Chuyển đổi kinh tế ở Nga và Trung-Đông Âu

Một phần của tài liệu Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 45)

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THUỘC HỆ THỐNG CỔ ĐIỂN

1.4. Chuyển đổi kinh tế ở Nga và Trung-Đông Âu

1.4.1. Khái quát quá trình chuyển đổi kinh tế ở Trung- Đông Âu và Nga

Ƣu thế của thể chế kinh tế kế hoạch là nó có thể sử dụng các biện pháp hành chính để huy động các nguồn lực, đồng thời sử dụng các nguồn lực này theo sự chỉ định của nhà nƣớc. Tuy nhiên, nhƣợc điểm là do phải chịu chi phi thông tin quá cao và khuyết thiếu một cơ chế kích thích dẫn đến hiệu quả vận hành của thể chế kinh tế này không cao.

Quả thực trƣớc chiến tranh và trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh Liên Xô đã duy trì đƣợc một tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn nhiều so với các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn từ 1928 – 1955, tỷ lệ tăng trƣởng thu nhập quốc dân bình quân mỗi năm ở Liên Xô là 4,4% - 6,3%. Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1929 - 1932), tỷ lệ tăng trƣởng bình quân của ngành công nghiệp Liên Xô là 19,2%. Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933 - 1940) con số này là 17,8% và đến thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ (1938 - 1940) là 13,2%. Giá trị tổng sản lƣợng của của xã hội Liên Xô những năm 1950 cũng tăng 18.2 lần so với năm 1913, trong đó giá trị sản lƣợng ngành công nghiệp tăng 12 lần. Trong ngành công nghiệp, giá trị tổng sản lƣợng của ngành sản xuất tăng gấp 26 lần, tổng thu nhập quốc dân cũng tăng 7,8 lần. Nhƣ vậy có thể thấy thể chế kinh tế kê hoạch cũng có những đóng góp nhất định trong việc Liên Xô chuẩn bị những cơ sở vật chất để tiến hành công nghiệp hóa cũng nhƣ đấu tranh chống phát-xít. Tuy nhiên, cũng chính điều đó đã khiến Liên Xô phải trả những cái giá khá đắt.

Ngay từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX những khuyết tật của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung đã bắt đầu bộc lộ. Sau khi bƣớc vào thập niên 60 tỷ lệ tăng trƣởng của Liên Xô và các nƣớc Đông Âu đã bắt đầu suy giảm, hiệu quả không còn cao nhƣ trƣớc, những tiến bộ về kỹ thuật cũng ít dần, khoảng cách với các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa càng lớn. Vì vậy cải cách trở thành một nhu cầu bức thiết đối với các quốc gia xã hội chủ nghĩa này.

Bƣớc đầu các chính phủ tập trung nhiều vào xác lập cơ chế thị trƣờng, tạo ra các thể chế và những ngƣời điều hành trong thị trƣờng mới. Chuyển đổi trên nguyên tắc tự do tham gia và rút lui khỏi thị trƣờng, thắt chặt tiền tệ theo kiểu tiền tệ hóa nền kinh tế và tạo ra hệ thống tài chính mới- tất cả điều là những nhân tố cơ bản của “liệu pháp sốc”. Các tài sản do nhà nƣớc sở hữu trƣớc kia phải chuyển thành sở hữu tƣ nhân càng nhanh càng tốt. Cách nhanh nhất để đạt điều này đã là đem chia các quyền tài sản cho các chủ sở hữu tƣ nhân một cách miễm phí. Ý định này đƣợc theo đuổi bằng cái gọi là chƣơng trình cổ phiếu voucher. Mỗi công dân nhận đƣợc một cổ phiếu voucher thể hiện một quyền đƣợc hƣởng đối với một phần nhất định của tài sản thƣơng mại nhà nƣớc. Các voucher nhƣ vậy có thể đƣợc dùng để mua tài sản nhà nƣớc, nhƣ cổ phần của các công ty. Thủ tục này đã đƣợc áp dụng ở Czechoslovakia và muộn hơn ở Nga, mục đích là để cho mọi ngƣời nhận đƣợc phần bằng nhau trong của cải trƣớc đây của nhà nƣớc. Phần lớn tài sản chung đƣợc chuyển cho dân chúng và cách chủ thể mới, khu vực quốc doanh phải lao cạnh tranh mạnh mẽ, do vậy phải tái kết hợp thật nhanh.

Ƣu điểm của nó làm giảm bớt tỉ trọng của khu vực quốc doanh, hình thành nhiều thành phần sở hữu, các hoạt động kinh doanh đa dạng, sự phá sản của những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không có lợi nhuận. Nhƣng nhƣợc điểm của nó là làm lạm phát tăng vọt, suy thoái trong sản xuất, thất nghiệp hàng loạt gây ra những đảo lộn đột ngột về mặt xã hội, gây tổn thất cả về vật chất và tinh thần… Thực tế cho thấy, mô hình này đã đƣợc áp dụng trong tiến trình cải các ở Liên Xô, Ba Lan và một số nƣớc Đông Âu thời kỳ đầu.

Một đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch là sự tập trung cao độ trong mọi mặt của nền kinh tế, nhà nƣớc nắm quyền điểu chỉnh cơ cấu nền kinh tế và đôi khi những ngƣời lên kế hoạch cho nền kinh tế không đủ thông tin và không thể nhận biết những nhu cầu tiêu dùng một cách chính xác và do đó

không thể phối hợp sản xuất một cách hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trƣờng hệ thống giá cả sẽ làm nhiệm vụ này và nó cũng là xƣơng sống của nền kinh tế thị trƣờng. Chính vì thế khi quyết định chuyển đổi nền kinh tế kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng việc đầu tiên mà các nhà lãnh đạo các nƣớc này làm là cải cách về giá.

Vào ngày 2 tháng 1 năm 1992, chỉ vài ngày sau khi Liên Xô tan rã Tổng thống Nga Boris Yeltsin ra sắc lệnh tự do hóa thƣơng mại nƣớc ngoài, giá cả và tiền tệ. Sắc lệnh dẫn tới sự hủy bỏ các biện pháp quản lý giá thời Liên xô nhằm đƣa hàng hóa vào trong các cửa hàng đang trống rỗng của Nga, loại bỏ các rào cản pháp lý với việc trao đổi và sản xuất tƣ nhân, và cắt bỏ các khoản trợ cấp dành cho các nông trại và cơ sở công nghiệp nhà nƣớc trong khi cho phép những khoản nhập khẩu nƣớc ngoài vào trong nƣớc Nga nhằm phá vỡ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Những kết quả một phần của việc tự do hóa (dỡ bỏ các biện pháp quản lý giá) gồm việc làm trầm trọng thêm tình trạng siêu lạm phát vốn dĩ đã nghiêm trọng, ban đầu bởi việc thả nổi tiền tệ trở nên tồi tệ thêm sau khi ngân hàng trung ƣơng, một cơ quan dƣới sự quản lý của nghị viện, tối quan trọng với các cuộc cải cách của Yeltsin thiếu nguồn thu và phải in thêm tiền để cân bằng các khoản nợ. Điều này dẫn tới tình trạng hầu nhƣ phá sản của đa phần ngành công nghiệp Nga.

Chính việc chuyển đổi nhanh chóng, với mong muốn trong thời gian ngắn nhất có thể thay đổi toàn bộ nền kinh tế kế hoạch mà không tính đến những hệ lụy của nó đã khiến tỷ lệ lạm phát ở Nga ở mức hai con số mỗi tháng, hậu quả của việc in thêm tiền, sự ổn định vi mô đƣợc đƣa ra để giải quyết tình trạng này. Sự ổn định hóa, cũng đƣợc gọi là điều chỉnh cơ cấu, là một chính sách hà khắc (chính sách tiền tệ và chính sách thuế thắt chặt) cho nền kinh tế theo đó chính phủ tìm cách kiểm soát lạm phát. Dƣới chƣơng trình ổn định hóa, chính phủ để hầu hết các loại giá cả đƣợc thả nổi, nâng tỷ lệ lợi

tức lên mức cao kỷ lục, đƣa ra các loại thuế mới, cắt giảm mạnh mẽ các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho công nghiệp và xây dựng, và thực hiện cắt giảm mạnh mẽ các khoản chi tiêu an sinh. Các chính sách này gây ra tình trạng khó khăn rộng lớn khi nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc bỗng thấy mình không đƣợc chỉ đạo cũng nhƣ không còn các khoản tài chính. Một cuộc khủng hoảng tín dụng sâu rộng làm đóng cửa nhiều ngành công nghiệp và dẫn tới một tình trạng giảm phát kéo dài.

Thực tiễn cho thấy, Liên Xô (Nga) và các nƣớc Đông Âu đã sử dụng lý luận cải cách theo “liệu pháp sốc” nhằm nhanh chóng thay đổi thể chế kinh tế chính trị, thay đổi cơ chế điều chỉnh nền kinh tế từ hành chính mệnh lệnh sang cơ chế thị trƣờng, thực hiện các biện pháp cải cách nhanh, mạnh, triệt để trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Chiến lƣợc liệu pháp sốc đƣợc lựa chọn cũng là để nhanh chóng xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của bộ phận nắm giữ quyền lực cũ trong xã hội, tạo điều kiện có thể tiến hành các cải cách triệt để trong tất cả các lĩnh vực của đời sống những vậy. Tuy nhiên hệ thống kinh tế bao cấp què quặt không đã không đáp ứng đƣợc những thay đổi chóng váng nhƣ vậy.

1.4.2. Chuyển đổi kinh tế theo liê ̣u pháp sốc tại Nga và Trung – Đông Âu: Trường hợp cải cách chế độ sở hữu

Sau Thế chiến thứ hai, Đông Âu trở thành các quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hƣởng quyền lực của Liên Xô, và đều xây dựng thể chế kinh tế kế hoạch tập trung. 90% sản xuất công nghiệp của các nƣớc này do khu vực kinh tế nhà nƣớc tiến hành. Tuy nhiên, khi quá trình chuyển đổi bắt đầu diễn ra ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980s, một làn sóng tƣ nhân hóa đối với hệ thống DNNN và các tài sản nhà nƣớc đã diễn ra tại các quốc gia này. Quá trình chuyển đổi cũng đồng thời là quá trình tƣ nhân hóa [43]. Nếu chỉ đơn thuần là một quá trình tự do hóa đời sống kinh tế bằng cách cho khu vực kinh tế tƣ nhân tham gia vào các lĩnh vực mà DNNN trƣớc đây độc quyền kinh doanh

mà không cải cách căn bản chế độ quyền tài sản thì không thể gọi là quá trình chuyển đổi mà chỉ có thể gọi là một quá trình cải cách.

Tƣ nhân hóa, theo nghĩa hẹp của từ này, đƣợc hiểu là quá trình chuyển đổi hợp pháp, theo trình tự các tài sản từ khu vực nhà nƣớc sang khu vực tƣ nhân. Theo nghĩa rộng hơn, tƣ nhân hóa là quá trình phi nhà nƣớc hóa các hoạt động kinh tế. Và nhƣ vậy, nó bao gồm trong mình cả quá trình tự do hóa kinh tế [43]. Sở hữu tài sản tƣ nhân không đồng nghĩa với việc tƣ nhân sở hữu toàn bộ. Quá trình chuyển đổi tài sản từ khu vực nhà nƣớc sang khu vực tƣ nhân không đồng nghĩa với việc bán đứt, đó có thể là quá trình chuyển đổi với hình thức cho thuê dài hạn các tài sản hoặc chuyển giao các hoạt động kinh doanh trƣớc đây do DNNN đảm trách. Cuối cùng, lớp ý nghĩa khác của tƣ nhân hóa mới bao gồm việc hình thành các doanh nghiệp mới không thuộc sở hữu nhà nƣớc.

Tƣ nhân hóa là quá trình mà mục đích của nó vừa có thể mang mục tiêu chính trị, vừa có thể mang mục tiêu kinh tế và xã hội. Tại các quốc gia chuyển đổi Đông Âu, tƣ nhân hóa trƣớc hết theo đuổi các mục tiêu chính trị [4]. Những lực lƣợng chính tr ị mới lên nắm quyền ý thức đƣợc rằng việc tƣ nhân hóa là việc làm thiết yếu đối với việc xây dựng một thể chế kinh tế thị trƣờng thực thụ chứ không phải kinh tế thị trƣờng giả hiệu hoặc kinh tế thị trƣờng nửa vời. Kinh tế thị trƣờng thì có lợi cho việc đảm bảo sự ổn định của thể chế chính trị vốn còn đang non yếu tại đây. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, tầng lớp trung lƣu cũng sẽ hình thành và lớn mạnh, điều này có lợi không chỉ cho sự hình thành của một cơ cấu xã hội hiện đại mà còn có lợi cho tăng trƣởng kinh tế lâu dài. Bởi lẽ, tầng lớp trung lƣu – với tƣ cách là tầng lớp đa số trong xã hội tƣơng lai – sẽ là tầng lớp có đóng góp căn bản nhất cho tiêu dùng nội địa. Vì ý nghĩa này mà nhà kinh tế học ngƣời Anh McCauley gọi quá trình tƣ nhân hóa tại Đông Âu là một dạng hành vi mang động cơ chính trị.

Mục tiêu kinh tế - lẽ dĩ nhiên – là mục tiêu quan trọng bởi tất cả các nhóm lợi ích thamg ia vào quá trình tạo nên sự chuyển đổi tại Đông Âu hiểu rằng quyền lực chính trị mà họ vừa đạt đƣợc chỉ có thể tồn tại nếu nó song hành với một quá trình tái phân phối của cải trong xã hội. Nói cách khác, để chuyển đổi đƣợc thuận lợi, cần có lợi ích kinh tế để (i) các nhóm bị mất quyền lực chính trị đƣợc bù đắp và giảm thiểu sự chống đối, (ii) các nhóm có quyền lực thì có cơ sở kinh tế để duy trì quyền lực chính trị trong nội bộ hệ thống mới hình thành của mình. 3 mục tiêu kinh tế của quá trình tƣ nhân hóa tại Đông Âu đƣợc nhắm tới bao gồm: (i) nâng cao hiệu quả kinh tế, (ii) mở rộng quyền tài sản nhằm đem lại cách công rộng rãi và (iii) tăng thu nhập từ tài sản. Có một quan điểm đƣợc thừa nhận mang tên Đồng thuận Washington cho rằng muốn duy trì tăng trƣởng kinh tế liên tục, bắt buộc phải tƣ nhân hóa các tài sản nhà nƣớc, đồng thời tiến hành càng nhanh càng có lợi. Theo quan điểm này, tƣ nhân hóa đi liền với quá trình tự do hóa kinh tế triệt để và hạn chế tài chính một cách nghiêm ngặt (tức là xóa bỏ ràng buộc ngân sách mềm) thì sẽ giúp kinh tế các quốc gia chuyển đổi có thể phục hồi nhanh chóng và đi vào quỹ đạo tăng trƣởng ổn định. Tuy nhiên, sự thất bại của Đồng thuận Washington cho thấy mặt trái của các quan niệm cứng nhắc về tƣ nhân hóa. Thất bại của Đồng thuận Washington không phải thất bại của tƣ nhân hóa, đó đơn thuần là thất bại của các quan điểm cứng nhắc, máy móc về quá trình này. Kinh nghiệm của các quốc gia chuyển đổi Đông Âu cho thấy mấu chốt của tăng trƣởng kinh tế không phải là tốc độ tƣ nhân hóa mà là song song với quá trình tƣ nhân hóa và bồi đắp nền kinh tế tƣ nhân còn mỏng, các quốc gia này có thực thi các chính sách cổ vũ cạnh tranh và kết cấu quản trị hợp lí hay không [43]. Đồng thời, tƣ nhân hóa có hiệu quả, bao gồm cả việc bán đƣợc các tài sản với giá hợp lí, hiệu quả phân phối cao v.v. đòi hỏi một khung khổ thể chế tƣơng đối hoàn thiện. Do đó, tƣ nhân hóa và tự do hóa kinh tế chỉ là cách thức, chứ không phải là mục tiêu của quá trình chuyển đổi kinh tế [43].

Một điểm quan trọng khác, quá trình bán các tài sản nhà nƣớc đã diễn ra tại Đông Âu khác biệt rất lớn với quá trình tƣ nhân hóa mà các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa từng thực hiện trƣớc đây. Đồng thời, hiệu quả phân phối và tác động đến tăng trƣởng kinh tế của quá trình tƣ nhân hóa cũng khác nhau tại Đông Âu và Tây Âu. Kết quả của sự khác biệt này là quá trình tƣ nhân hóa tại Đông Âu đã nhanh chóng dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tƣ bản nhƣng không dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp tƣ sản mới.

Về loại hình tƣ nhân hóa các DNNN hoặc tài sản nhà nƣớc tại Đông Âu, về cơ bản gồm 3 cách là (i) bán cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, (ii) bán cho tƣ bản trong nƣớc và (iii) các kế hoạch cho không.

Bán cho tƣ bản trong nƣớc là bán cổ phiếu cho nhân viên trong chính doanh nghiê ̣p đó , ƣu điểm ở chỗ dễ làm , hơn nƣ̃a sẽ nhâ ̣n đƣợc sƣ̣ ủng hô ̣ ở nhƣ̃ng doanh nghiê ̣p có hiê ̣u quả kinh tế tƣơng đối tốt . Nhƣng la ̣i có 3 nhƣợc điểm sau, mô ̣t là tƣ nhân hóa nô ̣i bô ̣ có tính tƣ̣ phát, nếu các ban ngành quản lí khống chế chắc chắn ủy ban doanh nghiê ̣p , họ có thể sử dụng nhiều thủ đoạn nhƣ hối lô ̣ , cƣỡng chế hoă ̣c thao túng tin tƣ́c , khiến cho nhân viên doanh nghiê ̣p chấp nhâ ̣n phƣơng án tƣ nhân hóa có lợi cho các ban ngành quản lí ; hai là tƣ nhân hóa nô ̣i bô ̣ chỉ có lợi cho nhân viên các doanh nghiê ̣p có tình hình lợi nhuận tốt, mà những nhân viên ở trong những doanh nghiệp lỗ vốn và nhƣ̃ng ngƣờ i làm trong các cơ quan hành chính sƣ̣ nghiê ̣p quốc gia thì la ̣i chẳng đƣợc lợi ích gì ; ba là tƣ nhân hóa nô ̣i bô ̣ sẽ không mang la ̣i bất cƣ́ nguồn thu nào cho quốc gia , hơn nƣ̃a đối với viê ̣c mang la ̣i nguồn thu nhâ ̣p cho doanh nghiê ̣p cũng tƣơng đối ha ̣n chế , bởi vì các bô ̣ ngành quản lí và

Một phần của tài liệu Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)