7. Kết cấu của luận văn
2.3. Một số số liệu thống kê khảo sát trên 3 tờ báo Lao động và Xã
hội, Lao động, Hà Nội Mới
Khi tiến hành khảo sát các số báo trong hai năm 2005- 2006 của 3 tờ báo Lao động và Xã hội, Lao động, Hà Nội Mới, chúng tôi đã phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê về: tỉ lệ tác phẩm thuộc mỗi nhóm trong số 5 nhóm thông tin: Bảo hiểm, Ưu đãi xã hội, chính sách lao động việc làm, trợ giúp xã hội và phong trào xã hội so với dung lượng nội dung thông tin chung trên mỗi tờ báo; số lượng tác phẩm về An sinh xã hội trên mỗi tờ báo; các thể loại thường dùng để chuyển tải nội dung về An sinh xã hội; vị trí tác phẩm trên tờ báo. Kết quả cụ thể như sau:
* Số lượng tác phẩm về An sinh xã hội
Theo kết quả khảo sát, cả 3 tờ báo đều đăng tải thường xuyên các tác phẩm có nội dung thông tin về An sinh xã hội (xem bảng 1). Trong mỗi số báo, tác phẩm phản ánh thông tin về An sinh xã hội chiếm trung bình từ 6- 21% tổng số tác phẩm.
Xét về cơ cấu thông tin, thông tin về An sinh xã hội vừa thuộc lĩnh vực xã hội, vừa thuộc lĩnh vực đời sống dân sinh. Đây là hai mảng thông tin chiếm dung lượng lớn trên cả 3 tờ báo. So với cơ cấu như trên, số lượng tác
phẩm có đề tài về An sinh xã hội tuy xuất hiện tương đối đều đặn, song chưa nhiều. Trừ tờ Lao động và Xã hội có số tác phẩm về đề tài An sinh xã hội chiếm 1/4 dung lượng tờ báo, hai tờ còn lại chỉ dành khoảng 1/16 diện tích cho các tác phẩm có đề tài này.
Bảng 1: Số lƣợng tác phẩm An sinh xã hội trên mỗi số báo
Chú thích: (1)= Tổng số tác phẩm An sinh xã hội (đơn vị tính: %) Báo Số tác phẩm/ số Trung bình (1)/số (1)/ số tác phẩm/ số Số tin/(1) Số bài/(1) LĐ& XH 46 10 21% 49% 51% LĐ 100 6 6% 86% 14% HNM 73 5,1 7% 68% 32%
* Vị trí tác phẩm về đề tài An sinh xã hội trên mặt báo:
An sinh xã hội thuộc mảng xã hội, vì thế, thông tin về An sinh xã hội trên các trang báo thường được đặt trong trang, chuyên mục xã hội. Cả 3 tờ báo đều không có chuyên mục An sinh xã hội
Trên báo Lao động và Xã hội, tác phẩm có nội dung về An sinh xã hội được rải đều trên hầu hết các trang. Nhiều nhất trong trang Lao động Việc làm (trang 4-5), Đời sống xã hội (trang 6), Chính sách và cuộc sống (trang 8), chuyên mục Giải đáp chính sách (trang 10).
Báo Lao động đăng tải thông tin có liên quan đến An sinh xã hội tại trang 1, mục Tin mới nhận; trang 2: Công đoàn & Người Lao động,; trang 3:
Thời sự- Đời sống. Tờ báo duy trì chuyên mục Quỹ Tấm lòng vàng trên trang 1 hoạc trang 2 (không thường kỳ), phản ánh về phong trào xã hội giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn. Báo cũng có chuyên mục Tuyển dụng (tìm việc, giới thiệu việc làm) trên Trang Thông tin Hà Nội.
Báo Hà Nội Mới đăng tải thông tin về An sinh xã hội trên trang Kinh tế- Xã hội hoặc chuyên trang Xã hội- Từ thiện. Tại chuyên trang Xã hội- Từ thiện, thông tin về An sinh xã hội khá đậm đặc, tuy nhiên lại thiên về lĩnh vực trợ giúp xã hội và phong trào xã hội, ít khi đề cập đến các thành phần còn lại của An sinh xã hội.
Đặc biệt, lượng tác phẩm viết trực tiếp về An sinh xã hội có rất ít trên cả 3 tờ báo. Nhiều nhất là tờ Lao động Xã hội, có khoảng 30 tin, bài có giải thích hoặc đề cập đến hệ thống An sinh xã hội trong nước và các bài học kinh nghiệm về hệ thống an sinh ở các nước trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006. Trong khi đó, trên báo Hà Nội Mới và báo Lao động, cụm từ An sinh xã hội chỉ xuất hiện khoảng 3-4 lần.
*Tỉ lệ các nhóm thông tin về An sinh xã hội trên báo:
Theo cách phân 5 nhóm thông tin về An sinh xã hội như trên, so với tổng số thông tin trên mỗi tờ báo, nhóm thông tin Bảo hiểm, Ưu đãi xã hội và Chính sách lao động việc làm trên báo Lao động và Xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm cùng loại trên hai tờ còn lại (14%, 36% và 29% so với 6%, 17%, 6% trên báo Lao động và 10%, 13%, 16% trên báo Hà Nội Mới). Trong khi đó, báo Hà Nội Mới ưu tiên nhiều nhất cho nhóm Phong trào xã hội (23% so với 22% trên báo Lao động và 18% trên báo Lao động và Xã hội). Nhóm thông tin về Trợ giúp xã hội lại chiếm ưu thế trên báo Lao động (49% so với 21% trên báo Lao động và Xã hội và 38% trên báo Hà Nội Mới).
Số liệu khảo sát cũng cho thấy, mức độ chênh lệch thông tin giữa các nhóm lớn nhất trên báo Lao động (giữa nhóm ít nhất và nhóm nhiều nhất là 8 lần). Độ chênh lệch trên ít nhất ở báo Lao động và xã hội 2,5 lần.
Bảng 2: Thông tin về 5 nhóm của An sinh xã hội (đơn vị tính: %) Nhóm/ Báo Lao động và
Xã hội
Lao động Hà Nội Mới
Bảo hiểm 14% 6% 10%
Trợ giúp xã hội 21% 49% 38%
Ƣu đãi xã hội 36% 17% 13%
Chính sách lao động xã hội 29% 6% 16% Phong trào xã hội 18% 22% 23%
* Thể loại thường dùng để chuyển tải thông tin về An sinh xã hội: Về các tác phẩm thể hiện thông tin về An sinh xã hội, tin là thể loại chiếm số lượng ưu thế. Báo Lao động dành 86% số tác phẩm An sinh xã hội cho thể loại tin thông tấn, chỉ có 14% số tác phẩm là bài viết (các thể loại khác). 68% số tác phẩm về đề tài An sinh xã hội trên báo Hà Nội Mới là tin, 32% là các thể loại khác. Riêng trên báo Lao động và Xã hội, tỉ lệ tin, bài chứa nội dung An sinh xã hội tương đương nhau: 49% và 51%. (Hình 1)
Các bài viết về An sinh xã hội trên các báo không linh hoạt trong việc ứng dụng các thể loại báo chí khác nhau. Nhóm thể loại thông tấn được sử dụng nhiều nhất. Ngoài tin, các tờ báo dùng chủ yếu các tác phẩm phản ánh, tường thuật, phỏng vấn để chuyển tải thông tin An sinh xã hội. Nhóm chính luận nghệ thuật được dùng ít nhất. Riêng trên báo Lao động và Xã hội, thể
loại phóng sự được dùng nhiều cho các thông tin thuộc nhóm "trợ giúp xã hội" (Xem mục 3.3, Chương I).
* Nhận xét
Tính thời sự của thông tin về An sinh xã hội trên 3 tờ báo khá cao, đặc biệt đối với thông tin về cứu trợ đột xuất. Riêng với các thông tin về chính sách (lao động, bảo hiểm, tiền lương tối thiểu...), báo Lao động và Xã hội đưa sâu, nhanh và đều hơn hai tờ còn lại.
Tính định hướng của thông tin về An sinh xã hội chưa cao, một phần do chưa có những loạt bài sâu và bao quát về cả hệ thống an sinh tại Việt Nam hiện nay. Phần lớn các tin, bài chỉ có tính chất phản ánh, hoặc kêu gọi sự
CÁC THỂ LOẠI THƯỜNG DÙNG Tin, 50% Phản ánh 23% phỏng vấn43% Phóng sự Điều tra 36% Ghi chép 10% Tường thuật 3% Ký sự 6% Bút ký 13% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
ủng hộ, giúp đỡ của mọi người. Chưa có những bài mang tầm vĩ mô, định hướng dư luận chung về hệ thống An sinh xã hội.
Thông tin về An sinh xã hội chưa phong phú, cũng do những lý do như trên. Ngoài ra, còn do việc sử dụng các thể loại chưa linh hoạt, chưa áp dụng nhiều tác phẩm khác nhau để thể hiện thông tin về An sinh xã hội.
Ngôn ngữ tác phẩm phần lớn là ngôn ngữ hành chính, thông tấn. Tuy nhiên, trong các bài về trợ giúp xã hội (rõ rệt nhất là những bài về cứu trợ đột xuất), ngôn ngữ nghệ thuật chiếm ưu thế. Đây cũng là một kinh nghiệm để áp dụng loại hình ngôn ngữ này cho những nhóm khác trong thông tin về An sinh xã hội.
Ngay cả đối với báo Lao động và Xã hội- tờ báo có thông tin về An sinh xã hội phong phú nhất, thì việc sử dụng các thể loại và ngôn ngữ cũng chưa hấp dẫn.
Nhìn chung, thông tin về An sinh xã hội trên 3 tờ báo chưa đạt yêu cầu là tăng hiểu biết của công chúng về lĩnh vực An sinh xã hội, là cầu nối thông tin giữa những nhóm, những đối tượng thi hành và thụ hưởng các chính sách An sinh xã hội và góp phần phát triển mạng lưới này ở Việt Nam.
Về thời gian thông tin, số lượng và nội dung thông tin về An sinh xã hội có sự thay đổi rõ rệt theo các tháng trong năm. Lượng tin, bài về An sinh xã hội nhiều hơn trong các tháng giáp Tết Âm lịch (thường là tháng 12, 1, 2 dương lịch), tháng 6, 7, 8, 9 là các tháng hay xảy ra thiên tai, bão lụt, đặc biệt tháng 7 còn là tháng kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (thông tin Ưu đãi xã hội đậm đặc).
Hình thức thông tin chưa hấp dẫn bạn đọc. Cả 3 tờ chưa bố trí chuyên trang hoặc chuyên mục An sinh xã hội mà chỉ có các chuyên mục về một số nhóm thành phần trong hệ thống. Bố cục các tác phẩm chưa hấp dẫn, chưa sử dụng nhiều ý kiến chuyên gia về vấn đề này. Đặc biệt, trên tờ Lao động và Xã
hội- tờ báo dành nhiều dung lượng cho nội dung về An sinh xã hội nhất, thì sự hấp dẫn của hình thức tin, bài còn thấp do lượng chữ nhiều, hình ảnh ít, cách đặt tít dài dòng và thiếu gợi mở.
Thông tin trên 3 tờ báo về An sinh xã hội chưa có sức bao quát, chưa cân bằng giữa 5 nhóm trong hệ thống. Các tờ báo cũng thiếu tính dự báo, định hướng về sự phát triển của mạng lưới An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
2.4. Dƣ luận xã hội đối với các thông tin về An sinh xã hội trên báo chí
Dư luận xã hội phản ánh tác động của các thông tin về An sinh xã hội được đăng tải trên báo chí. Thông tin có hiệu quả là thông tin nhận được phản hồi của công chúng báo chí, hoặc từ các cơ quan có thẩm quyền. Hiệu quả cao nhất của thông tin là làm chuyển biến về hành động của đối tượng tiếp nhận báo chí (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức, cộng đồng, nhà nước...).
Trong những năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn hội nhập kinh tế- quốc tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay, điều tra dư luận xã hội là phần quan trọng không thể thiếu trong việc hoạch định bất kỳ chính sách nào, đặc biệt là chính sách An sinh xã hội. Đồng thời, qua việc tạo dư luận và định hướng dư luận, báo chí góp phần đưa An sinh xã hội trở thành công việc của toàn dân, tức là xã hội hoá công tác đảm bảo an toàn cuộc sống cho mỗi người dân. Qua đó, báo chí đã góp phần ổn định tình hình xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế cho nhân dân và toàn xã hội.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã tổ chức điều tra xã hội học trong 500 độc giả báo chí thuộc lứa tuổi từ 25- 60 tuổi (độ tuổi lao động) (số phiếu phát ra: 500 phiếu, số phiếu thu về: 500 phiếu).
Kết quả thu được như sau:
- 70% quan tâm tới các thông tin An sinh xã hội.
- 66% độc giả biết tới ý nghĩa hệ thống An sinh xã hội qua báo chí. - 10% chưa biết cụm từ "An sinh xã hội".
- Trong số các nhóm thông tin về An sinh xã hội, 73% số người được hỏi quan tâm tới thông tin về trợ giúp xã hội; 66% chú ý đến các thông tin về chính sách lao động, xã hội (hỗ trợ việc làm, dạy nghề) của Nhà nước; 53% ưa thích thông tin về bảo hiểm xã hội; 43% muốn đọc thông tin về các phong trào xã hội; 40% quan tâm tới thông tin về ưu đãi xã hội.
- 63% độc giả cho rằng thông tin về An sinh xã hội giúp ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước về An sinh xã hội; 46% lựa chọn đáp án "giúp ích cho bản thân"; 40% đồng ý thông tin này có ích trong việc giáo dục lối sống lành mạnh và 19% khẳng định tác dụng của thông tin là nâng cao truyền thồng.
- 56% người đọc đánh giá tần suất xuất hiện các thông tin về An sinh xã hội ở mức bình thường.
- 70% cho rằng tính thời sự của thông tin về An sinh xã hội bình thường.
- 76% độc giả nhận xét chất lượng thông tin ở mức bình thường.
- Thể loại tác phẩm thể hiện thông tin về An sinh xã hội được ưa thích nhất là phóng sự (56% độc giả lựa chọn), tiếp theo là tin (50%), phỏng vấn (43%), điều tra (36%).
* Nhận xét:
Khảo sát ý kiến độc giả cho thấy, các thông tin về lĩnh vực An sinh xã hội hiện nay mới chỉ ở mức trung bình về cả số lượng, tính thời sự, độ hấp dẫn, tính định hướng và sự hấp dẫn với độc giả.
Báo chí chưa có những bài viết sâu nhằm hướng dẫn, lý giải cho người đọc hiểu về mạng lưới An sinh xã hội. Điều này thể hiện ở số liệu: có tới 10%
độc giả chưa bao giờ nghe nói đến cụm từ "An sinh xã hội". Đây là một hạn chế, bởi An sinh xã hội là thuật ngữ quốc tế, hiểu biết ý nghĩa cụm từ này sẽ giúp người dân có thái độ ứng xử tốt hơn khi đất nước hội nhập quốc tế. Mặt khác, An sinh xã hội là một hệ thống những quyền lợi có liên quan trực tiếp đến cuộc sống mỗi người dân.
Việc đưa thông tin hiện nay mới mang tính thời vụ. Nghĩa là khi có sự kiện, hoặc thời gian cao điểm, các báo mới đăng tải thông tin về An sinh xã hội một cách tương đối hệ thống và dầy đặc. Điều này hạn chế tác dụng của báo chí và gây thiệt thòi cho công chúng, bởi những thông tin về An sinh xã hội thay đổi từng ngày theo sự thay đổi của đời sống xã hội- chính trị trong nước và quốc tế.
Các thể loại thể hiện thông tin về An sinh xã hội tương đối nghèo nàn, chưa có sự tìm tòi đổi mới về hình thức thể hiện lẫn thể loại tác phẩm báo chí. Thông tấn là nhóm tác phẩm được sử dụng nhiều nhất, ít hình ảnh minh hoạ, số liệu chưa sâu và tổng quát... là những đặc điểm gây nhàm chán cho người đọc khi tiếp nhận những thông tin này. Bên cạnh đó, báo chí trong nước cũng chưa khai thác những bài viết về hệ thống An sinh xã hội các nước khác để làm ví dụ và kinh nghiệm cho công chúng trong nước.
Những hạn chế về thông tin về An sinh xã hội trên báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng báo chí cũng như đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đã gia nhập WTO như hiện nay. Bởi lẽ, khi nền kinh tế càng phát triển trong một cộng đồng đa biên, tự do hoá thương mại, thì các vấn đề An sinh xã hội càng nóng bỏng.
Tiểu kết Chƣơng II:
Nhìn chung, báo chí thời gian qua đã rất tích cực truyền tải các thông tin về An sinh xã hội. Thông qua báo chí, những thông tin thuộc lĩnh vực An sinh xã hội đã nhanh chóng đến được với công chúng, có tác dụng tích cực trong việc ổn định và phát triển đời sống nhân dân. Đồng thời, qua báo chí, những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách nắm được tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân về hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, báo chí vẫn còn những hạn chế nhất định về cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin về An sinh xã hội. Đây là hiện thực khách quan,