Nói về lịch sử ra đời của các báo thì báo chí nội chính ra đời muộn hơn nhiều so với các báo, tạp chí khác. Có thể nhận thấy sự ra đời của các báo, tạp chí này qua mốc thời gian sau:
Báo "Bảo vệ pháp luật" và tạp chí "Kiểm sát" – Cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong hệ thống các cơ quan nội chính, Viện Kiểm sát có một vai trò rất quan trọng. Báo Bảo vệ pháp luật ra số đầu tiên ngày 24/12/2002. Tôn chỉ mục đích của báo Bảo vệ pháp luật là tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về hoạt động tư pháp, về thực hành quyền công tố Nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Tôn chỉ của Báo cũng đề cao việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; giới thiệu những kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật của các nước; hướng dẫn áp dụng pháp luật. Mặc dù gần một năm sau khi có Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, báo Bảo vệ Pháp luật mới xuất hiện nhưng Báo cũng thành lập một số chuyên mục tuyên truyền về nội dung này như chuyên mục đóng góp ý kiến sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, chuyên mục "Công dân khiếu nại - cơ quan trả lời" để đăng tải tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của ngành Kiểm sát với những trường hợp cụ thể thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của ngành Kiểm sát.
Đối với tạp chí Kiểm sát, sau khi có Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp, tạp chí chú trọng việc đăng tải thông tin về những nội dung cơ bản của Nghị quyết 08 và những định hướng cụ thể về nhiệm vụ cải cách tư pháp đối với các cơ quan tư pháp nói chung và đối với ngành Kiểm sát nói riêng. Trong nội dung của các số tạp chí được thực hiện theo chuyên đề đều có những bài viết và các nội dung liên quan đến nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08 và các giải pháp để nâng cao việc thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Báo "Công lý" và tạp chí "Tòa án nhân dân" - Cơ quan ngôn luận của Toà án nhân dân tối cao
Báo Công lý ra số đầu tiên vào ngày 2/1/2002. Tiền thân của báo Công lý là bán nguyệt san Người bảo vệ công lý, chuyên đề của tạp chí Toà án nhân dân. Báo Công lý là tuần báo đầu tiên của ngành Toà án. Mục tiêu của Báo là trở thành diễn đàn bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội, đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả, đồng thời là diễn đàn biểu dương những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, những tập thể và cá nhân đang góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay trên trang nhất số báo đầu tiên ngày 2/1/2002, báo Công lý
đã có bài “ Bố già” Năm Cam và thế giới ngầm tội ác". Bài đầu tiên giới thiệu về Nghị quyết 08 đăng trên trang nhất số 8 ngày 20/2/2002 về nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, mở đầu cho sự đóng góp của báo Công lý đối với công cuộc cải cách tư pháp. Như vậy, báo Công lý ra đời cùng với ngày Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp.
Đối với tạp chí Toà án nhân dân, sau khi Nghị quyết 08 được ban hành, tạp chí đã đăng tải nhiều bài viết tập trung vào những vấn đề cần lưu ý trong hoạt động xét xử, nhằm mục đích giúp các cấp toà án kịp thời rút kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng tinh thần của Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp. Đồng thời, tạp chí cũng tăng cường đăng tải các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư liên tịch của Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, liên ngành về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử của ngành Toà án, các vấn đề tố tụng, góp ý sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác liên quan đến quá trình thực hiện Nghị quyết 08.
Báo "Đời sống và Pháp luật" và tạp chí "Pháp lý" – Cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam
Báo Đời sống và Pháp luật ra số đầu vào năm 2001. Có thể nói, trong hệ thống các báo nội chính, báo Đời sống và Pháp luật thể hiện tính chuyên nghiệp và tính hệ thống hơn các báo khác khi thông tin về quá trình cải cách tư pháp. Từ đầu năm 2002, ngay sau khi Nghị quyết 08 ra đời, báo Đời sống và Pháp luật đã có chuyên mục "Bàn về cải cách tư pháp" ở trang 6 tất cả các số báo. Đến thời điểm tháng 6/2005 chuyên mục này vẫn được duy trì. Nếu so sánh các báo và tạp chí trong hệ thống các cơ quan nội chính, báo Đời sống và Pháp luật, tạp chí Pháp lý thể hiện tính chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn các báo, tạp chí khác trong công tác tuyên truyền quá trình cải cách tư pháp.
Cũng tuyên truyền về cải cách tư pháp, ngay sau khi có Nghị quyết 08, tạp chí Pháp lý đã mở chuyên mục cho các luật gia, phóng viên, cộng tác viên tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết 08. Tạp chí Pháp lý cũng đăng tải những thông tin liên quan đến việc giải thích và hướng dẫn vận dụng thực hiện các nội dung cải cách tư pháp ghi trong Nghị quyết 08 cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành như: góp ý việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, dự án Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng cải cách tư pháp, thông tin về các phiên toà mẫu thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 08 ở các địa phương v.v...
Báo "Pháp luật Việt Nam" và Tạp chí "Dân chủ và Pháp luật" – Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp.
Báo Pháp luật Việt Nam ra đời năm 1985 với tên gọi Pháp luật thường thức, in 8 trang, 2 màu, mỗi tuần một số. Năm 1995, báo đổi tên thành Pháp luật và xuất bản 2 kỳ/ tuần. Năm 1998, có thêm số chủ nhật và từ năm 2002 đến nay xuất bản 6 kỳ/tuần ra hàng ngày, ngoài ra còn có 2 bán nguyệt san mỗi tháng, mỗi số dày 36 trang. Ngày 1/1/2005, báo Pháp luật đổi tên thành báo Pháp luật Việt Nam. Báo Pháp luật Việt Nam có nhiều bài viết
phản ánh về công cuộc cải cách tư pháp. Trên Pháp luật chủ nhật năm 2002, đầu năm 2003 cũng xuất hiện chuyên đề “ Bàn về cải cách tư pháp”.
Đối với tạp chí Dân chủ và Pháp luật, việc tuyên truyền cải cách tư pháp được thể hiện qua các hình thức như đăng tải các chủ trương, chính sách và những giải pháp lớn của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, phản ánh những kinh nghiệm, kết quả cụ thể của cuộc cải cách tư pháp. Tạp chí cũng dành nhiều bài viết phản ánh thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, bao gồm cả những ưu điểm và hạn chế trong quá trình cải cách tư pháp, giới thiệu những điển hình, những khó khăn, phức tạp trong tiến trình cải cách tư pháp.
Báo "Thanh tra" và tạp chí "Thanh tra" – Cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ
Ngày 15/1/ 1992, báo Thanh tra ra số đầu tiên. Ban đầu, báo Thanh tra ra hai tuần một số, đến nay đã trở thành tuần báo, 12 trang và mỗi tháng có thêm tờ Thanh tra cuối tháng. Sau khi Nghị quyết 08 ra đời, báo Thanh tra tập trung phản ánh việc giải quyết khiếu tố của nhân dân và các cơ quan nhà nước, đồng thời có kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết. Đó cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Thanh tra Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp.
Đối với tạp chí Thanh tra, cách thức tuyên truyền về nhiệm vụ cải cách tư pháp được thể hiện chủ yếu qua các bài biết về những nội dung của cải cách tư pháp có liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng trong chuyên mục "Nghiên cứu - trao đổi". Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Chính phủ là tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng nên những nội dung cơ bản trong nhiệm vụ cải cách tư pháp đều liên quan đến việc đảm bảo quyền khởi kiện vụ án hành chính của đương sự sau khi đã qua giai đoạn tiền tố tụng, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với toà án nhân dân trong việc giải
quyết các khiếu kiện hành chính, việc đổi mới phương pháp, cách thức, quy trình phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng và mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ các cấp với các cơ quan điều tra trong việc xử lý những vụ việc qua thanh tra có dấu hiệu phạm tội.
Tạp chí "Luật học" - Cơ quan ngôn luận của Trường Đại học Luật, Hà Nội
Tạp chí Luật học được thành lập vào tháng 9/1994. Đây là một tạp chí khoa học, có tôn chỉ và mục đích là tạo diễn đàn khoa học để các nhà luật học, nhà giáo, nhà quản lý, luật gia, học viên cao học, nghiên cứu sinh công bố các công trình nghiên cứu về luật học và các lĩnh vực có liên quan đến luật học. Tạp chí cũng là diễn đàn trao đổi các quan điểm, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn pháp luật, phổ biến phương pháp mới về nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập về luật học và những khoa học liên quan đến luật học. Do đặc thù này, tạp chí Luật học rất ít các bài viết phản ánh về công cuộc cải cách tư pháp. Các bài viết trên tạp chí này thường gắn với chuyên môn giảng dạy của Trường Đại học Luật nhưng cũng phản ánh nỗ lực thay đổi nhận thức của những người quan tâm đến công cuộc cải cách tư pháp.
Nếu phân chia các cơ quan ngôn luận nêu trên thành hai loại hình là báo và tạp chí thì hệ thống các tạp chí của các cơ quan nội chính bao gồm tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư pháp, tạp chí Kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tạp chí Toà án của Toà án nhân dân tối cao, tạp chí
Thanh tra của Thanh tra Chính phủ, tạp chí Pháp lý của Hội Luật gia Việt Nam, tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội. Mỗi tạp chí có những nhiệm vụ riêng nhưng đều có những điểm chung trong cách thể hiện thông tin. Trên tạp chí, những bài viết thường mang tính chất nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Cũng có những bài viết phản ánh thông tin thời sự
nhưng không nhiều do thời gian định kỳ giữa hai tạp chí dài, làm cho việc phản ánh thông tin thời sự diễn ra hàng ngày trong đời sống không phù hợp. Bên cạnh nhiệm vụ phải cung cấp thông tin chính xác, kịp thời các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong lĩnh vực tư pháp, các tạp chí còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin về những kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp ở các nước khác nhau trên thế giới. Các tạp chí cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, các luật gia phát biểu ý kiến phân tích về những vấn đề có tính chất chuyên môn, công bố các kết quả nghiên cứu và những dự báo khoa học. Như vậy, các tạp chí trong hệ thống các cơ quan nội chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hình thành những tiền đề lý luận có giá trị tham khảo, dự báo và hình thành các quan điểm, định hướng, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp chỉ đạo thực hiện những hoạt động cụ thể trong lĩnh vực tư pháp. Các báo bao gồm báo Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp, báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, báo Công lý của Toà án nhân dân tối cao, báo Đời sống và Pháp luật của Hội Luật gia Việt Nam. Các báo có nhiệm vụ cung cấp thông tin đại chúng, đăng tải thông tin qua tất cả các thể loại báo chí. Như vậy, phạm vi hoạt động và tính chất của thông tin trên các báo bao giờ cũng rộng và đa dạng, phong phú hơn thông tin trên các tạp chí. Trên các báo cũng có diễn đàn để các chuyên gia, luật gia phát biểu chính kiến của mình khi công luận cần có tiếng nói của các nhà chuyên môn về một số vấn đề nhất định.
Nhìn chung, sau khi Nghị quyết 08 ra đời, các báo, tạp chí trong khối nội chính đều đặt trọng tâm phản ánh vào công cuộc cải cách tư pháp và hiệu quả quá trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, hiệu quả mà các báo và tạp chí đạt được rất khác nhau và cách thức thông tin cũng rất khác nhau.
quá trình cải cách tư pháp
Bản thân các báo, tạp chí thuộc cơ quan nội chính không chỉ là phương tiện phản ánh sự vận động và diễn biến của quá trình cải cách tư pháp mà còn là đối tượng của công cuộc cải cách tư pháp.
Có thể nói, báo chí nội chính như là tấm gương phản chiếu sự vận động nhiều chiều của hoạt động tư pháp nói chung và công cuộc cải cách tư pháp nói riêng. Những việc đã làm được, những mặt còn hạn chế của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tư pháp đều được báo chí phản ánh và bình luận. Tâm tư, nguyện vọng của người dân được báo chí đăng tải và chuyển đến các cơ quan chức năng. ở góc độ này, báo chí là kênh thông tin hai chiều, là cầu nối giữa người dân và các cơ quan tư pháp, góp phần vào quá trình cải cách tư pháp.
Do đó, cải cách nội dung thông tin, cách thức đưa tin để nâng cao hiệu quả tuyên truyền là một nhiệm vụ mà Nghị quyết 08 yêu cầu các báo phải đạt được. Để làm được nhiệm vụ này, các báo phải có những chuyển biến nhất định để phản ánh quá trình đổi mới và góp phần dự báo sự vận động của xã hội dưới tác động của cuộc cải cách tư pháp.
1.2.1. Nhiệm vụ nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân và nhân dân
Nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân là một nhịêm vụ thường xuyên của báo chí nói chung và của các báo nội chính nói riêng. Tuyên truyền về công cuộc cải cách tư pháp có những đặc thù riêng biệt vì nó gắn liền với sự vận động của một thể chế chính trị và gắn liền với những quyền lợi trực tiếp của người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân mà còn là một giải pháp lâu dài để giữa vững ổn định chính trị và
phát triển xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vừa là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan báo chí nội chính được ghi ở tôn chỉ, mục đích trong giấy phép hành nghề báo chí của từng tờ báo, tạp chí, vừa là một phương thức để báo chí duy trì hoạt động, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Đây cũng là nhiệm vụ của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử được ghi trong các Luật, Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Các cơ quan báo chí và các cơ quan nội chính gặp nhau ở điểm chung này. Do vậy, việc phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan