Phương pháp bảng cân ñố i kế toán dự trù.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM (Trang 30)

Phương pháp này dùng ñể dự báo về lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn bằng cách tính toán chênh lệch giữa tổng tài sản dự trù và tổng nguồn vốn dự trù.

Khi dự trù bảng cân ñối kế toán, có thể giả ñịnh nợ ngắn hạn và chi phí không bằng tiền theo tỷ lệ nhất ñịnh so với doanh thu, nợ dài hạn và vốn chủ

sở hữu không ñổi. Lợi nhuận giữ lại thay ñổi dựa trên mức lợi nhuận ròng dự

tính trừ ñi các khoản chi trả cổ tức.

“Nguồn : Quản trị tài chính ngắn hạn, Nguyễn Tấn Bình năm 2007”[1]

1.4. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU

1.4.1.Khái niệm khoản phải thu và quản trị khoản phải thu

Khoản phải thu là một loại tài sản ngắn hạn, trong ñó ghi nhận các khoản nợ mà người bán tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ của mình cho người mua với cam kết trả tiền vào một ngày xác ñịnh trong tương lai.

Nguyên nhân tồn tại của công nợ chủ yếu là do bán chịu, tức là doanh nghiệp ñã cung cấp tín dụng cho khách hàng . Bán chịu có thể có lợi cho doanh nghiệp là tăng lượng tiêu thụñồng thời khiến công nợ tăng lên.

Quản trị khoản phải thu bao gồm thiết lập chính sách bán chịu, lập kế

hoạch, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, giám sát và kiểm soát toàn diện khoản bán chịu

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị khoản phải thu

- Động cơ tài chính: người bán lấy một lãi suất ngầm ñịnh bằng hoặc cao hơn ngân hàng trong khoản bán chịu

- Động cơ hoạt ñộng: người bán ñiều chỉnh hành vi bán hàng thông qua phương cách bán chịu

- Động cơ chi phí: Người mua có thể kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa trước khi chấp nhận trả tiền.

1.4.3. Tầm quan trọng quản trị khoản phải thu

- Kiểm soát nợ xấu và những khoản phải thu hiện hành nhằm duy trì khả năng linh hoạt về tài chính

- Tối ưu hóa cơ cấu tài sản công ty, chuyển khoản phải thu thành tiền

ñúng thời hạn

- Phân tích rủi ro và quyết ñịnh ñáp ứng yêu cầu mua chịu của khách hàng.

1.4.4. Quản trị chính sách tín dụng 1.4.4.1. Khái niệm: 1.4.4.1. Khái niệm:

Chính sách tín dụng là chỉ những nguyên tắc, tiêu chuẩn, ñiều kiện và

ñối sách tuần hoàn khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán chịu cho khách hàng.

Chính sách tín dụng bao gồm những nội dung như: tiêu chuẩn tín dụng,

ñiều kiện tín dụng, chính sách thu hồi công nợ,…Chính sách tín dụng là một yếu tố quyết ñịnh quan trọng liên quan ñến mức ñộ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng.

1.4.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng ñến chính sách tín dụng

Một doanh nghiệp khi nới lỏng chính sách tín dụng là nhằm mục ñích tăng doanh thu nhưng ñồng thời tăng rủi ro, tăng vốn ñầu tư vào các khoản phải thu tỉ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài hơn và phương thức thu tiền ít gắt gao hơn.

1.4.4.3.Các yếu tố của chính sách tín dụng

a.Tiêu chun tín dng

Là những ñiều kiện tối thiểu về uy tín của khách hàng ñể có thể ñược chấp nhận bán chịu. Tức là khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế

tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận ñược thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại.

b.Chiết khu thương mi

Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa ñơn bán hàng ñược áp dụng ñối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn. Khi tỉ lệ chiết khấu tăng thì doanh số bán tăng, vốn ñầu tư vào khoản phải thu thay ñổi và doanh nghiệp nhận ñược ít hơn trên mỗi ñồng doanh số bán. Các chi phí thu tiền và nợ khó ñòi giảm khi tỉ lệ chiết khấu mới ñưa ra có tác dụng tích cực.

c.Thi hn bán chu

- Thời hạn bán chịu là ñộ dài thời gian từ ngày giao hàng ñến ngày nhận

ñược tiền bán hàng.

- Nhà quản lý có thể tác ñộng ñến doanh thu bán hàng bằng cách thay

ñổi thời hạn tín dụng. Nếu tăng thời hạn bán chịu ñòi hỏi doanh nghiệp phải

ñầu tư nhiều hơn vào các khoản phải thu, nợ khó ñòi sẽ cao hơn và chi phí thu tiền bán hàng cũng tăng lên. Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút thêm ñược nhiều khách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)