0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Theo lí thuyết thay đổi thể chế (Theory of Institutional Change) thì sự thay đổi thể chế, chế độ theo cách thức này sẽ tiến hành theo trình tự từ cơ sở cơ tầng ngƣợc lên trên, cuối cùng đƣợc hợp thức hóa và hoàn tất

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM CẢI CÁCH KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ (Trang 75 -75 )

- Tốn thời gian khi quỹ đầu tƣ bên ngoài tham gia

4 Theo lí thuyết thay đổi thể chế (Theory of Institutional Change) thì sự thay đổi thể chế, chế độ theo cách thức này sẽ tiến hành theo trình tự từ cơ sở cơ tầng ngƣợc lên trên, cuối cùng đƣợc hợp thức hóa và hoàn tất

thức này sẽ tiến hành theo trình tự từ cơ sở cơ tầng ngƣợc lên trên, cuối cùng đƣợc hợp thức hóa và hoàn tất bằng sự thừa nhận thông qua trình tự lập lý.

về tỷ giá (song song tồn tại tỷ giá quy đổi ngoại tệ của nhà nƣớc quy định và của thị trƣờng), đồng thời để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu kiếm ngoại tệ, Trung Quốc đã vận dụng chế độ giữ lại ngoại tệ nộp lên trên.

Năm 1994, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những biện pháp mạnh mẽ nhằm cải cách thể chế quản lí ngoại tệ. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1994, sẽ áp dụng chế độ ngân hàng kết tập và bán ngoại tệ đối với các khoản thu chi ngoại tệ thuộc về nghiệp vụ kinh doanh thông thƣờng của các doanh nghiệp/đơn vị trong nƣớc. Đối với các khoản thu nhập bằng ngoại tệ của doanh nghiệp nằm trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc thì trừ số ngoại tệ mà nhà nƣớc quy định đƣợc phép giữ lại ra số còn lại đều phải kịp thời (đƣa về trong nƣớc để) bán lại cho ngân hàng theo tỷ giá quy đổi của thị trƣờng. Xoá bỏ kế hoạch và chế độ thẩm tra đối với các khoản chi bằng ngoại tệ, các doanh nghiệp trên phạm vi lãnh thổ Trung Quốc có thể dựa vào các chi phiếu thƣơng mại (có hiệu lực) hoặc giấy phép nhập khẩu để (dùng đồng CNY) mua ngoại tệ tại các ngân hàng theo tỷ giá quy đổi trên thị trƣờng ngoại hối. Xây dựng thị trƣờng ngoại hối giữa các ngân hàng, cải cách chế độ hình thành tỷ giá quy đổi ngoại tệ. Trên cơ sở đó, từ nửa cuối năm 1996, Trung Quốc đã đƣa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào hệ thống thu mua và bán ngoại tệ của ngân hàng, thực hiện việc đồng CNY có thể hoán đổi sang đồng ngoại tệ sớm hơn so với kế hoạch dự kiến. Ngày 1 tháng 12 năm đó, Trung Quốc tuyên bố chính thức chấp nhận những quy định của điều 8 theo Hiệp định mà Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đƣa ra. Điều khoản này quy định nghĩa vụ của các thành viên IMF nhƣ: tránh/không hạn chế các khoản chi mang tính thông thƣờng, tránh/không áp dụng các biện pháp tiền tệ mang tính kỳ thị.

Cải cách thể chế quản lí ngoại hối đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng của quan hệ kinh tế đối ngoại cũng nhƣ cải thiện tình hình thu chi quốc tế của Trung Quốc kể từ sau năm 1994.

Chiến lƣợc mở cửa đối ngoại của Trung Quốc đã trải qua giai đoạn mò mẫm, tiến từng bƣớc một. Từ cuối những năm 1970s sau khi đã xác định mở cửa đối ngoại là quốc sách cơ bản và là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lƣợc phát triển kinh tế, Trung Quốc bắt đầu thực hiện mở cửa mang tính khu vực. Nhƣ thế có nghĩa là, chính sách mở cửa đối ngoại của Trung Quốc lấy trọng tâm là khu vực duyên hải, và đƣợc thực hiện một cách dần dần theo từng giai đoạn, từng tầng nấc.

Đầu những năm 1980s, từ một số ít các thành phố duyên hải, Trung Quốc bắt đầu xây dựng nên nền móng cho chiến lƣợc mở cửa đối ngoại. Khi đó, nguyên nhân tạo nên quyết định này là: diện tích lãnh thổ Trung Quốc rất rộng, lại thực hiện chế độ kinh tế kế hoạch lâu dài nên muốn tạo lập thị trƣờng trong nƣớc đồng thời thực hiện mở cửa đối ngoại, và tiếp cận, thâm nhập thị truờng quốc tế trong một thời gian ngắn là không thể. Do vậy, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp thu kinh nghiệm xây dựng đặc khu của những quốc gia khác, tận dụng ƣu thế của những thành phố ven biển nhƣ Thẩm Quyến, và những vùng lân cận nhƣ Hồng Kông, Ma Cao rồi Đài Loan, tận dụng nguồn lực từ Hoa kiều hải ngoại và rất đông đồng bào ngƣời Hoa để tạo nên "vùng tiểu khí hậu" của kinh tế thị trƣờng, thu hút đầu tƣ ngoại thƣơng, kỹ thuật và năng lực quản lý, phát triển mạnh công nghiệp hƣớng ngoại.

Tháng 5 năm 1980, Trung Quốc quyết định thực hiện chính sách đặc thù mở cửa đối ngoại đối với hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến đồng thời thi hành linh hoạt chính sách này.

Tháng 8 năm 1980, phê chuẩn việc thí điểm xây dựng đặc khu kinh tế tại Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. "Đặc khu kinh tế'' là hình thức kinh tế hƣớng ngoại mang tính khu vực lấy điều tiết kinh tế làm đầu. Nhà nƣớc thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế thống nhất công thƣơng đối với những hàng hoá riêng của đặc khu, đối với những hàng hoá nhập khẩu nƣớc

ngoài thì giảm một nửa thuế nhập khẩu và thuế thống nhất công thƣơng. Những sản phẩm của đặc khu sản xuất và đƣợc tiêu thụ trong khu thì cũng đƣợc giảm một nửa thuế thống nhất công thƣơng.

Tháng 5 năm 1984, quyết định mở cửa thêm 14 thành phố cảng là Đại Liên, Tần Hoàng đảo, Thiên Tân, Yên Thái, Thanh đảo, Liên Vận Cảng, Nam Thông, Thƣợng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Trạm Giang, Bắc Hải (bao gồm cảng Phòng Thành), thực hiện ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và những khu vực gần giống đặc khu kinh tế.

Tháng 2 năm 1985, lại xác định khu vực châu thổ Trƣờng Giang, Châu giang, vùng tam giác Hạ, Chƣơng, Tuyền của Mân Nam và bán đảo Giao Đông, Liêu Đông là khu vực mở cửa kinh tế.

Tháng 4 năm 1988 quyết định thành lập đặc khu kinh tế Hải Nam.

Đến thời điểm này, diện mở cửa đối ngoại trên toàn khu vực duyên hải của Trung Quốc về cơ bản đã hình thành. Mở cửa đối ngoại khu vực duyên hải không chỉ trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng mà nó còn có ảnh hƣởng to lớn và vai trò thúc đẩy mạnh mẽ đối với công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng kinh tế trên cả nƣớc cũng nhƣ đối với kinh tế khu vực.

Thứ nhất, những khu vực mở cửa đối ngoại này tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc tế, tích cực tham gia cạnh tranh quốc tế và trở thành khu vực tiên phong trong mở cửa đối ngoại ở Trung Quốc. Theo thống kê, cho đến cuối năm 1990, bốn đặc khu kinh tế trong đó có Thẩm Quyến trong 10 năm đã hoàn thành đầu tƣ vào xây dựng cơ bản với số vốn đầu tƣ hơn 30 tỉ Nhân dân tê ̣ (CNY), xây dựng đƣợc một loạt cơ sở hạ tầng quy mô lớn và nhiều hạng mục công nghiệp. Trong thời gian thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ bảy (1986 - 1990) 14 thành phố mở cửa duyên hải, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hơn 10 tỉ USD, và đã đƣa vào hoạt động hơn 2000 doanh nghiệp "ba nguồn vốn đầu tƣ". Mở cửa đối ngoại đã thúc đẩy kinh tế hƣớng ngoại

phát triển mạnh mẽ. 12 tỉnh, khu vực và thành phố duyên hải có kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thƣơng năm 1990 đạt gần 40 tỉ USD, chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu ngoại thƣơng của cả nƣớc.

Thứ hai, mở cửa đối ngoại những khu vực này đã thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế phát triển, và khu vực này trở thành khu vực tăng trƣởng nhanh có sức sống nhất trong kinh tế khu vực. Mở cửa rộng rãi đã thu hút đƣợc nhiều đầu tƣ nƣớc ngoài, thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển. Bốn đặc khu kinh tế đƣợc thành lập sớm nhất nhƣ Thẩm Quyến, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1985 chỉ có 5,5 tỉ CNY đến năm 1990 đã đạt 49,5 tỉ CNY, trong 5 năm tăng hơn 9 lần, bình quân mỗi năm tăng 50%.

Thứ ba, những khu vực này đã phát huy đƣợc chức năng thu hút bên trong liên kết bên ngoài, trở thành cầu nối liên kết nội địa với thị trƣờng quốc tế. Khu vực mở cửa duyên hải có vị trí ƣu đại của thiên nhiên là cửa ngõ thông thƣơng giữa trong và ngoài Trung Quốc nên có thể phát huy đầy đủ vai trò bức xạ hai chiều giữa trong và ngoài Trung Quốc. Nó một mặt có thể thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, kỹ thuật tiên tiến và phƣơng thức quản lý, phát triển mạnh mẽ xuất nhập khẩu, không ngừng phát triển, mở rộng bản thân; mặt khác, nó có thể khiến những thứ đề cập ở trên dần dần di chuyển vào nội địa, thúc đẩy sự phát triển của nội địa. Khu vực mở cửa duyên hải và đặc khu nói trên còn mạnh dạn tìm tòi những thể chế kinh tế mới và cơ chế vận hành chúng, tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm cho công cuộc cải cách thể chế kinh tế trên toàn quốc, và trở thành khu vực thí điểm cải cách.

2.2. Nhƣ̃ng đ ặc trƣng của quá trình chuyển đổi theo mô hình thí điểm cải cách tại Trung Quốc điểm cải cách tại Trung Quốc

2.2.1. Giải quyết những vấn đề ngoài thể chế tạo nguồn lực cải cách các lĩnh vực trong thể chế cũ

Sau Hội nghị trung ƣơng 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện những thay đổi mới. Sau một giai

đoạn tìm tòi, mò mẫm, cải cách ở Trung Quốc đã tìm đƣợc một con đƣờng mới. Con đƣờng mới đó là sau thời gian đầu không thành công trong việc tăng cƣờng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, cải cách khu vực kinh tế nhà nƣớc không đạt đƣợc tiến triển, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp bổ sung để duy trì sự vận hành của kinh tế nhà nƣớc, dồn hết sức lực cho cải cách khu vực kinh tế nhà nƣớc, nhằm tìm ra một cơ hội mới, các nhà kinh tế học Trung Quốc gọi chiến lƣơc này là chiến lƣợc cải cách ngoài thể chế . Những thành tựu mà khu vực kinh tế phi quốc hữu của Trung Quốc đạt đƣợc trong 1 - 2 thập niên sau đó có đƣợc phần lớn là nhờ chiến lƣợc cải cách kinh tế mới này. Tuy nhiên, việc thực thi chiến lƣợc cải cách này trong một thời gian dài cũng kéo theo một loạt hậu quả.

10 năm Đại cách mạng văn hoá (1966 - 1976) đẩy nền kinh tế Trung Quốc đến bên miệng vực. Trong nỗ lực "dẹp loạn, trở về với cái đúng" cả trên phƣơng diện tƣ tƣởng chính trị lẫn chính sách kinh tế sau khi Đại cách mạng văn hoá kết thúc, tuyệt đại đa số các nhà kinh tế và những ngƣời lãnh đạo công tác kinh tế đều đồng tình với các quan điểm mà Tôn Dã Phƣơng đƣa ra trƣớc đây. Họ cho rằng cải cách nên lấy việc tăng cƣờng quyền tự chủ và nâng cao sức sống của các doanh nghiệp làm khâu trung tâm, đồng thời, cải cách thời kỳ này cũng chịu ảnh hƣởng khá lớn của biện pháp "doanh nghiệp tự trị" của Nam Tƣ. Những ngƣời đề xƣớng nổi tiếng nhất - ở cấp độ kinh tế vi mô - về việc coi cải cách DNNN là trọng tâm của cải cách kinh tế còn có Mã Hồng (1920 - ), Tƣởng Nhất Vĩ (1920 - 1993), và Đổng Phụ Nhƣng (1927 - ).

Một số nhà kinh tế khác thì có cách nghĩ về cải cách không chỉ bó hẹp trong vấn đề cải cách doanh nghiệp. Chẳng hạn nhƣ Tiết Mộ Kiều (1904 - ) - một vị tƣớng, sau ngày giải phóng lại tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo công tác kinh tế ở cấp trung ƣơng. Trong cuốn sách tạo ra ảnh hƣởng sâu sắc đến tƣ tƣởng cải cách đƣơng thời, đƣợc xuất bản năm 1979 với tựa đề

"Nghiên cứu vấn đề kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc", ông đã chỉ ra rằng có hai vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc phải gấp rút giải quyết: "một là cải cách chế độ quản lí doanh nghiệp (bao gồm cả đơn vị kinh tế tập thể), biến doanh nghiệp trở thành đơn vị quản lí kinh tế cấp cơ sở tràn đầy sức sống; hai là, cải cách chế độ quản lí nền kinh tế quốc dân, làm cho nó phù hợp hơn nữa với yêu cầu của nền sản xuất lớn mang tính xã hội hoá"1.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ảnh hƣởng thực tế của các nhà kinh tế chủ trƣơng coi cải cách doanh nghiệp là trọng tâm của cải cách kinh tế lớn hơn ảnh hƣởng của Tiết Mộ Kiều. Chẳng hạn, trong một bài viết của Mã Hồng (9/1979) đã viết "cải cách thể chế quản lí kinh tế phải bắt đầu bằng việc mở rộng quyền tự chủ doanh nghiệp", tăng cƣờng quyền tự chủ của doanh nghiệp về các mặt nhân sự, tài chính, vật tƣ và kế hoạch2. Chủ trƣơng này của Mã Hồng có thể coi là đại diện cho quan điểm của đa số các nhà lãnh đạo công tác kinh tế và giới kinh tế học, đồng thời nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt thành của giới lãnh đạo DNNN.

Tƣởng Nhất Vĩ nói mô hình trung ƣơng tập quyền là một dạng "lấy nhà nƣớc làm bản vị", phân quyền mang tính hành chính là một dạng "lấy địa phƣơng làm bản vị", cả hai mô hình đó đều không ổn. Ông cho rằng phƣơng hƣớng của cải cách phải là "Lấy doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thƣơng nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp) làm đơn vị kinh tế cơ bản. Dƣới sự chỉ đạo và giám sát thống nhất của nhà nƣớc, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh độc lập, hạch toán độc lập, một mặt hƣởng những quyền lợi cần có, một mặt phải đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ mà nhà nƣớc giao cho". Ông chủ trƣơng: "Doanh nghiệp cần phải trở thành một thể liên hợp của toàn bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp... quyền lợi

1 Tiết Mộ Kiều: "Nghiên cứu vấn đề kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc", NXB nhân dân, Bắc Kinh, 1979, tr 185. tr 185.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM CẢI CÁCH KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ (Trang 75 -75 )

×