- Tốn thời gian khi quỹ đầu tƣ bên ngoài tham gia
3 Đến nay còn thêm đặc khu kinh tế Hải Nam.
Nguồn: Văn phòng Quốc vụ viện (chủ biên): “Khu thí điểm cải cách mở cửa của Trung Quốc”; “Niên giám cải cách thế chế kinh tế Trung Quốc” (1989 đến nay), www.rcre.cn, www.gwytb.gov.cn.
2.1.3. Thí điểm cải cách doanh nghiệp nhà nước
Những ý tƣởng cải cách đầu tiên về chuyển giao doanh nghiệp đƣợc hình thành tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (9/1956). Đại hội này - dựa theo phƣơng châm mà Mao Trạch Đông đã nêu ra trong bài phát biểu "Bàn về 10 quan hệ lớn" - yêu cầu "thay đổi thể chế hành chính quốc gia, phân chia phạm vi quản lí đối với các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, kế hoạch và tài chính dựa theo các nguyên tắc lãnh đạo thống nhất, phân cấp quản lí, tuỳ theo tình hình của từng địa phƣơng, tuỳ theo từng công việc cụ thể, tăng cƣờng thoả đáng phạm vi quản lí của các tỉnh, các khu tự trị và các thành phố trực thuộc trung ƣơng"1. Tháng 11 năm 1957, Quốc vụ viện ban hành biện pháp thực thi cụ thể. Năm 1958, 8.100 doanh nghiệp trong tổng số 9.300 doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp hành chính trƣớc đây do trung ƣơng quản lí đƣợc chuyển giao cho chính quyền các cấp bên dƣới, tỷ trọng của các DNNN trực thuộc trung ƣơng trong giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp toàn quốc giảm từ 37,9% (năm 1957) xuống còn 13,8%1. Nhƣ chƣơng 2 của cuốn sách này đã nêu, tình trạng hỗn loạn kinh tế do đợt cải cách này và phong trào "Đại nhảy vọt" gây ra đã buộc Trung Quốc phải tiến hành điều chỉnh theo hƣớng tái tập trung quyền lực. Trong thời gian 1961 - 1963, một loạt DNNN lại đƣợc thu hồi về tay trung ƣơng, thêm vào đó có một số DNNN đƣợc xây dựng mới, kết quả là đến năm 1965 tỷ trọng của DNNN trực thuộc trung ƣơng trong tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp lại lên đến 42,2%2.
Thất bại của cải cách DNNN năm 1958 không thể thay đổi sự "chẩn đoán" của đại đa số ngƣời về căn bệnh của DNNN. Vì lẽ đó, cùng với việc
1 Bạc Nhất Ba: "Nhìn lại một số quyết sách và sự kiện quan trọng", NXBTrƣờng Đảng trung ƣơng, Bắc Kinh, 1993, tr 551. 1993, tr 551.
1 Chu Thái Hoà: "Cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc đƣơng đại", NXB KHXH Trung Quốc, Bắc Kinh, 1984, tr 70. 1984, tr 70.
quyền quản lí doanh nghiệp trở về tay chính phủ, hàng loạt căn bệnh cố hữu của doanh nghiệp lại tái phát, chuyển giao doanh nghiệp cho chính quyền địa phƣơng lại một lần nữa trở thành giải pháp đƣợc lựa chọn. Năm 1966, Mao Trạch Đông đã chỉ ra: "(việc) tất cả đều thống nhất ở trung ƣơng, (cái gì) nắm chặt quá cũng không phải là biện pháp tốt"3. Trong thời kỳ hỗn loạn "Đại cách mạng văn hoá", với khẩu hiệu "chuyển giao xuống dƣới là cách mạng, càng chuyển giao nhiều càng cách mạng", năm 1970, Quốc vụ viện đã nhiều lần tổ chức thực hiện việc chuyển giao doanh nghiệp. Sau khi thực hiện xong, chỉ còn lại 142 doanh nghiệp công nghiệp dân dụng trực thuộc trung ƣơng, tỷ trọng của DNNN trực thuộc trung ƣơng trong tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp toàn quốc chỉ còn 8%4. Kết quả của đợt cải cách này cũng không khác biệt mấy so với năm 1958, nó cũng tạo nên sự hỗn loạn của nền kinh tế cuối cùng trung ƣơng lại phải thu hồi quyền quản lí các doanh nghiệp.
Sự phân quyền mang tính hành chính (chuyển giao quyền quản lí doanh nghiệp từ trung ƣơng xuống cho địa phƣơng) chỉ làm thay đổi quan hệ giữa chính quyền trung ƣơng với chính quyền địa phƣơng trong việc quản lí doanh nghiệp còn về cơ bản không làm thay đổi quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền hành chính, càng không thay đổi đƣợc các phƣơng diện khác của chế độ doanh nghiệp. Do đó, nó không thể cải thiện đƣợc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, do thể chế phân phối các nguồn lực sản xuất truyền thống là một thể chế bắt buộc cần phải có sự thống nhất cao về mặt mệnh lệnh hành chính nên hi áp dụng biện pháp phân quyền mang tính hành chính đã không tránh khỏi việc khiến thể chế kinh tế kế hoạch không thể vận hành một cách thông thƣờng và đẩy nền kinh tế vào tình trạng hỗn loạn.
Sau năm 1977, đại đa số các nhà doanh nghiệp và nhà kinh tế đã thừa nhận sai lầm của phƣơng án cải cách "chuyển giao doanh nghiệp". Họ tán
3 Mao Trạch Đông: "Một bức thƣ về vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp" (1966), xem Nhân dân nhật báo, số ngày 26 tháng 12 năm 1977. ngày 26 tháng 12 năm 1977.
đồng quan điểm của Tôn Dã Phƣơng1, cho rằng sở dĩ DNNN thiếu sức sống và thiếu hiệu quả là do "quản lí quá nhiều, thống nhất quá chặt", phƣơng hƣớng của cải cách cần phải là tăng cƣờng quyền tự chủ và lợi ích của doanh nghiệp. Cuối thập nên 1970s, quan điểm "cởi trói, tăng quyền", "mở rộng quyền, nhƣợng lợi" cho doanh nghiệp đã trở thành nhận thức chung của những ngƣời làm công tác chỉ đạo kinh tế2.
Dƣới sự chỉ đạo của tƣ tƣởng cải cách này, tháng 10 năm 1978, tỉnh Tứ Xuyên đã lựa chọn 6 doanh nghiệp (trong đó có Xí nghiệp gang thép Trùng Khánh) để thí điểm biện pháp cải cách "Tăng cƣờng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp". "Tăng cƣờng quyền tự chủ" là nới lỏng sự quản lí về kế hoạch của các cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp, cho phép tầng lớp lãnh đạo doanh nghiệp có quyền đƣa ra một số quyết sách mà trƣớc kia nhất định phải do cơ quan cấp trên quyết định, thực chất là chuyển giao cho đội ngũ quản lí doanh nghiệp một số quyền hạn trƣớc kia nằm trong tay nhà nƣớc. Trong số 6 doanh nghiệp thí điểm của tỉnh Tứ Xuyên, những quyền tự chủ đầu tiên mà doanh nghiệp đƣợc nhận bao gồm: (1). Trên cơ sở tăng cƣờng tiết kiệm, doanh nghiệp có thể trích lại một phần lợi nhuận theo định mức, công nhân viên đƣợc nhận mức khen thƣởng bằng tiền mặt nhất định. (2). Sau khi hoàn thành kế hoạch nhà nƣớc giao, doanh nghiệp đƣợc phép sản xuất thêm một số hàng hoá mà thị trƣờng cần hoặc nhận gia công, chế biến bán thành phẩm. (3). Đƣợc quyền tiêu thụ số vật tƣ dƣa thừa, đƣợc quyền tiêu thụ số sản phẩm mà các doanh nghiệp thƣơng nghiệp nhà nƣớc không thu mua và đƣợc phép thử tiêu thụ các sản phẩm mới. (4). Sau khi hoàn thành tất cả các kế hoạch nhà