Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của nhà văn. Mặc dù, kiểu nhân vật của Bảo Ninh đã quen thuộc trong văn học cách mạng 1945 - 1975 song lại không gây cảm giác lặp lại, đơn điệu nhàm chán cho độc giả. Ngược lại, đọc truyện ngắn Bảo Ninh, chúng ta gặp gỡ một mô hình mới về con người trong cái chung. Sự hấp dẫn mới mẻ của nó chính là ở cách trần thuật của tác giả. Nhân vật trong truyện ngắn của ông không dừng lại ở một

72

con người cụ thể nào cả, kể cả nhân vật chính của tác phẩm đó. Nó là kết quả của cả một hệ thống các hành động của các nhân vật tạo nên. Tiêu biểu như nhân vật Tào, nhân vật Dưỡng trong các truyện: Hỏa điểm cuối cùng; nhân vật tôi ở Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng

Hơn nữa, để làm nổi bật nhân vật, Bảo Ninh luôn đặt nhân vật vào một không gian - thời gian nghệ thuật cụ thể và qua đó bộc lộ rõ hơn dụng ý nghệ thuật của mình. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh lúc nào cũng được hình dung trong một không gian - thời gian nhất định. Vì vậy, nhân vật sống, suy nghĩ và hành động trong các mối quan hệ với những người xung quanh và chính bản thân mình. Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt xe… là ví dụ tiêu biểu.

Gắn với cá tính của nhân vật. Qua lời của nhân vật để nhân vật phát ngôn trực tiếp, nhân vật tự nói hầu như đều thống nhất ở dòng hồi ức của người kể chuyện xưng “tôi”: Thời tiếtcủa kí ức, Hà Nội lúc không giờ, Lá thư từ Quí Sửu, Trại bảy chú Lùn, Mùa khô cuối cùng, Ba lẻ một, Đêm trừ tịch, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Giang, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng….

Trong tác phẩm của mình, Bảo Ninh rất coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhân vật, góp phần cá biệt hoá, cá thể hoá nhân vật một cách sinh động và thể hiện những triết lý sâu sắc đối với con người - cuộc sống. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong ngôn ngữ xây dựng nhân vật của Bảo Ninh là thứ ngôn ngữ giàu chất triết lý, đem lại cho tác phẩm ý vị triết lý và giá trị phổ quát, bên cạnh đó còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm để thể hiện nhân vật.

Khi thể hiện đề tài chiến tranh và tình yêu trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mình, Bảo Ninh thường đi sâu phân tích khám phá để tìm ra những bài học có ý nghĩa triết lý và giá trị nhân sinh sâu sắc. Từ đó mà những tác

73

phẩm viết về đề tài chiến tranh và tình yêu của Bảo Ninh đã bớt đi phần kể tả. Tiêu biểu cho bút pháp này là các truyện ngắn: Thời tiết của ký ức, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Trại bảy chú lùn, và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Ở truyện ngắn Trại bảy chú lùn, từ những trắc trở trong tình yêu của Mộc, từ những gian khổ đời lính, câu chuyện không chỉ cho ta thấy sự nghiệt ngã của chiến tranh mà còn khái quát những vấn đề có ý nghĩa, có giá trị nhân sinh mang tính quy luật trong cuộc sống. Trong những mất mát khổ đau về tình yêu, Mộc vẫn hy vọng ở ngày mai "gian nan khổ cực vẫn sẫm tối núi rừng nhưng sầu thương vơi đỡ. Đêm đêm tiếng quân trảy dọc đường mòn, khơi dậy niềm hy vọng ở ngày mai" [36, tr. 25]. Nhân vật tôi trong Rửa tay gác kiếm cũng trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến bao tội ác của giặc Mỹ, chứng kiến những hy sinh mất mát của anh em đồng đội trong ngày trở về, nhân vật tôi nhận thấy rằng "nhớ lại những ngày cuối cùng của cuộc đời bộ đội, lòng tồi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng" [36, tr. 134]. Đó là một nhận định có tính chất khái quát, tính triết lý muôn đời về chiến tranh của người lính.

Chúng ta từng bắt gặp trong văn của Nguyễn Minh Châu những lời triết lý về cuộc sống con người "rồi thì cũng như mọi người tôi vẫn không thể trốn đi được số phận, tôi không thể trốn khỏi cuộc đời mình, một khi tôi đang sống" (Cỏ lau), "cuộc đời không có thánh nhân, cũng không có người nào mà tâm hồn hoàn toàn không thể cứu chữa được nữa" (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Đặc biệt truyện ngắn Bảo Ninh đã thể hiện cả suy nghĩ của người bên kia giới tuyến. Chẳng hạn trong Thời tiết của ký ức để khám phá nội tâm nhân vật, Bảo Ninh đã thể hiện bằng ngôn ngữ triết luận ở khá nhiều đoạn. Khi để cho ông Phúc nhớ lại quãng đời năm xưa của mình: "Ngẫm lại đã non bốn chục năm rồi còn gì, từ bấy tới nay dĩ nhiên với dòng đời vô cùng

74

vô tận bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người đó là cả một thời gian mênh mông như biển mà bờ này qua bờ kia, ngang từ kiếp này sang kiếp khác" [36, tr. 185]. Ngôn ngữ giàu chất triết lý đưa người đọc đến gần hơn với tâm tư của người kể chuyện, ở đó người đọc không chỉ thấy sự khắc khoải xót xa của nhân vật, mà còn thấy được dòng tâm thức tự vấn triền miên: "Sau này ngẫm lại những ngày cuối cùng của thời thanh xuân có thể là tươi đẹp nhưng đầy tai ương ấy, tự hỏi rằng hạnh phúc nhiều hơn hay đau khổ nhiều hơn, Phúc cũng chẳng biết nữa. Cũng thế Phúc chẳng còn nhớ nỗi tình yêu đã tới từ bao giờ và như thế nào" [36, tr. 200]. Bên cạnh đó, Bảo Ninh còn thể hiện việc giác ngộ cách mạng của Phúc từ tình yêu với Quỳnh, qua những câu văn đầy ý nghĩa nhân sinh "trong giây phút ấy đối với Phúc cách mạng không còn là bóng tối, không còn là tai ương. Không có cách mạng, không có thời đại mới đang tới gần kia làm sao có nổi một phút giây chói lọi như thế này trong cuộc sống bình thường, ảo não dài lê thê của kiếp người" [36, tr. 200]. Nhận thức được con đường cách mạng tuy muộn màng nhưng Phúc đã thiết tha đón chờ nó, Bảo Ninh luồn sâu vào phân tích, mổ xẻ cuộc sống riêng tư của Phúc để khái quát: "Phúc đã rất thực lòng và rất thiết tha chờ đón cái nghĩa cách mạng là tình yêu, là sự giải phóng, cách mạng là viễn cảnh hạnh phúc, là vận hội không ngờ là số mệnh mới mẻ, đột ngột và tuyệt vời từ trời cao rót xuống" [36, tr. 203]. Nếu không có tình yêu của Quỳnh có lẽ Phúc sẽ chẳng bao giờ hiểu ra được cách mạng và ý nghĩa của cuộc đời này.

Đặc biệt trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, tính triết lí khi thể hiện ngôn ngữ nhân vật đậm đặc trong tác phẩm của Bảo Ninh. Thông qua ngôn ngữ của nhân vật Kiên - một người lính sống sót trở về, tác giả đã để cho Kiên đưa ra hàng loạt những định nghĩa về chiến tranh mang tính chất triết lý sâu sắc: "Ôi chiến trận không bến không bờ (...), ngày mai hay hôm nay, hôm nay

75

hay ngày mai, nói đi số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ..." [40, tr. 17], "chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người" [40, tr. 33]. Thông qua những định nghĩa về chiến tranh của Kiên, Bảo Ninh đã dám đi sâu vào những mặt trái của cuộc chiến - đó là những hy sinh mất mát, là bộ mặt gớm giếc của chiến tranh. Trong cuộc chiến khốc liệt ấy, nhân vật Kiên đã có những suy nghĩ về thân phận người lính trong chiến tranh thể hiện qua một ngôn ngữ giàu triết lí "chiến tranh là sự che chở, đùm bọc, được cứu rỗi ứong tình đồng đội bác ái". Những người đồng đội thời đó cũng là gánh nặng chém giết, gánh nặng bạo lực mà thân phận con sâu cái kiến của người lính phải cõng trên lưng đời đời kiếp kiếp. Kiên cũng đã từng thốt lên rằng "trong chiến tranh chính nghĩa thắng, lòng nhân thắng, nhưng cái ác, sự chết chóc, và bạo lực phi nhân cũng thắng " [40, tr. 238], và "không có người vinh kẻ nhục, không có người hùng kẻ nhát, không có người đáng sống và kẻ đáng chết. Chỉ những tên tuổi còn đó, người thì thời gian đã xoá mất rồi và người thì còn chút xương, người chỉ đọng chút bùn lỏng" [40, tr. 27]. Đối với Kiên, những đồng đội của anh là những người đáng sống nhất - những con người ưu tú nhất của dân tộc. Họ là "những con người tuyệt vời, những con người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống ứên cõi dương này, nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống" [40, tr. 21]. Hoà bình "chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại một chút xương. Mà những người được phân công nằm lại gác rừng là những người đáng sống nhất" (lời của Phát). Như vậy qua ngôn ngữ của nhân vật, Bảo Ninh đã khơi dậy quá khứ đau thương, nhưng qua đó muốn thức tỉnh hiện tại, tương lai, làm cho người ta biết khiếp sợ bộ mặt gớm giếc của chiến tranh và luôn nhớ tới ông cha mình đã hy sinh để cho chúng ta hôm nay được

76 hưởng nền hoà bình độc lập.

Bên cạnh ngôn ngữ giàu tính triết lí, Bảo Ninh còn để cho nhân vật của mình đối thoại khá nhiều ... Nội dung của các cuộc đối thoại thường gắn liền với số phận chung của cộng đồng, với số mệnh giải phóng dân tộc và trách nhiệm của mỗi người trước tập thể. Ta có thể thấy rõ điều này qua cuộc đối thoại của Kiên và Hoà, khi Hoà dẫn sai đường, đưa đồng đội vào sát hồ cá sấu: "Em có lỗi ! - Hoà cúi đầu nói nhỏ - không phải lầm lỗi mà là tội ác ! (Kiên nói), Hoà ngẩng lên, cặp mắt to rân rấn lệ, môi run run: - Tôi sẽ chuộc tội, tồi xin chuộc tội này...tồi sẽ tìm thấy đường (...), tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí ạ " [40, tr. 226]. Bảo Ninh tinh tế khi khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật: Giọng của Hoà là giọng của một người biết lỗi, một người có trách nhiệm và ý thức được nhiệm vụ giao liên của mình. Còn Kiên, qua giọng nói của anh, ta cũng nhận thấy anh là người có trách nhiệm trước số phận, tính mạng của những người thương binh nhưng đồng thời là giọng của một người chỉ huy, của cấp trên đối với cấp dưới: "Gần hay xa thì trước tối nay đồng chí phải tìm được đường tới bờ sồng, nếu không thì...có hiểu không"; "phải tránh giao chiến! nhiệm vụ của tồi và đồng chí là tìm lối thoát chứ không phải là bắn nhau hiểu chưa" [40, tr. 227]. Hay ngay trong đoạn đối thoại của Kiên - Phương, nhà văn cũng đã làm nổi bật sự ngây thơ của nhân vật trước chiến tranh "thế Phương đi đâu ? - đi vào chiến tranh xem nó ra sao ? - có thể là chết nữa - Phương nói như mơ màng : - Khi đó sẽ ngủ, ngủ một giấc dài. Nhưng nếu chỉ có chết không thôi thì không có gì đáng để anh háo hức như vậy. Em nghĩ là nó hấp dẫn lắm. Em sẽ đi và anh thì thật ngốc" [40, tr. 157]. Lời nói của đôi tình nhân trai gái lúc này cũng mang màu sắc thời đại, gắn liền với cuộc chiến tranh của dân tộc, khiến ta liên tưởng tới cuộc trò chuyện của Nguyệt và Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Đây chính là điểm gặp gỡ giữa Bảo Ninh với các nhà văn trước, trong cách nhìn nhận, suy nghĩ về

77

con người của thời đại cả dân tộc ra trận. Cuộc đối thoại của Kiên và Phương bên Hồ Tây năm nào, trong bóng tối trời lạnh, là linh hồn - là bản tóm tắt của cuốn tiểu thuyết: tình yêu, chiến tranh, nghệ thuật.

Xuyên suốt tác phẩm ta thấy có rất nhiều đoạn đối thoại giữa Kiên với các nhân vật khác, qua đó bộc lộ suy ngẫm, tình cảm của nhân vật trước chiến tranh, ý chí trách nhiệm của anh trước trước thời cuộc. Mặt khác, trong tác phẩm, Bảo Ninh còn để cho nhân vật nói ra tâm sự của mình với đồng đội, với bạn bè - đó là những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật Kiên. Người đọc như còn nghe vang vọng mãi lời của Kiên cũng như bao người còn sống khác trước vong hồn của đồng đội: "Thịnh ơi, nằm lại nhé với đại ngàn thân yêu ! bọn mình ra đi để bước vào trận mới. Từ lòng sâu đất ẩm xin bạn thân yêu hãy nghe thấu lời anh em vĩnh biệt, xin hãy chứng giám và phù hộ cho anh em tung hoành luồn lách trong lòng đồn bốt quân địch để hoàn thành nhiệm vụ. Xin hãy lắng nghe tiếng súng anh em trả thù cho bạn rồi đây sẽ rung chuyển trời đất" [40, tr. 49]. Đây là lời thoại hướng đến người khác nhưng đồng thời là lời độc thoại tự bộc bạch lòng mình, lời hứa quyết tâm của Kiên, của mọi người. Đây cũng chính là lời đồng vọng muôn đời của sồng núi. Âm hưởng của lời hứa đó chính là sức mạnh - là khí thế tạo cho Nỗi buồn chiến tranh mang đậm tính chất anh hùng, oanh liệt của cuộc kháng chiến. Chính Kiên đã từng thốt lên: "Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tồi, thế hệ của tồi" [40, tr. 49]. Bảo Ninh không đi sâu vào việc mổ xẻ, phân tích tâm lí nhân vật Kiên khi độc thoại nội tâm nhưng tác giả lại chọn những chi tiết, lời nói giàu sức truyền cảm làm nổi bật trạng thái tâm lí, khắc sâu những suy nghĩ của nhân vật - đây chính là cái hay cái tài của tác giả: không cần đi sâu vào nội tâm nhưng cũng đủ để người đọc thấy được diễn biến của nó thông qua nhân vật. Có thể nói cả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh như một lời độc thoại lớn của nhân vật Kiên - lời độc thoại của một con người đang bị giằng xé giữa

78

quá khứ và hiện tại, giữa mơ và thực; sự giằng xé đó trong tâm hồn Kiên được sử dụng bằng một thứ ngôn ngữ độc đáo - lời nói ngược. Trong tác phẩm của mình, Bảo Ninh sử dụng đầy rẫy, nhan nhãn những lời nói ngược ấy: Những niềm vui buồn thảm, Nhà tiên tri những năm tháng đã qua, Sắc diện đau đớn, say cuồng tột cùng hạnh phúc; tâm trạng: Vì sợ mà chẳng sợ gì nữa, sự nghiệp thiêng liêng và đau khổ của người lính chống Mỹ ", "những năm tháng vinh quang, đau khổ bất tận", "tàn bạo yêu thương", "nỗi buồn ngọt ngào cay đẳng khó tả", "thời buổi chiến ừ-anh, thời buổi ngược đời"...Với thứ ngôn ngữ nói ngược ấy, Bảo Ninh góp phần hình thành một thứ ngôn ngữ mới trong văn học sau 1975. Nhà văn ý thức được rằng: trong cảm nghĩ của con người Việt Nam hôm nay bên cạnh sự trong sáng, giản dị; sự thô kệch cũng có chỗ đứng. Ngôn ngữ văn chương cũng vậy có cả sự kỳ dị, thô kệch. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các sáng tác của Bảo Ninh là một minh chứng cho sự đổi mới ngôn ngữ.

Hay đối thoại trong truyện ngắn Giang thể hiện mạch truyện diễn biến khá nhanh do tác giả sử dụng nhiều đối thoại giữa nhân vật “tôi” - năm ấy mười bảy tuổi, với Nhật Giang, trong một tình huống ngẫu nhiên: “Với con mắt lính mười bảy tuổi nhanh như chớp tôi lườm ngay thấy tên cô nàng viết bằng mực tím ở trong vành nón, cả tên, cả họ, cả đệm, và cả lớp học của cô nữa. Phạm Nhật Giang. 10B.

Không để ý đến tôi, cô đặt gánh lên vai. Tôi nói, vội vã, nhưng thản nhiên, như thật:

- Kìa, Giang. Cho anh mượn cái gầu đã nào. Cô gái hạ gánh, nhìn tôi.

- Chào anh, anh bộ đội... - Cô nói, ngập ngừng, nhưng có lẽ chưa kịp

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)