Đặc điểm An sinh xã hội ở Việt Nam trong các thời kỳ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề an sinh xã hội (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.1.Đặc điểm An sinh xã hội ở Việt Nam trong các thời kỳ

Như trên đã nói, An sinh xã hội ở Việt Nam có những ý tưởng cơ bản từ thời phong kiến.

Trong suốt gần 1 thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, An sinh xã hội ở Việt Nam gần như ở mức con số không. Thời kỳ này, chính quyền Pháp thuộc mở một số cơ sở "làm phúc" như bệnh viện, trại tế bần thực chất chỉ là hình thức và ít cơ sở hoạt động thực chất, mặt khác, con số các cơ sở như thế cũng rất ít. Ngược lại, chính quyền thực dân áp dụng hàng loạt các biện pháp bóc lột nhân dân về kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội… Ví dụ như chúng đánh sưu thuế rất nhiều loại và cao, bán rượu, thuốc phiện tràn lan trong khi cấm dân sản xuất rượu, mở nhà tù nhiều hơn trường học, báo chí và các ấn phẩm chính thống bằng tiếng Pháp… Đời sống nhân dân thời kỳ này bị lâm vào cảnh "bần cùng hoá" như một số tác phẩm văn học hiện thực kiệt tác hồi đó đã phản ánh. Tất nhiên, xã hội thời thuộc Pháp không có mạng lưới An sinh xã hội cũng như các hình thức của An sinh xã hội(bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp…).

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập(3/2/1930), cương lĩnh đầu tiên Đảng xây dựng đã nêu ý tưởng phải đưa đất nước thành một Nhà nước công nông, ở đó người lao động được chăm sóc, giúp đỡ thông qua các tổ hội ái hữu, các chính sách bảo hiểm cũng đã được đề cập đến.

Sau thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa(9/1945). Ngay trong những năm đầu giành chính quyền, nhà nước ta đã ban hành các hình thức cơ bản về bảo hiểm xã

hội, trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội và đưa vào thực thi. An sinh xã hội từ năm 1945-1954 đã được xây dựng và quan tâm mạnh mẽ ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có ảnh hưởng tích cực đến công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ 2 cuộc chiến tranh chống Pháp(1946-1954) và chống Mỹ(1954-1975), tuy nền kinh tế đất nước gặp khó khăn, sức người sức của tập trung dồn cho tiền tuyến, nhưng Nhà nước vẫn ban hành nhiều chính sách, chủ trương đảm bảo an sinh cho nhân dân. Các phong trào như "Hũ gạo cứu đói", chính sách và phong trào chăm sóc gia đình thương binh tử sĩ… đã mang đến cho người dân một cuộc sống tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng ấm áp nghĩa tình cộng đồng, làng mạc. Đồng thời, Nhà nước kiên quyết giữ ghìn an ninh, trật tự xã hội, cải tạo các đối tượng tệ nạn xã hội. Các cơ sở An sinh xã hội của chính quyền được dùng để cũ phục vụ việc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người khuyết tật, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng…

Thời kỳ này, đại bộ phận công nhân viên chức đều có bảo hiểm xã hội, hưởng các chính sách bảo hiểm khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, những năm 1960-1970, hệ thống hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng ở tất cả các địa phương, giúp đỡ người nông dân khi ốm đau, mất mùa…

Từ năm 1975 đến nay, đặc biệt bước vào thời kỳ đổi mới, An sinh xã hội càng được chú trọng. Thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, bên cạnh việc tổ chức thực hiện An sinh xã hội, các hoạt động đó cũng đã dần được thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật An sinh xã hội, tạo khung pháp lý để mọi người dân, đặc biệt là đối tượng yếu thế, thiệt thòi, dễ bị tổn thương được bảo vệ, chăm sóc. Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta cũng kêu gọi sự đóng góp của

toàn dân, các tổ chức xã hội, kinh tế... trong và ngoài nước tham gia vào việc giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách theo tinh thần xã hội hoá.

Có thể sơ lược sự khác nhau về thiết chế và đặc điểm của An sinh xã hội ở Việt Nam qua 3 thời kỳ:

* An sinh xã hội cổ truyền:

Thiết chế: gia đình, họ hàng, cộng đồng(làng xóm, tổ chức tôn giáo…), phường hội, Nhà nước.

Đặc điểm: Gia đình, họ hàng, làng xã đóng vai trò chủ chốt. Nhà nước đưa ra khuôn khổ luật pháp điều chỉnh An sinh xã hội ở cộng đồng làng, xã.

* An sinh xã hội trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và những năm trước Đổi mới (1986):

Thiết chế: Nhà nước, cơ quan/xí nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, đoàn thể quần chúng, cộng đồng, gia đình, tổ chức quốc tế.

Đặc điểm: Kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. An sinh xã hội thực hiện toàn dân thông qua việc gắn với hệ thống phúc lợi xã hội khu vực Nhà nước và tập thể. Phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trong khu vực Nhà nước và hệ thống bảo đảm xã hội cho khu vực tập thể, đặc biệt ở nông thôn. Vai trò của Nhà nước đối với kế hoạch hoá và quản lý đối với An sinh xã hội được đặt lên hàng đầu.

* An sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa:

Thiết chế: Nhà nước, các tổ chức kinh doanh, đơn vị, cơ quan Nhà nước và ngoài Nhà nước, đoàn thể quần chúng, gia đình- họ hàng, cộng đồng, xã hội dân sự, cá nhân, các tổ chức quốc tế.

Đặc điểm: An sinh xã hội được xã hội hoá sâu rộng. Nhà nước đóng vai trò nòng cốt ban hành hệ thống pháp luật, đồng thời thu hút và phát huy sự tham gia đóng góp của mọi thành phần, lĩnh vực vào các hoạt động an sinh xã

hội. Sự đóng góp của khu vực tư nhân được thừa nhận và khuyến khích. Trách nhiệm của hộ gia đình và chính quyền địa phương được tăng cường. Mở rộng trợ giúp xã hội và bảo hiểm xã hội toàn dân cho mọi khu vực xã hội. Nhà nước cũng tôn trọng sự tự chủ kinh tế và hành chính của các tổ chức bảo hiểm xã hội. Mở rộng các hình thức bảo hiểm thương mại. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ hợp tác và đóng góp của quốc tế.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề an sinh xã hội (Trang 29)