Bài viết "Cải cách thể chế quản lí kinh tế và tăng cƣờng quyền tự chủ của doanh nghiệp" của Mã Hồng gửi đến cuộc Hội thảo học thuật kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nƣớc CHND Trung Hoa do giới học giả Bắc

Một phần của tài liệu Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 81)

- Tốn thời gian khi quỹ đầu tƣ bên ngoài tham gia

2Bài viết "Cải cách thể chế quản lí kinh tế và tăng cƣờng quyền tự chủ của doanh nghiệp" của Mã Hồng gửi đến cuộc Hội thảo học thuật kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nƣớc CHND Trung Hoa do giới học giả Bắc

đến cuộc Hội thảo học thuật kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nƣớc CHND Trung Hoa do giới học giả Bắc Kinh tổ chức. Trích từ "Mã Hồng tập", NXB KHXH Trung Quốc, Bắc Kinh, 2000, tr 228 - 245.

của doanh nghiệp nằm trong tay của công nhân viên chức", thực hiện kinh doanh độc lập, hạch toán độc lập1. Đổng Phụ Nhƣng thì cho rằng tăng cƣờng quyền tự chủ của doanh nghiệp sẽ làm thay đổi "hình thức chế độ sở hữu nhà nƣớc của chế độ sở hữu toàn dân", các đơn vị kinh tế thuộc chế độ sở hữu toàn dân "cần có tính độc lập dƣới sự lãnh đạo thống nhất, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nghiêm minh mang tính độc lập toàn diện", "ngƣời lao động trong các tổ chức kinh tế có quyền kết hợp những suy tính về lợi ích của bản thân với đơn vị mình để tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh với điều kiện duy trì và tăng cƣờng lợi ích chung của toàn thể ngƣời lao động trong đơn vị và nằm dƣới sự chỉ đạo của kế hoạch thống nhất"2.

Trong bầu không khí lý luận và kinh tế đó, tầng lớp lãnh đạo, những ngƣời có quyền ra những quyết sách quan trọng cũng có những động thái nhất định. Tại "Hội nghị thảo luận" và "Hội nghị kế hoạch" công tác ktdo Quốc vụ viện tổ chức vào tháng 7 - tháng 9 năm 1978 đã cho in ấn và phát cho các đại biểu các tài liệu văn kiện về kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh của các nƣớc Nam Tƣ, Rumani. Phó Thủ tƣớng Lý Tiên Niệm (1909 - 1992) trong bản báo cáo tổng kết đã nói "Một sai sót nghiêm trọng của cải cách thể chế kinh tế trong hơn 20 năm qua là dồn sức vào sự phân chia và chuyển dịch quyền lực hành chính, từ đó dẫn đến cái vòng luẩn quẩn "buông - thu - thu - buông". Trong cải cách từ nay về sau, nhất định phải tạo cho doanh nghiệp có đƣợc địa vị độc lập cần có, khiến cho các doanh nghiệp này thực hiện chế độ hạch toán kinh tế một cách tự động chứ không phải bị động, nâng cao hiệu quả kinh tế tổng hợp"1.

Quan điểm này của Lý Tiên Niệm cũng đƣợc thể hiện trong Quyết định mà Hội nghị toàn quốc trung ƣơng 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc họp

1 Tƣởng Nhất Vĩ (1979): "Doanh nghiệp bản vị luận", trich từ T/c "Khoa học xã hội Trung Quốc", số 1 năm 1980. 1980.

2 Đổng Phụ Nhƣng (1979): "Về vấn đề hình thức chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc", trích từ T/c "Nghiên cứu kinh tế", số 1 năm 1979. "Nghiên cứu kinh tế", số 1 năm 1979.

tháng 12 năm 1978 ban hành. Bản "Công báo" của Hội nghị khi bàn về cải cách kinh tế đã trở lại với một vấn đề mà Mao Trạch Đông đã nêu ra trong bài "Bàn về 10 quan hệ lớn", đó là chỉ ra rằng "khuyết điểm nghiêm trọng của thể chế kinh tế cũ là quyền lực quá tập trung", "cần phải mạnh dạn chuyển giao quyền lực theo chỉ đạo, để địa phƣơng và các doanh nghiệp công nông nghiệp - dƣới sự chỉ đạo thống nhất của nhà nƣớc - có quyền tự chủ quản lí kinh doanh lớn hơn nữa", nhằm "phát huy đầy đủ tính chủ động, tính tích cực, tính sáng tạo của các bộ ngành trung ƣơng, của địa phƣơng, doanh nghiệp và ngƣời lao động; làm cho các bộ phận, các khâu của kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ"2.

Chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng trên, Tứ Xuyên bắt đầu tiến hành cải cách theo hƣớng "tăng cƣờng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp". Tháng 10 năm 1978, tỉnh Tứ Xuyên chọn 6 xí nghiệp quốc doanh tiến hành thí điểm tăng cƣờng quyền tự chủ, đợt thí điểm này đạt đƣợc những thành tựu rõ rệt. Tiếp đó, tỉnh Tứ Xuyên lại mở rộng diện thí điểm ra 100 doanh nghiệp. Tháng 7 năm 1979, Quốc vụ viện ban hành một loạt văn bản nhƣ: "Một số quy định về mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp", "Quy định tạm thời về việc bắt đầu trƣng thu thuế tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp nhà nƣớc", "Quy định tạm thời về việc các doanh nghiệp công nghiệp nhà nƣớc thực hiện vay tín dụng toàn bộ mức vốn lƣu động", yêu cầu các địa phƣơng, các bộ ngành lựa chọn một số doanh nghiệp để thí điểm tăng cƣờng quyền tự chủ theo quy định của các văn bản này. Đến cuối năm 1979, số doanh nghiệp thí điểm cải cách trong cả nƣớc đạt 4.200 doanh nghiệp, đến năm 1980 tăng lên 6.600, giá trị sản lƣợng của số doanh nghiệp thí điểm này chiếm 60% tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp trong dự toán nhà nƣớc, mức lợi nhuận chiếm 70% tổng lợi nhuận của toàn bộ các doanh nghiệp

2 "Công báo Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khoá XI trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc" (22/12/1978), trích từ Phòng nghiên cứu Văn kiện trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc: "Tuyển tập các bài viết quan trọng từ từ Phòng nghiên cứu Văn kiện trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc: "Tuyển tập các bài viết quan trọng từ Hội nghị trung ƣơng 3 khoá XI đến nay", NXB nhân dân, Bắc Kinh, 1982.

công nghiệp. Chỉ trong vài tháng, biện pháp "tăng cƣờng quyền tự chủ doanh nghiệp" rõ ràng đã phát huy đƣợc tính tích cực của công nhân viên chức trong sản xuất kinh doanh. Nhƣng cũng giống nhƣ "Cải cách Kosygin" của Liên Xô năm 1965, hạn chế của biện pháp này cũng nhanh chóng bộc lộ.

Trong thể chế mới này, một số doanh nghiệp có quyền tự chủ nhất định nhƣng lại không nằm trong vòng ƣớc thúc của sự cạnh tranh công bằng của thị trƣờng, cũng không nằm trong sự định hƣớng của một hệ thống giá cả phản ánh mức độ khan hiếm của hàng hoá. Do vậy, "tính tích cực" đƣợc phát huy không nhất thiết đã có lợi cho việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Thêm vào đó, do thời điểm này yêu cầu về phát triển công nghiệp quá cao, quá gấp gáp, áp lực tăng đầu tƣ rất lớn nên dẫn đến hiện tƣợng không thể khống chế đƣợc tổng cầu, thâm hụt tài chính trầm trọng, nền kinh tế rơi vào hỗn loạn.

Đồng thời với đợt cải cách này, cải cách khu vực kinh tế phi quốc hữu và bộ phận ngoài kế hoạch cũng dần trở thành hƣớng cải cách chủ đạo.

Trƣớc thực trạng nền kinh tế xuất hiện sự hỗn loạn, cải cách DNNN tiến triển khó khăn, đầu thập niên 1980s, trong giới lãnh đạo công tác kinh tế và các nhà kinh tế học xuất hiện một cuộc luận chiến mới xoay quanh chủ đề kinh tế kế hoạch và điều tiết thị trƣờng. Cuộc luận chiến này gồm hai dòng quan điểm chính:

Một dạng quan điểm chủ trƣơng cải cách phải tiến hành "theo hƣớng kế hoạch", cải cách chỉ nhằm cải thiện thể chế kế hoạch đang chiếm vị trí chủ đạo. Những thất bại của biện pháp "tăng cƣờng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp" càng làm tăng vị thế của các nhà chính trị và kinh tế theo đƣờng lối "lấy kinh tế kế hoạch làm chủ". Họ cho rằng những khó khăn hiện thời là do quá nhấn mạnh tác dụng của thị trƣờng và tiền tệ, đề nghị phải chuyển từ đƣờng lối cải cách theo hƣớng thị trƣờng sang hoàn thiện kế hoạch và siết chặt kỷ luật kế hoạch.

Các nhà kinh tế học của phái cải cách phản đối quan điểm trên. Họ chỉ ra rằng sở dĩ xuất hiện khó khăn không phải là do tiến hành cải cách theo hƣớng thị trƣờng mà là do phƣơng pháp cải cách chƣa phù hợp. Thực ra bản thân những nhà kinh tế theo trƣờng phái này đã sớm nhận ra những hạn chế, căn bệnh của biện pháp "mở rộng quyền, nhƣợng lợi" và của biện pháp cải cách chỉ áp dụng cơ chế thị trƣờng trong một phạm vi hẹp. Năm 1980, ngƣời lãnh đạo Văn phòng cải cách thể chế Quốc vụ viện là Tiết Mộ Kiều cũng đã nêu rõ tính hạn chế của cải cách "mở rộng quyền nhƣợng lợi", đề nghị đặt trọng tâm của cải cách vào "cải cách thể chế quản lí vật giá" và "cải cách kênh lƣu thông hàng hoá", từng bƣớc xoá bỏ chế độ định giá hành chính, xây dựng thị trƣờng hàng hoá và thị trƣờng tiền tệ. Thực chất quan điểm của Tiết Mộ Kiều là xây dựng một hệ thống kinh tế dựa trên cơ sở thị trƣờng1.

Trong cuộc luận chiến lúc bấy giờ, các nhà chính trị và kinh tế chủ trƣơng "kinh tế kế hoạch là chủ" chiếm ƣu thế rõ rệt, do đó dẫn đến sự phủ định về mặt chính trị quan điểm "kinh tế xã hội chủ nghĩa là kinh tế hàng hoá", đồng thời trong các văn bản do chính phủ ban hành cũng khẳng định phƣơng châm "kinh tế kế hoạch là chủ, điều tiết thị trƣờng là phụ"2. Trong bối cảnh đó, cải cách DNNN rơi vào tình trạng mất phƣơng hƣớng. Mặc dù, thí điểm "khoán" vãn đƣợc tiến hành đối với một số doanh nghiệp công thƣơng nghiệp nhƣ Công ty gang thép Thủ đô3 nhƣng không mấy ai nhắc đến vấn đề thực

1 Tiết Mộ Kiều: "Một số ý kiến về cải cách thể chế kinh tế (6/1980)" và "Điều chỉnh vật giá và cải cách thể chế quản lí vật giá (7/1980)", xem Tiết Mộ Kiều: "Bàn về cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc", NXB Nhân chế quản lí vật giá (7/1980)", xem Tiết Mộ Kiều: "Bàn về cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc", NXB Nhân dân Thiên Tân, Thiên Tân, 1980, tr 211 - 218, 325 - 340.

2 Xem thêm bài phỏng vấn của tạp chí "Bách niên triều" với Ngô Kính Liên: "Cuộc tranh luận về kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trƣờng", T/c "Bách niên triều" số 2 năm 1998, tr 1- 10. Trong tình hình lúc bấy giờ, trong hoạch và kinh tế thị trƣờng", T/c "Bách niên triều" số 2 năm 1998, tr 1- 10. Trong tình hình lúc bấy giờ, trong bản báo cáo chính trị đọc tại Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang cũng buộc phải thay mặt Uỷ ban trung ƣơng Đảng khẳng định: "Quán triệt nguyên tắc kinh tế kế hoạch là chủ, điều tiết thị trƣờng là phụ, là một vấn đề căn bản của cải cách thể chế kinh tế". Năm 1993, khi "Văn tuyển Đặng Tiểu Bình (1975 - 1982)" xuất bản cũng đã sửa đổi quan điểm "kết hợp điều tiết bằng kế hoạch với điều tiết bằng thị trƣờng" vốn trƣớc đây đƣợc nêu trong bài nói chuyện "Về tình hình và nhiệm vụ hiện nay" thành "dƣới sự chỉ đạo của kinh tế kế hoạch, phát huy tác dụng hỗ trợ của điều tiết thị trƣờng". Đến năm 1994 khi Đặng Tiểu Bình tự mình đọc duyệt "Văn tuyển Đặng Tiểu Bình" mới sửa đổi lại nhƣ trƣớc.

Một phần của tài liệu Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 81)