hoạt động cứu trợ đột xuất tạo được dư luận nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cả. Đơn giản vì những thông tin khẩn cấp liên quan đến tính mạng và tài sản của con người luôn khơi gợi và lan toả sự quan tâm và đồng cảm của mọi người. Một phần là do thị hiếu người đọc trước những tin tức nóng sốt, nhưng quan trọng hơn là do tính nhân văn trong mỗi con người Việt Nam sẵn sàng được