Báo chí nội chính tuyên truyền về lĩnh vực tư pháp trước khi Nghị

Một phần của tài liệu Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp (Trang 49)

08 ra đời

Trước khi Nghị quyết 08 ra đời, một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị cho cải cách tư pháp đã được tiến hành trong hệ thống các cơ quan nội chính. Điều này thể hiện rõ nét một sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cơ quan tư pháp. Báo chí nội chính không thể đứng ngoài sự vận động này.

2.1.1. Sự xuất hiện của các vấn đề tư pháp cần cải cách trên các báo

Vào thời điểm chuẩn bị cho sự ra đời của Nghị quyết 08, trên các báo, tạp chí, những bất cập trong công tác tư pháp đã được đề cập. Điều này không phải là một sự ngẫu nhiên vì các báo nội chính là cơ quan ngôn luận của các

cơ quan nội chính nên có nhiệm vụ thường xuyên phản ánh hoạt động của các cơ quan tư pháp. Sự vận động của thực tế đã chứng minh rằng hệ thống tư pháp của Việt Nam còn nhiều bất cập. Những bất cập đó đương nhiên được báo chí nội chính phản ánh và bình luận. Các báo nội chính cũng là diễn đàn để các nhà chuyên môn, các nhà hoạt định chính sách thể hiện tâm huyết và ý tưởng cho kế hoạch đổi mới nền tư pháp còn chưa đồng bộ và nhiều bất cập ở Việt Nam. Qua báo chí, người dân cũng thể hiện mong muốn của mình trước những bất công, những oan trái, sự bất hợp lý mà họ và gia đình họ phải gánh chịu khi tiếp xúc với các cơ quan công quyền. Như vậy, đương nhiên, những nội dung tư pháp cần phải cải cách đã được thể hiện rõ trên các báo và tư pháp là một nội dung thường xuyên, liên tục của báo chí nội chính. Có thể minh chứng điều này qua một số bài viết trên Báo Đời sống và Pháp luật năm 2001. Trên trang 6 báo Đời sống và Pháp luật số 35 từ ngày 25/10 đến 31/10 năm 2001 có bài "Hành trình tố tụng: kêu ai những thiệt hại không tên?

của tác giả Hương Giang. Tác giả viết: "Theo luật, người nào do lỗi vô ý hoặc cố ý xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tế, có một loại thiệt hại mà dù có muốn đòi, người bị thiệt cũng chẳng biết kêu ai. Đó là những thiệt hại không tên trên hành trình tố tụng do luật, do người thực thi luật và do cả các đương sự chơi nhau". Khi được ban hành, những thiệt hại như thế này và tương tự như thế này đã được Nghị quyết 08 đề cập cụ thể và yêu cầu các cơ quan chức năng cố gắng giảm thiểu để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân. Cũng trên trang 6, báo Đời sống và Pháp luật

số 11 từ ngày 19/7 đến ngày 25/7/2001 có bài "Hình sự hoá các quan hệ dân sự và kinh tế: trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng?" của tác giả Nguyễn Ngọc Quyết. Tác giả viết: "Trong những năm gần đây, nhiều vụ án dân sự và kinh tế lại được các cơ quan pháp luật thụ lý giải quyết theo trình

tự của một vụ án hình sự. Ngược lại, có những vụ án có dấu hiệu của tội phạm hình sự như lợi dụng các hợp đồng dân sự, kinh tế để chiếm đoạt tài sản của người khác lại được các cơ quan pháp luật xử lý bằng thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế. Rõ ràng, do đánh giá không đúng tính chất nội dung của vụ án dẫn đến việc thụ lý sai thẩm quyền, đặc biệt việc dùng pháp luật hình sự để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và kết án oan, sai cho người vô tội đã gây dư luận xấu trong nhân dân". Như vậy, rõ ràng bài báo của tác giả Nguyễn Ngọc Quyết đã đề cập đến một trong những nội dung trọng tâm của công tác tư pháp cần được cải cách là vấn đề hình sự hoá các quan hệ dân sự và kinh tế. Những bài viết tương tự như thế này xuất hiện ở tất cả các báo nội chính trong nhiều năm trước khi Nghị quyết 08 được ban hành vì đó là những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống mà báo chí có trách nhiệm lên tiếng.

Tuy nhiên, vào thời điểm trước ngày 2/1/2002, chưa có một văn bản chính thức nào của Đảng, Nhà nước yêu cầu các cơ quan báo chí phải thực hiện nội dung cải cách tư pháp một cách tổng thể nên sự phản ánh những chuyển biến trong công tác tư pháp chưa thành một hệ thống nhất định. Các báo, tạp chí đều không có chuyên mục riêng phản ánh những vấn đề cần phải cải cách hay báo hiệu những nội dung sẽ cải cách. Mặt khác, cải cách tư pháp là một vấn đề rất nhạy cảm, có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ hệ thống chính trị và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân nên khi chưa có chủ trương tuyên truyền của cơ quan chủ quản, các báo nội chính bộc lộ rõ sự dè dặt trong việc đề cập đến nội dung này. Các báo như Thanh tra, Pháp luật, Đời sống và Pháp luật, các tạp chí, ra đời trước năm 2002 nhưng phần lớn nội dung tuyên truyền đều thể hiện sự bị động. Các báo đó chủ yếu phản ánh các sự kiện đã diễn ra mà chưa dự báo được các sự kiện sẽ diễn ra. Các báo Công lý, Bảo vệ Pháp luật chỉ ra đời sau khi Nghị quyết 08 được ban hành còn khá non trẻ

nên cũng chưa kịp thể hiện một cách hệ thống và hiệu quả vấn đề cải cách tư pháp bằng nghiệp vụ báo chí. Nhìn chung, vào thời điểm trước năm 2002, những kiến nghị cải cách trên báo chí nội chính mới dừng lại ở từng sự việc đơn lẻ, không nêu lên thành những vấn đề có tính lý luận. Trong năm 2002, báo Công lý và báo Bảo vệ pháp luật ra đời, nhưng từ đó đến giữa năm 2005, hai báo này không có chuyên mục tuyên truyền về công cuộc cải cách tư pháp. Mặc dù vây, các nội dung được đề cập đến trong Nghị quyết 08 đều được các báo đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Do phạm vi đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp từ khi có Nghị quyết 08 ra đời nên người viết không đề cập cụ thể mà chỉ giới thiệu khái quát sự xuất hiện của đề tài cải cách tư pháp trên báo chí nội chính giai đoạn trước Nghị quyết 08.

2.1.2. Nội dung và phương thức phản ánh công tác tư pháp trên báo chí nội chính trước năm 2002

Do đặc thù của từng tờ báo mà cách thể hiện nội dung và hình thức những bất cập của công tác tư pháp khi áp dụng vào cuộc sống của mỗi báo nội chính có khác nhau. Tuy nhiên, một điểm dễ nhận thấy nhất ở các báo nội chính trước năm 2002 là không có chuyên mục phản ánh những vấn đề tư pháp cần phải cải cách. Mặt khác, những vấn đề lý luận cho cải cách tư pháp đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp và sự tổng kết công phu từ thực tiễn. Do đó, hầu hết các bài viết về những bất cập trong lĩnh vực tư pháp trước thời điểm 2/1/2002 trên các báo nội chính đều do các nhà làm luật, các luật sư, điều tra viên, kiểm sát viên và các nhà quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp viết và đăng tải trên các báo. Từ đặc điểm này dẫn đến hình thức thể loại của các bài viết rất đơn điệu, chủ yếu là các bài viết theo thể loại phản ánh một vấn đề hoặc một cụm vấn đề. Ngôn ngữ của các bài viết này

cũng mang tính học thuật cao. Có thể thấy điều này trên nhiều bài viết thuộc các báo, tạp chí nội chính nhưng rõ nhất là báo Pháp luật và Đời sống. Trang

Pháp đình báo Pháp luật và Đời sống ngày 5/7/2001 có bài "Có phải cứ "xử sai huỷ" là xong!" của luật gia Trịnh Phú Hải. Bài viết có đoạn: "Quyết định sai trái số 23 ngày 28/5/1998 của Toà án huyện Diên Khánh tồn tại được gần 3 năm thì bị kháng nghị giám đốc thẩm. Trong kháng nghị số 01 ngày 5/4/2001 của ông Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà có đoạn nhận xét"... Bà Giang không cung cấp cho Toà án địa phương địa chỉ của bà Giang và địa chỉ của ông Phạm Đình Thu. Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu pháp lý nào cho biết ông Thu hiện đang cư trú tại huyện Diên Khánh. Do đó, việc toà án nhân dân huyện Diên Khánh thụ lý và giải quyết vụ án trên là không có căn cứ..". Bởi tính thiếu căn cứ, trái pháp luật của Quyết định "công nhận thuận tình ly hôn" số 23 của Toà án huyện Diên Khánh và có kháng nghị nên ngày 8/6/2001, Uỷ ban thẩm phán Toà án tỉnh Khánh Hoà đã có quyết định tiêu huỷ quyết định số 23 nói trên. Quyết định trái pháp luật của Toà án huyện Diên Khánh đã bị tiêu huỷ nhưng hậu quả lại không thể khắc phục. Chị Giang còn tâm thần nặng, anh Thu đi lấy vợ khác, gia đình tan nát". Một điều dễ nhận thấy là bài báo có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn như : quyết định, kháng nghị, kháng nghị giám đốc thẩm, hồ sơ vụ án, tài liệu pháp lý, thụ lý, giải quyết vụ án, căn cứ, Uỷ ban thẩm phán, quyết định tiêu huỷ quyết định số 23... Nội dung chính mà bài báo đề cập tới là khi toà sử sai thì không phải cứ tiêu huỷ quyết định sai của toà là xong. Hậu quả mà việc toà xử sai để lại cho những người liên quan sẽ rất nặng nề. Tuy nhiên, để chứng minh được vấn đề này, luật gia Trịnh Phú Hải phải đưa ra nhiều dẫn chứng mà dẫn chứng cụ thể nhất là một quyết định sai pháp luật của Toà án nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Điều đó làm cho ngôn ngữ trong bài viết xuất hiện

nhiều thuật ngữ chuyên môn và cách trình bày bài viết cũng phải theo trình tự diễn biến của vụ án.

Đối tượng mà tác giả các bài viết lúc đó hướng đến là các nhà quản lý và những người trực tiếp tiến hành quá trình tố tụng. Chính điều này đã làm cho phong cách thể hiện các bài viết về đề tài tư pháp dưới góc độ phân tích những hạn chế cần phải cải cách có nhiều điểm giống nhau.

Tóm lại, trước khi Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới được ban hành, những vấn đề cần phải cải cách đã được đăng tải công khai trên báo chí. Về mặt hình thức, các bài viết về nội dung cải cách tư pháp trên báo chí nội chính thời điểm trước tháng 1/2002 và sau tháng 1/2002 không có nhiều điểm khác nhau do đội ngũ những người viết báo không có nhiều thay đổi. Điểm thay đổi lớn nhất về hình thức trình bày các bài viết sau tháng 1/2002 là các báo đã dành nhiều chuyên mục, chuyên trang để thông tin về cải cách tư pháp. Thời lượng xuất hiện các bài viết về nội dung này cũng nhiều hơn và được đề cập đến ở nhiều góc độ hơn.

Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài không đi sâu vào việc phân tích hình thức trình bày các bài viết trước ngày 2/1/2002 liên quan đến những nội dung tư pháp sẽ được cải cách nên người viết không dẫn chứng cụ thể về vấn đề này. ở Chương III, trên cơ sở phân tích tỷ lệ xuất hiện của các bài viết, vị trí xuất hiện trên các số báo, tỷ lệ ảnh, độ dài bài viết, khuôn khổ trang báo, màu sắc thể hiện, đội ngũ tác giả... chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này cụ thể hơn.

2.2. Báo chí nội chính với công tác cải cách tư pháp

Đối với các cơ quan ngôn luận của khối Nội chính, tạp chí thường ra đời sớm hơn tuần báo, một phần vì nó là nhu cầu tất yếu phục vụ cho công

tác tuyên truyền và nghiên cứu của Ngành, một phần vì bộ máy toà soạn không đòi hòi nhiều nhân lực như tuần báo. Sau khi Nghị quyết 08 ra đời, các báo thể hiện tính ưu việt hơn tạp chí trong công tác tuyên truyền, do nội dung hiện thực trực tiếp và sự đa dạng về thể loại. Nhiều bài viết chuyên sâu, nhiều diễn đàn góp ý cho công cuộc cải cách tư pháp cũng được thiết lập trên các báo. Như vậy, nhìn chung, trong khối nội chính, báo có ưu thế hơn tạp chí khi tuyên truyền về công cuộc cải cách tư pháp.

Sau khi Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới được ban hành, nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, chất lượng hoạt động tư pháp cũng được nâng lên một bước. Những cố gắng của các cơ quan tư pháp trung ương và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã được thể hiện bằng những kết quả cụ thể như: chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp được khẩn trương ban hành nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội; chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp được phân định rõ ràng; tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn hợp lý hơn; cán bộ tư pháp được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức; cơ sở vật chất và phương tiện làm việc được quan tâm đầu tư... Do vậy, có thể nói rằng, Đảng, Nhà nước đã và đang tiến hành cải cách tư pháp với quyết tâm mạnh mẽ và có chỉ đạo thống nhất. Tuy nhiên, thực tế của quá trình tiến hành cải cách cho thấy, tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến giữa năm 2005, việc cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08 mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất và mang tính chất đặt nền móng cho những cải cách đồng bộ và toàn diện trong tương lai. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra nhiều thách thức thì công tác tư pháp phải được cải cách

nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trước yêu cầu và thách thức như vậy, công tác tư pháp sẽ được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó và tiếp tục được cải cách toàn diện, có hệ thống, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đồng bộ với đẩy mạnh lập pháp, cải cách hành pháp. Chiến lược cải cách tư pháp liên tục được Đảng, Nhà nước thực hiện theo các bước và các lộ trình. Tháng 6/2005, Bộ Chính trị tiếp tục Ban hành một Nghị quyết về cải cách tư pháp từ 2005 đến 2020 mà trọng tâm là cải cách hệ thống toà án. Theo đó, thay vì tổ chức toà án theo cấp hành chính thì các toà án sẽ được lập theo thẩm quyền xét xử. Chẳng hạn, cấp sơ thẩm sẽ có các toà liên huyện, các toà khu vực. Cấp tỉnh sẽ lập toà phúc thẩm xét xử những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Toà thượng thẩm sẽ tách ra khỏi Toà tối cao và được thành lập theo khu vực, làm nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm. Toà tối cao chủ yếu làm công việc rà soát văn bản, tổng kết, hướng dẫn xét xử. Với Nghị quyết được ban hành năm 2005 này, công tác cải cách tư pháp sẽ được đẩy mạnh lên một cấp độ mới. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu báo chí nội chính đến tháng 6/2005 và do Nghị quyết 08 là Nghị

Một phần của tài liệu Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)