- Tốn thời gian khi quỹ đầu tƣ bên ngoài tham gia
1 Về các loại hình khoán có thể xem thêm [5]
hoàn toàn vƣợt qua đƣợc sự trói buộc của tƣ tƣởng "tả", do đó quy định "không cho phép chia ruộng canh tác riêng" và "không cho phép khoán sản đến hộ". Trong "Quyết định của trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề nhằm đẩy nhanh sự phát triển của nông nghiệp" do Hội nghị toàn thể trung ƣơng 4 khoá XI (9/1979) thông qua đã sửa "2 cái không cho phép" thành "1 cái không cho phép và 1 cái không nên" tức "không cho phép chia ruộng canh tác riêng" và "không nên khoán sản đến hộ". Nhƣ vậy có thể nhận thấy quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề khoán chỉ sau 9 tháng đã có dấu hiệu ôn hoà hơn, bớt cứng rắn hơn (từ "không cho phép" chuyển thành "không nên"), hơn nữa đã cho phép một số trƣờng hợp ngoại lệ.
Tháng 8 năm 1980, Hội nghị mở rộng Cục chính trị trung ƣơng đã phê bình Hoa Quốc Phong tiếp tục mắc một loạt sai lầm mang tính "tả khuynh" sau "Đại cách mạng văn hoá" kết thúc, Đặng Tiểu Bình do đó nắm đƣợc quyền lãnh đạo thực tế. Tháng 9 năm đó, trung ƣơng Đảng, trong văn bản "Một số vấn đề về tăng cƣờng và hoàn thiện hơn nữa chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp" phát cho Bí thƣ thứ nhất các tỉnh, thành và khu tự trị tham gia toạ đàm chuyên đề, đã nhấn mạnh việc thực hiện chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phƣơng, cần tiến hành phân loại để chỉ đạo, "cho phép nhiều hình thức kinh doanh, nhiều dạng tổ chức lao động, nhiều biện pháp trả thù lao cùng tồn tại". "Không đƣợc câu nệ vào một mô thức nào". "Tại các vùng rừng núi xa xôi và các vùng nghèo khó lạc hậu, trong một thời gian dài các đội sản xuất "ăn cơm dựa vào lƣơng thực (nhà nƣớc) bán lại, sản xuất dựa vào tiền đi vay nhà nƣớc, sinh hoạt dựa vào cứu tế", quần chúng mất đi niềm tin vào (sản xuất) tập thể, do đó đòi hỏi phải khoán sản đến hộ, nên ủng hộ các kiến nghị của quần chúng, có thể thực hiện khoán sản đến hộ, cũng có thể khoán việc đến hộ, đồng thời đảm bảo tiến hành ổn định trong một thời gian dài". Sau khi văn bản này đƣợc
phát ra, tất cả các hình thức của chế độ trách nhiệm khoán có cơ hội phát triển rầm rộ, trong đó "song khoán" (tức hình thức "khoán sản đến hộ" và "khoán việc đến hộ") là hai hình thức phát triển mạnh nhất. Đến cuối năm 1980, tỷ lệ số đội sản xuất thực hiện "song khoán" trong tổng số đội sản xuất của cả nƣớc đã tăng từ 1,1% (đầu năm 1980) lên 14,9%. Tháng 1 năm 1982, trong "Văn kiện số 1"1 về chính sách kinh tế nông thôn do trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện ban hành đã chỉ rõ: "nói chung, đã liên kết sản xuất thì đều cần khoán". "Khoán đến tổ, đến hộ, đến từng ngƣời lao động, chỉ thể hiện quy mô tổ chức lao động lớn hay nhỏ, chứ tuyệt nhiên không nói lên sản xuất lạc hậu hay tiến bộ". "Khoán công, khoán sản, khoán việc chủ yếu thể hiện các cách phân phối thành quả lao động khác nhau. Khoán công phần lớn là để xoá bỏ phân phối dựa theo chế độ chấm công, biện pháp này thực hiện đơn giản, đƣợc quần chúng hoan nghênh". Văn bản này đã tạo ra một chỗ dựa chính sách chính thức cho sự tồn tại của "khoán việc". Tháng 6 năm 1982, số đội thực hiện "song khoán" trên toàn Trung Quốc chiếm 86,7%. Đầu năm 1983, con số này còn lên tới 93%, trong đó đại bộ phận là thực hiện "khoán việc đến hộ"1. Lúc này, hai khái niệm "khoán việc đến hộ" và "khoán sản đến hộ" đã hợp làm một. "Khoán việc đến hộ" trở thành dòng chủ đạo của chế độ trách nhiệm khoán liên kết sản xuất gia đình, nó đánh dấu nông nghiệp Trung Quốc hoàn thành sự quá độ từ chế độ kinh tế tập thể của công xã nhân dân sang chế độ nông trƣờng gia đình trên cơ sở ruộng đất nhận khoán. Đến năm 1984, vùng nông thôn của hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc đều áp dụng phƣơng thức khoán trong sản xuất nông nghiệp [51].
Chế độ kinh doanh nông thôn Trung Quốc sở dĩ có thể thực hiện đƣợc sự chuyển đổi trong một thời gian cực ngắn chủ yếu là do: (1). "Chế độ khoán"
1 Tháng 1 năm 1982, trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua "Kỷ yếu hội nghị công tác nông thôn toàn quốc" họp tại Bắc Kinh tháng 12 năm 1981 và ban hành văn bản này nhƣ là "văn kiện số 1" của thôn toàn quốc" họp tại Bắc Kinh tháng 12 năm 1981 và ban hành văn bản này nhƣ là "văn kiện số 1" của trung ƣơng trong năm 1982.
1 Sở nghiên cứu phát triển nông thôn thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc: "Cải cách thể chế kinh tế nông thôn Trung Quốc", trích từ Uỷ ban cải cách thể chế kinh tế quốc gia: "10 năm cải cách thể chế kinh tế Trung thôn Trung Quốc", trích từ Uỷ ban cải cách thể chế kinh tế quốc gia: "10 năm cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc", NXB Quản lí kinh tế Trung Quốc, NXB Cải cách, Bắc Kinh, 1988.
là biện pháp tƣơng đối quen thuộc đối với nông dân Trung Quốc, đó cũng là một chế độ kinh doanh nông nghiệp dễ đón nhận. Trong điều kiện đảm bảo không thay đổi chế độ sở hữu tập thể đối với ruộng đất canh tác thì việc ngƣời nông dân nhận khoán (thuê) ruộng đất với thời gian tƣơng đối dài và xây dựng nông trƣờng của gia đình mình trên ruộng đất đó là sự lựa chọn nhanh gọn nhất, dễ dàng nhất. (2). Việc chuyển sang chế độ khoán kinh doanh không vấp phải sự cản trở nào từ phía xã hội . Trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh doanh nông nghiệp này, nông dân chỉ đƣợc lợi không bị thiệt, lợi ích của các nhóm ngƣời khác trong xã hội cũng không bị tổn hại gì, do vậy sự chuyển đổi này dễ đạt đƣợc sự đồng thuận của xã hội. Đối với nông dân, trong thể chế kinh tế kế hoạch, khác với công nhân làm việc ở thành phố, ngƣời nông dân không nhận đƣợc sự đảm bảo nào về mặt phúc lợi xã hội. Từ trƣớc đến nay, họ toàn phải tự mình gánh chịu các rủi ro, tự lo cuộc sống cảu mình, chứ không hề có nồi "cơm to nào" để "ăn chung" (ý nói không đƣợc bao cấp). Cho nên, sự chuyển đổi từ kinh tế tập thể sang chế độ kinh doanh khoán gia đình đem lại cho nông dân nhiều lợi ích chứ không làm họ bị tổn hại. Đối với các cán bộ ở nông thôn, "Đại cách mạng văn hoá" đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào cảnh tiêu điều, xơ xác, thực tế đó đã khiến một số cán bộ lãnh đạo có đầu óc thực tế nhận thức đƣợc rằng cần phải ủng hộ các quan điểm sáng tạo trong thực tế của nông dân, nhất là về biện pháp khoán. Đồng thời, khoán sản đến hộ không làm họ (cán bộ) mất đi nhiều quyền lực và lợi ích, mà trái lại còn làm cho gia đình và bản thân họ thu đƣợc nhiều ích lợi hơn, vì vậy, không ít cán bộ đã phát huy tác dụng rất quan trọng trong quá trình thí điểm, nhân rộng mô hình khoán.
Thông qua thí điểm này , Trung Quốc đã thƣ̣c hiê ̣n mô ̣t điều quan tro ̣ng là phân định lại quyền tài sản trong quá trình chuyển đổi với chi phí tƣơng đối thấp.
Cách thức Trung Quốc phân định lại quyền tài sản có lẽ là cách thức đặc biệt trên thế giới. Trong bối cảnh những ràng buộc về mặt ý thức hệ chính trị, Trung Quốc vẫn duy trì quyền sở hữu cuối cùng của nhà nƣớc đối với các nguồn lực quan trọng (quyền sở hữu đất đai, quyền sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nƣớc v.v...) và luôn khẳng định vị thế tuyệt đối của chế độ sở hữu nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, các quyền khác trong chế độ quyền tài sản công hữu (quyền sử dụng, quyền kinh doanh, quyền chuyển nhƣợng, quyền cho thuế v.v...) đã đƣợc chuyển giao sang tay các chủ thể phi quốc hữu, trong đó đáng chú ý nhất là thành phần tƣ nhân. Kênh đƣợc sử dụng thành công nhất để chuyển các quyền bộ phận của quyền tài sản công hữu sang tay tƣ nhân là các hợp đồng khoán.
Hình 3: Phƣơng thức phân định lại quyền tài ở Trung Quốc
Nói rằng quá trình cải cách giúp ngƣời Trung Quốc có sự phân định quyền tài sản rất đặc biệt là bởi thông thƣờng, quyền tài sản phân định rõ là cơ sở để kí kết hợp đồng (tiến hành các giao dịch). Nhƣng ở Trung Quốc, các hợp đồng khoán trách nhiệm giữa đại diện của nhà nƣớc và nông dân đƣợc kí trƣớc, sau đó mới phân định đƣợc lại quyền tài sản của nông dân đối với đất ruộng.
QUYỀN TÀI SẢN CÔNG HỮU QUYỀN TÀI SẢNTƢ HỮU
Quyền sở hữu
Quyền sử dụng/chiếm dụng
Quyền cho thuê
Quyền chuyển nhƣợng v.v...
Quyền sử dụng/chiếm dụng
Quyền cho thuê
Quyền chuyển nhƣợng v.v... Khoán nông nghiệp,
khoán công nghiệp, cổ phần hóa, bán hoặc cho phá sản một số DN không quan trọng
Nội dung thứ hai của quá trình phân định lại quyền tài sản là khẳng định địa vị hợp pháp của các quyền tài sản tái phân định. Đây là đóng góp to lớn của Đặng Tiểu Bình cho thành công của Trung Quốc trên bƣớc đƣờng phát triển kinh tế. Chẳng hạn, chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện ngay từ nửa cuối năm 1956. Đó không phải là "phát minh" của thời kì cải cách mở cửa, càng không phải là phát minh của Đặng Tiểu Bình. Theo điều tra, vào cuối năm 1956, huyện Vĩnh Gia tỉnh Chiết Giang đã xuất hiện hình thức thí điểm khoán sản lƣợng đến hộ. Những nông dân mới bị ép vào công xã nhân dân nhận ra rằng chính sách "nồi cơm lớn" dẫn đến hiện tƣợng tiêu cực "đi làm nhƣng không bỏ sức" nên họ nhanh chóng chia ruộng đất tập thể cho nông hộ để khuyến khích các thành viên của công xã tích cực hơn. Trong giai đoạn 3 năm bĩ cực 1959 - 1961, chế độ khoán đã xuất hiện ở những tỉnh nhiều ngƣời chết đói nhất, trong đó 40% số đội sản xuất của tỉnh An Huy đã thực hiện chính sách này. Nông dân gọi ruộng đất đƣợc chia theo chế độ khoán là "ruộng cứu mạng" (救命田). Rõ ràng, tính chất "sở hữu tập thể" của ruộng đất thực hiện chế độ khoán không bị thay đổi, nó vẫn mang tính chất tài sản công hữu, chỉ có điều quyền sử dụng đƣợc giao cho nông dân thƣo những thỏa thuận và ràng buộc của hợp đồng khoán. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông có thành kiến rất lớn đối với chế độ khoán. Tình hình đói kém nguy ngập buộc Mao Trạch Đông phải ngầm cho phép nông dân một số tỉnh tiến hành khoán đất cho nông dân nhƣng khi tình hình kinh tế có chuyển biến tốt, Mao Trạch Đông liền giƣơng cao ngọn cờ đấu tranh giai cấp và đấu tranh đƣờng lối để gạt bỏ chính sách này. Tình thế đã thay đổi khi Đặng Tiểu Bình nắm thực quyền lãnh đạo. Theo hồi ức của Đỗ Nhuận Sinh, ngay từ năm 1962, Đặng Tiểu Bình đã bàn đến vấn đề “để xem hình thức nào là hình thức tốt nhất của quan hệ sản xuất (chúng ta) phải có thái độ nhƣ thế này: hình thức nào ở đâu có thể khôi phục một cách nhanh chóng và thuận tiện sản xuất nông nghiệp thì chúng ta áp dụng hình thức đó; quần chúng muốn áp dụng hình thức nào
thì chúng ta lựa chọn hình thức đó, (nếu hình thức đó không hợp pháp), chúng ta làm cho nó trở thành hợp pháp”. Sau khi quay lại chức vụ lãnh đạo cao nhất, Đặng Tiểu Bình tiếp tục tạo điều kiện cho chế độ khoán nhận đƣợc sự thừa nhận hợp pháp. Thời hạn khoán ruộng từ 1 năm, 3 năm tăng lên 10 năm, 30 năm rồi trở thành “không thay đổi trong thời gian dài”. Trách nhiệm của nông dân trong hợp đồng từ khoán sản lƣợng dần mở rộng thành khoán tài nguyên đất. Đến năm 2002, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã thông qua “Luật khoán đất nông nghiệp”, xác lập địa vị pháp luật của chế độ khoán trách nhiệm hộ gia đình. Theo bộ luật này, toàn bộ quyền sử dụng, quyền thu lợi, quyền chuyển nhƣợng ruộng đất đều đƣợc khoán cho nông dân với “thời hạn dài”; tập thể vẫn là chủ sở hữu đối với đất nông nghiệp, nhƣng toàn bộ chức năng kinh tế của quyền tài sản công hữu trên thực tế đã chuyển vào tay nông dân.
Ý nghĩa lớn nhất của việc thừa nhận tính hợp pháp của chế độ khoán là nó cải thiện đáng kể phán đoán về “lợi ích mong đợi” của nông dân, qua đó, khiến nông dân sẵn sàng đƣa ra những quyết sách có lợi cho sản xuất nông nghiệp (tăng đầu tƣ, tăng giờ làm, bảo vệ đất v.v...).
2.1.2. Thí điểm thành lập Đặc khu kinh tế (special economic zone)
Năm 1977, tại huyện Bảo An (nay là Thâm Quyến – tỉnh Quảng Đông) một lần nữa lại tái diễn cảnh tập trung dân di cƣ quy mô lớn để chạy sang Hồng Công2. Ngƣời phụ trách công tác ở tỉnh Quảng Đông sau khi đi điều tra tình hình biết rằng rất nhiều nông dân sau khi trốn đƣợc sang Hồng Công, chỉ trong 2 năm đã gửi tiền về Bảo An xây nhà. Ở Bảo An khi đó có làng La Phƣơng, qua eo biển, ở bên kia Hồng Công cũng có một làng La Phƣơng. Làng La Phƣơng ở Hồng Công thực chất là do nông dân ở La Phƣơng đại lục sau khi sang Hồng Công sinh sống lập nên. Khác biệt duy nhất giữa hai làng