7. Kết cấu của luận văn
3.3. Khó khăn của báo chí hiện nay trong việc thể hiện thông tin về
ninh thế giới, báo Lao động, Đài Truyền hình Việt Nam...
Sự thật là, khi báo chí đứng ra tổ chức, vận động các phong trào An sinh xã hội, kết quả thu được rất lớn, bởi độ bao phủ thông tin của báo chí rộng khắp và sức lan toả của những bài viết có sức hấp dẫn cao.
Mặc dù đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội hiện nay và trong thời gian tới, báo chí đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.
3.3. Khó khăn của báo chí hiện nay trong việc thể hiện thông tin về An sinh xã hội An sinh xã hội
Báo chí là kênh thông tin quan trọng của mỗi người dân cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời phản ánh ý kiến của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội... Trong suốt quá trình hoạt động của mình, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống An sinh xã hội. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, báo chí còn có những hạn chế nhất định trong việc tuyên truyền các thông tin thuộc lĩnh vực này.
Từ thực tế hoạt động, có thể rút ra một số khó khăn của báo chí trong việc thể hiện thông tin về An sinh xã hội hiện nay như sau:
* Nguồn thông tin về An sinh xã hội chưa có nhiều cho báo chí khai thác
Như trên đã nói, "An sinh xã hội" là thuật ngữ tương đối mới ở Việt Nam, báo chí và nhân dân chưa có thói quen dùng cụm từ này. Việc khai thác
thông tin về An sinh xã hội có thể triển khai theo 2 nguồn chính: trong nước và quốc tế.
Trong nước, các tài liệu về An sinh xã hội còn tương đối ít. Mặt khác, chưa có sự thống nhất chung về nội hàm thuật ngữ cũng như các bộ phận cấu thành nên hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam. Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện dưới sự hợp tác của UNDP vẫn đang trong quá trình xây dựng. Vì thế, nguồn tài liệu An sinh xã hội trong nước đối với báo chí khá hạn hẹp.
Ngược lại, nguồn thông tin về An sinh xã hội trên thế giới lại rất phong phú. Có thể tìm thấy thuật ngữ này được giải thích trên hầu hết các từ điển lớn quốc tế, trên tài liệu nhiều trường đại học và công trình nghiên cứu. Hệ thống An sinh xã hội nhiều nước cũng được đăng tải giới thiệu trên các trang thông tin điện tử (website) như Mỹ, Thụy Điển, Anh...
Tuy nhiên, đối với nguồn tài liệu nước ngoài, hạn chế của phóng viên, biên tập là cần phải biết ngoại ngữ và am hiểu cách dùng thuật ngữ của từng nước (vì thuật ngữ này được sử dụng khác nhau ở các nước). Mặt khác, cách hiểu về hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam cũng có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới.
* Chưa có các tài liệu chuyên ngành báo chí về An sinh xã hội phục vụ cho việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ báo chí
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu báo chí học nào về đào tạo, nâng cao nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực An sinh xã hội được công bố. Các giáo trình, tài liệu cần có gồm: tài liệu về An sinh xã hội, cách viết tác phẩm về đề tài An sinh xã hội...
Những khóa học và tài liệu về An sinh xã hội sẽ giúp các phóng viên tiếp cận với các kiến thức An sinh xã hội quốc tế, tình hình An sinh xã hội hiện nay ở Việt Nam và những chiến lược an sinh trong tương lai.
* Diện tích dành cho lĩnh vực An sinh xã hội trên mặt báo hẹp
Đây là hạn chế do chủ trương của lãnh đạo toà soạn báo. Hạn chế này dẫn đến việc phóng viên không thể đưa nhiều tin, bài về an sinh, do dành diện tích cho các lĩnh vực khác.