Giải pháp nâng cao tính trung thực của thông tin

Một phần của tài liệu Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp (Trang 41)

cũng có hiện tượng thông tin thiếu khách quan trên các báo nội chính. Nguyên nhân là do trình độ, do mục đích không trong sáng của người viết bài khi xử lý thông tin đấu tranh chống tội phạm. Hậu quả của điều này là trên các báo nội chính có không ít bài báo phải đính chính và đôi khi có nhiều thông tin trái ngược nhau về cùng một vấn đề cải cách tư pháp cần phản ánh.

Như vậy, báo chí càng phát triển thì vai trò của nó đối với xã hội ngày càng to lớn. ảnh hưởng này bao giờ cũng tồn tại hai mặt và những thông tin báo chí tác động vào xã hội càng nhiều thì môi trường xã hội càng trở nên phức tạp hơn, mất an toàn hơn. Những luồng thông tin này buộc công chúng phải nâng cao nhận thức và chính kiến của mình để có thể nhận định đúng đắn bản chất của các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong đời sống xã hội.

1.2.2.3. Giải pháp nâng cao tính trung thực của thông tin cải cách tư pháp pháp

Để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong các bài viết, không chỉ đòi hỏi chuyên môn, đạo đức của các nhà báo mà còn đòi hỏi một sự định hướng

rõ ràng của các cơ quan báo chí. Điều này cũng liên quan đến việc cải thiện mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan nội chính, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng năng lực và ý thức chính trị của người làm báo. Trên thực tế, đã nhiều năm nay, Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan nội chính như Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, Thanh tra, Tư pháp… luôn theo dõi sát nội dung của báo chí nội chính, chỉ đạo việc điểm báo các thông tin có liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đặc bịêt là các thông tin liên quan đến cán bộ tư pháp có biểu hiện vi phạm pháp luật để chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra, xem xét đúng sai trong hoạt động chuyên môn và trong xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Mối quan hệ giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan tư pháp thể hiện qua mối quan hệ trực tiếp giữa các phóng viên báo chí và các cơ quan nội chính và thông quan mối quan hệ này thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trước pháp luật và trước nhân dân. Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ này là sự phối hợp công tác không thường xuyên đã dẫn tới việc thiếu chặt chẽ trong thông tin quá trình điều tra, giải quyết các vụ án. Bên cạnh đó, khi tham gia chống tham nhũng, tiêu cực và đấu tranh với các tệ nạn xã hội, có nhiều việc báo chí viết đúng nhưng những cơ quan có trách nhiệm lại chưa có sự tiếp thu và xử lý kịp thời, chưa nghiêm túc trả lời báo chí theo quy định hiện hành của pháp luật. Mặt khác, một số nhà báo do không nắm vững pháp luật, do nắm thông tin một chiều, không đầy đủ hoặc do có động cơ cá nhân nên đã phê bình không đúng, đưa tin có tính chất suy diễn sai với bản chất sự việc, gây ảnh hưởng không tốt đến định hướng dư luận. Những khuyết điểm đó đã trở thành rào cản mối quan hệ chặt chẽ giữa những các cơ quan báo chí và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Do đó, muốn thông tin cải cách tư pháp được truyền đạt một cách khách quan, trung thực, những người làm báo là những người bảo vệ pháp

luật cần tạo tiếng nói chung trong mối quan hệ hai chiều này. Mặt khác, từ khi có Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về đấu tranh chống tiêu cực và xây dựng Đảng, cùng với các Nghị quyết, Chỉ thị khác của Trung ương về công tác tư pháp thì công tác thông tin, tuyên truyền, xuất bản báo chí được bổ sung, sửa đổi và sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan nội chính cũng được tăng cường. Lãnh đạo các cơ quan nội chính đã chủ động mời báo chí tham dự các sinh hoạt, hội nghị chuyên đề về nội chính. Gần đây, do yêu cầu phối hợp tuyên truyền các vụ án lớn, phức tạp, lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng tham gia làm thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành theo chỉ đạo của cấp uỷ Đảng các cấp. Đó là những tiền đề tích cực cho việc thông tin được cung cấp và được truyền bá một cách rộng rãi và kịp thời.

Báo chí là một kênh thông tin hai chiều, vì vậy, trong công cuộc cải cách tư pháp, các cơ quan báo chí trong khối nội chính cần có sự tăng cường phối hợp với các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, để mối quan hệ này đúng pháp luật và đem lại hiệu quả thiết thực thì phải có một quy chế rõ ràng, có nội dung và phương thức cụ thể song hành cùng sự thiện chí, đem lại hiệu quả cho công tác thông tin tuyên truyền cải cách nền tư pháp nước nhà.

Một phần của tài liệu Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)