Có thể xem các quan điểm đánh giá của Tôn Dã Phƣơng về việc chuyển giao doanh nghiệp ở chƣơn g của cuốn sách này.

Một phần của tài liệu Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 71)

- Tốn thời gian khi quỹ đầu tƣ bên ngoài tham gia

1Có thể xem các quan điểm đánh giá của Tôn Dã Phƣơng về việc chuyển giao doanh nghiệp ở chƣơn g của cuốn sách này.

cuốn sách này.

2 Một nhân vật lãnh đạo quan trọng của cải cách DNNN ở Trung Quốc là Viên Bảo Hoa trong một bải trả lời phỏng vấn đã nói rõ về quá trình quyết sách của phƣơng châm "mở rộng quyền, nhƣợng lợi". Xem Hạ Diệu phỏng vấn đã nói rõ về quá trình quyết sách của phƣơng châm "mở rộng quyền, nhƣợng lợi". Xem Hạ Diệu Mẫn: "Mở rộng quyền, nhƣợng lợi: Đột phá khẩu của cải cách DNNN - Phỏng vấn đồng chí Viên Bảo Hoa", đăng trên T/c "Bách niên triều", số 8 năm 2003.

nƣớc, doanh nghiệp đƣợc phép thành lập quỹ doanh nghiệp và giữ lại một phần lợi nhuận. (5). Đƣợc phép đề bạt đội ngũ cán bộ quản lí cấp trung1.

Tháng 7 năm 1979, Quốc vụ viện ban hành "Một số quy định về việc tăng cƣờng quyền tự chủ quản lí kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh", "Quy định về việc xí nghiệp quốc doanh thực hiện giữ lại lợi nhuận" và 5 văn bản khác có liên quan nhằm thực hiện trên quy mô toàn quốc một đợt cải cách mở rộng quyền tự chủ và cho phép doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận. Đến năm 1980, biện pháp cải cách này đã đƣợc thực hiện tại 6.600 DNNN quy mô lớn và vừa (số doanh nghiệp này chiếm hơn 60% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp trong ngân sách và chiếm 70% mức lợi nhuận). Từ năm 1979 đến cuối tháng 6 năm 1980, số doanh nghiệp thí điểm ở Thƣợng Hải và Thiên Tân làm ăn có lãi chiếm trên 80%, của Bắc Kinh chiếm đến 94%. Trong thời kỳ đầu mới tiến hành biện pháp cải cách này, tình hình sản xuất của doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực. Nhƣng hiệu quả thì chƣa đƣợc nâng cao rõ rệt, hơn nữa nền kinh tế còn nhanh chóng xuất hiện các chứng bệnh nhƣ trật tự kinh tế hỗn loạn, thâm hụt tài chính, lạm phát tiền tệ. Vì thế, biện pháp cải cách này cũng vấp phải sự nghi ngờ. Cuối năm 1980, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành điều chỉnh nền kinh tế quốc dân, cải cách DNNN cũng chuyển từ "mở rộng quyền" sang thực hiện "chế độ trách nhiệm kinh doanh" nhằm buộc các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch của nhà nƣớc.

Để lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp là hình thức đầu tiên của "nhƣợng lợi". Nó cho phép DNNN đƣợc giữ lại và tự chủ chi tiêu một phần lợi nhuận nhất định chứ không cần phải nộp toàn bộ lợi nhuận lên cho nhà nƣớc nhƣ trƣớc cải cách. Năm 1979, trong các văn kiện của Quốc vụ viện về vấn đề này, số lợi nhuận giữ lại đƣợc dùng vào 3 mục đích: lập "quỹ phát triển sản xuất", lập "quỹ phúc lợi công nhân viên chức" và lập "quỹ khen

thƣởng doanh nghiệp". Tỷ lệ lợi nhuận đƣợc giữ lại là một tham số để điều chỉnh quan hệ phân phối lợi ích giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp, tham số này khác nhau tuỳ thuộc theo từng ngành, từng địa phƣơng. Cải cách "chuyển lợi nhuận thành thuế" trong hai năm 1983 - 1984 đã chuyển phần lớn lợi nhuận mà các doanh nghiệp phải nộp lên trên thành các hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp, "thuế điều tiết". Năm 1994, sau khi cải cách chế độ thuế thu, ngoài phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp lên trên theo một tỷ lệ thống nhất thì không phải nộp thêm lợi nhuận của mình cho nhà nƣớc.

Có rất nhiều sự phân tích khác nhau về việc tại sao cải cách "tăng cƣờng quyền tự chủ cho doanh nghiệp" không thu đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Quan điểm của những ngƣời lãnh đạo cải cách DNNN thì cho rằng mở rộng quyền, nhƣợng lợi chƣa đầy đủ. Vì thế, họ chủ trƣơng áp dụng phƣơng thức cải cách "khoán" ở nông thôn vào các doanh nghiệp công thƣơng nghiệp, thực hiện "khoán doanh nghiệp"1.

Chế độ trách nhiệm kinh doanh khoán doanh nghiệp là một dạng hình thức đặc thù của biện pháp mở rộng quyền nhƣợng lợi, điểm đặc thù của nó là dùng hình thức kí kết hợp đồng giữa cơ quan hành chính có liên quan với tầng lớp lãnh đạo của doanh nghiệp, nhằm quy định nội dung và mức độ "mở rộng quyền, nhƣợng lợi" cụ thể cho ngƣời trong nội bộ doanh nghiệp, cùng với các nghĩa vụ mà tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp phải chấp hành.

Kể từ đầu thập niên 1980s, trong bối cảnh chế độ khoán kinh doanh hộ gia đình ở nông thôn thu đƣợc thành công còn cải cách DNNN ở thành thị thì liên tục thất bại, các nhà cải cách Trung Quốc quyết định đƣa "khoán" vào cải cách DNNN.

1 Chẳng hạn, một số lãnh đạo của Uỷ ban kinh tế thƣơng mại quốc gia cho rằng "5 văn bản" về tăng cƣờng quyền tự chủ cho doanh nghiệp mà Quốc vụ viện ban hành từ 1978 - 1980 "trên danh nghĩa là các văn kiện quyền tự chủ cho doanh nghiệp mà Quốc vụ viện ban hành từ 1978 - 1980 "trên danh nghĩa là các văn kiện mở rộng quyền, nhƣợng lợi cho doanh nghiệp nhƣng trên thực tế thì tăng cƣờng quyền tự chủ có giới hạn, nhƣợng lợi cũng có giới hạn". Xem Hạ Diệu Mẫn: "Mở rộng quyền, nhƣợng lợi: Đột phá khẩu của cải cách DNNN - Phỏng vấn đồng chí Viên Bảo Hoa".

Khoán là một chế độ trong đó ngƣời phát khoán đem tài sản của mình giao cho ngƣời nhận khoán để ngƣời này kinh doanh, hai bên đi đến thoả thuận chung trong đó đảm bảo ngƣời sở hữu nhận đƣợc mức thu lợi cố định, số vƣợt ngoài định mức quy định đó thuộc về ngƣời nhận khoán, hoặc đƣợc phân phối cho cả hai bên theo tỷ lệ nào đó. Thực chất, khoán là một dạng sắp xếp quyền tài sản theo chế độ tầng nấc, tức là ngƣời sở hữu cấp dƣới có đƣợc quyền khống chế thặng dƣ từ ngƣời sở hữu cấp cao hơn trong thời gian nhận khoán, đồng thời có quyền chiếm dụng thặng dƣ đối với kết quả kinh doanh sau khi đã khấu trừ khoản "tiền thuê", với điều kiện phải nộp "tiền thuê" định mức cho ngƣời sở hữu cấp cao hơn.

Đầu năm 1983, ngƣời lãnh đạo của Văn phòng Bí thƣ trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đƣa ra khẩu hiệu: ""Khoán" vào thành phố, có khoán là đủ", đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công thƣơng nghiệp phải thực hiện chế độ khoán. Trong thời gian ngắn 2-3 tháng, các DNNN trong toàn Trung Quốc hầu hết đều đã thực hiện khoán. Nhƣng biện pháp này lại nhanh chóng dẫn đến sự hỗn loạn về trật tự kinh tế và tình trạng vật giá leo thang, điều này khiến những ngƣời đứng đầu Quốc vụ viện phải đề nghị trung ƣơng Đảng ra quyết định tạm ngừng thực hiện khoán và thúc đẩy cải cách "chuyển lợi nhuận thành thuế". Tháng 6 năm 1983 và tháng 10 năm 1984, Trung Quốc lần lƣợt tiến hành cải cách "chuyển lợi nhuận thành thuế bƣớc 2". Tuy nhiên, cải cách trong các lĩnh vực khác vẫn chƣa đƣợc thực hiện triệt để, nên mới chỉ tiến hành đƣợc "chuyển lợi nhuận thành thuế" mà chƣa thực hiện đƣợc biến doanh nghiệp thành chủ thể tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, cạnh tranh bình đẳng.

Cuối năm 1986, lãnh đạo Quốc vụ viện sau khi ra lệnh huỷ bỏ phƣơng án cải cách đồng bộ, đã chỉ thị chuyển sang đƣờng lối cải cách lấy "cải cách doanh nghiệp làm trận tuyến chính". Khi đó, cũng có quan điểm đề nghị xây dựng chế độ công ty (lúc này gọi là "chế độ cổ phần") thành hình thức chủ

yếu của thể chế doanh nghiệp mới nhƣng do mọi ngƣời vẫn còn cảm thấy chế độ công ty là một cái gì đó rất mới mẻ, hơn nữa những điều kiện kinh tế cơ bản và môi trƣờng pháp chế cần có để xây dựng chế độ công ty hiện đại vẫn chƣa đầy đủ nên một lần nữa Trung Quốc lại lựa chọn một biện pháp dễ đƣợc mọi ngƣời chấp nhận hơn, đó là biện pháp khoán. Tháng 12 năm 1986, Quốc vụ viện đề xuất phải "thúc đẩy thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh với nhiều hình thức, đem lại cho ngƣời kinh doanh quyền tự chủ kinh doanh đầy đủ". Giữa năm 1987 dấy lên cao trào doanh nghiệp thực hiện khoán lần thứ hai. Đến cuối năm, 78% số doanh nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân nằm trong diện ngân sách nhà nƣớc (trong đó có 80% là doanh nghiệp lớn và vừa) thực hiện chế độ này.

Đặc biệt, nếu theo dõi sát sao bƣớc đi của cải cách DNNN, có thể nhận thấy biện pháp cải cách “nắm lớn, buông nhỏ” là một dạng thể chế mang tính xui khiến (induced)4, trong đó chính quyền địa phƣơng ở một số tỉnh đã thực hiện biện pháp cải cách này một cách tự phát rồi mới báo cáo lên chính quyền trung ƣơng để xin ý kiến chỉ đạo [59].

Ngoài ra, phƣơng thức thí điểm còn thể hiện rõ ở loạt cải cách theo chế hai quỹ đạo (quỹ đạo kế hoạch vốn có và quỹ đạo thị trƣờng mới) trong rất nhiều lĩnh vực (nhƣ giá cả, lãi suất v.v…).

2.1.4. Thí điểm cải cách thể chế quản lí ngoại tệ

Trƣớc ngày cải cách mở cửa, Trung Quốc áp dụng thể chế quản lí ngoại hối theo đó toàn bộ ngoại tệ xuất nhập khẩu áp dụng tỉ giá hối đoái cố định số ngoại tệ sử dụng đƣợc phân phối theo các kế hoạch tập trung thống nhất, tỷ suất quy đổi của đồng CNY so với ngoại tệ bị đẩy lên quá cao. Từ sau năm 1979, Trung Quốc đã dần nới lỏng sự quản lí ngặt nghèo về ngoại tệ, xoá bỏ chế độ thống nhất thu, thống nhất chi (ngoại tệ), thực hiện chế độ hai quỹ đạo

Một phần của tài liệu Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế (Trang 71)