Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 ñến nay

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM (Trang 47)

f. Khuyến khích

1.8.2. Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 ñến nay

thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa so với khái niệm trước ñây là cơ sở kinh doanh có số vốn ñăng kí không quá 10 tỷ ñồng hoặc số lao ñộng trung bình hàng năm không quá 300 người (theo Nghị ñịnh số 90/2001/NĐ-CP ñã hết hiệu lực). Nhờ ñó, tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự hỗ trợ phát triển thành phần kinh tế này.

1.8.2. Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 ñến nay nay

Sự thay ñổi lớn nhất của khu vực DNNVV từ năm 2000 ñến nay chính là sự gia tăng ñáng kể và ổn ñịnh số lượng các DNNVV ñăng ký kinh doanh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, kể từ khi Luật doanh nghiệp của nước ta ñược ban hành và ñưa vào thực hiện, từ năm 2000 ñến cuối năm 2003 ñã có hơn 72.000 doanh nghiệp ñược thành lập, và

chỉ tính riêng năm 2005, số lượng doanh nghiệp ñăng ký mới (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) ñã là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số doanh nghiệp trước giai ñoạn 2000. Hiện nay, trong tổng số 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam, khoảng 95% là nhỏ và vừa. Theo ñánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thì các DNNVV hàng năm ñã ñóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50,13% tổng số lao ñộng trong doanh nghiệp, vốn chiếm 28,92%, doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78% và nộp ngân sách chiếm 17,46%.

Theo số liệu giai ñoạn 2000 – 2006 do Tổng cục Thống kê cung cấp trong ấn phẩm “Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả ñiều tra năm 2001 - 2007”. Dựa trên tiêu chí về vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ với số vốn dưới 1 tỷ ñồng (trên 60.000 USD) ñã giảm từ 54% vào năm 2000 xuống còn 29% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng một bộ phận các DNNVV lớn hơn ñang hình thành. Dựa vào tiêu chí về quy mô lao ñộng, tỷ trọng DNNVV sử dụng dưới 5 lao ñộng ñã giảm (từ 24% xuống còn 12,8% trong giai ñoạn 2000 - 2006), trong khi ñó tỷ trọng các DNNVV sử dụng trong khoảng 5-9 lao

ñộng ngày càng tăng (từ 26% ñến 44%). Điều này chứng tỏ rằng bộ phận các DNNVV nhỏ nhất ñã bắt ñầu mở rộng quy mô hoạt ñộng của mình.

Tuy nhiên, tỷ lệ các DNNVV ở các nhóm có số lao ñộng lớn hơn cũng giảm ñi: các nhóm từ 10 - 49 người vẫn ổn ñịnh; nhóm có số lao ñộng từ 50 - 299 người giảm từ 16% xuống 10%. Điều này chỉ ra rằng trong khi Việt Nam

ñã rất thành công trong việc gia tăng số lượng các DNNVV, vẫn còn những hạn chế: thứ nhất là sự phát triển của các doanh nghiệp có quy mô vừa; thứ

hai là sự phát triển từ các doanh nghiệp vừa thành các doanh nghiệp lớn. Xét trên quy mô về vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn từ 1 ñến 5 tỷñồng tăng rõ rệt, từ 25% ñến 49% trong giai ñoạn 2000 - 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷñồng lại hầu như không thay ñổi.

Như vậy, từ thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt ñộng ñến nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta ñã bộc lộ một số những hạn chế, mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn và lao ñộng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần ñây lại thấp và còn quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế

mới nổi. Bên cạnh ñó, các doanh nghiệp còn yếu kém về năng lực, trình ñộ

công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ không ổn ñịnh, khả năng quản lí về kỹ thuật và kinh doanh kém, tập trung quá lớn vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Các hạn chế này càng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh hưởng ñến sự phát triển của ñất nước.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)