Hành trình sáng tác của Bảo Ninh

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.Hành trình sáng tác của Bảo Ninh

Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên năm 1969 cho đến ngày hòa bình lập lại. Ông học khóa II Trường Viết văn Nguyễn Du, hiện công tác tại báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam và Văn nghệ Trẻ; ông được văn đàn biết đến sau truyện ngắn

Trại bảy chú lùn in năm 1987, nhưng chỉ thực sự tạo ra làn sóng phê bình khen chê với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1991). Trước đó Nỗi buồn chiến tranh được biết đến với tên Thân phận tình yêu, sau được dịch ra tiếng Anh “The Sorrow of War”. Cuốn tiểu thuyết thứ 2 có tên Thảo nguyên suốt bao năm cho đến nay chưa từng được công bố và dường như để thay vào đó là loạt truyện ngắn và bút ký văn học thỉnh thoảng đăng tải trên báo chí, đã in thành nhiều tập và được tuyển chọn thành tập.

26

Bảo Ninh là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh. Dường như điều này cũng ít nhiều làm mờ đi những đóng góp thích đáng của ông trong thể tài truyện ngắn. Với cách thế: cẩn mực, chậm rãi, kiệm lời, như ông vẫn thế. Lâu lâu, mới lại thấy ông ra một cuốn.

Chiến tranh, là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo của Bảo Ninh. Hình ảnh người đàn ông trung niên, với mái đầu úa bạc và cái nhìn nhức nhối, thấp thoáng trên âm hưởng trầm của những câu chuyện buồn như giọt lệ tan trong cơn mưa ấy. Thì điều gì sẽ xảy ra?

Sự cộng cảm với tác phẩm, có thể sẽ khiến độc giả xem chân dung tác giả như một thành tố văn bản, thành tố “phi văn tự” để từ đó bắc cầu đến câu thơ của Trần Nhân Tông: “Bạch đầu quân sĩ tại, Vãng vãng thuyết Nguyên Phong” Quả nhiên, người cựu binh bạc đầu đó đã giành nhiều tâm lực đời mình để kể về chiến tranh thật.

Chiến tranh trong sáng tác của ông, dù mang gương mặt của một trận đánh hay một cuộc tình, thì vẫn chỉ là hai mặt của một thực tại duy nhất. Thực tại của cái cõi “thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”.

Chiến tranh và tình yêu, hai đối cực của một hiện thể. Tình yêu thì tạo sinh, chiến tranh thì hủy diệt. Những thiên truyện tình yêu trong sáng tác của Bảo Ninh thường mang màu sắc bi kịch. Thấp thoáng đâu đó là những cuộc gặp gỡ tình cờ, mơ hồ như một ảo thị, ẩn hiện như cánh Bướm trong mơ. Người đàn bà trong Khắc dấu mạn thuyền, cô thiếu nữ tên Giang trong truyện ngắn cùng tên …

Đó là những cuộc gặp chỉ một lần, để rồi vĩnh viễn lùi xa vào vùng sương mù kí ức. Dung môi, đầy độc tính của chiến tranh, không cho phép, những hạt giống non nớt của tình yêu, cái đẹp được đâm chồi. Tình yêu mang thông điệp của cái thẩm mĩ.

27

Hòng có thể, cứu vãn thực tại tàn khốc. Song ác nỗi, nó lại mỏng mảnh dễ vỡ vô cùng, Bảo Ninh có cách diễn tả thật ấn tượng, “cái búng”, Vâng! chỉ một cái búng nhẹ, là cái đẹp đã vỡ tan. Với cảm xúc mạnh mẽ của người trong cuộc, người đã từng lội qua thung lũng máu tìm xác đồng đội, có lẽ hơn ai hết, ông trải nghiệm nhiều lần cảm giác đau đớn và sợ hãi khi sinh mạng bị hăm dọa.

Nhưng, hình như vượt qua cảm giác này, nhà văn muốn, nhắc nhở mọi người, về những di hại hậu chiến còn kinh hãi hơn nhiều. Đó là một thứ độc chất ngấm thẳng vào thùy não, rồi trở đi, trở lại giày vò, hành hạ nạn nhân mãi không thôi.

Nói về Bảo Ninh, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận xét “Sau Nỗi buồn chiến tranh, anh hầu như chỉ sáng tác những truyện ngắn. Thế giới những truyện ngắn đó giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết”.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 25)