Truyện ngắn Bảo Ninh trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.Truyện ngắn Bảo Ninh trong thời kỳ đổi mới

Trong thời kỳ đổi mới, có rất nhiều tác phẩm văn xuôi thành công ra đời, đánh dấu một bước tiến mới của nền văn học hiện đại Việt Nam. Có thể kể đến như các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu … Bên cạnh cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh thì Bảo Ninh cũng đã thể hiện được tiếng vang của mình qua các truyện ngắn. Trở về sau chiến tranh, ám ảnh bởi những gì mà cuộc chiến mang lại, Bảo Ninh đã viết về nó, nhìn đời qua lăng kính đó. Do vậy, chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá khứ, về dĩ vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm cho Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí, tần suất lặp lại của việc truy tầm quá khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh. Nó cho thấy tầm quan

28

trọng của ký ức, của chấn thương chiến tranh trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật của ông: chiến tranh như là thân phận, số phận. Vì thế bản chất của những kỷ niệm được Bảo Ninh thể hiện trong tập Chuyện xưa kết đi được chưa? trở nên rất đặc biệt. Nó vừa là thực nó vừa mơ hồ gợi ra những dáng dấp khác, thậm chí ngược hẳn với xác tín thường hằng của nó. Đúng là những ký ức “về thời đi học, về sơ tán, tình cảm đầu đời … không phải là những kỷ niệm gây nên chấn thương tâm lý, nỗi ám ảnh, gọi tắt là nỗi đau, căn bệnh của chiến tranh” nhưng lại không thể phủ nhận việc những ký ức ấy đã được nhìn qua lăng kính chiến tranh, như một hệ lụy nảy sinh từ việc nếm trải chiến tranh.

Đọc truyện ngắn Bảo Ninh thời đổi mới không khó để nhận ra được một điều: tác giả đã phần nào trung thực và được trung thực với nhận thức của mình nên thể loại này biết thâm sâu, lúc tế nhị, lúc sỗ sàng vào các mối quan hệ cá nhân với mọi ngóc ngách đời sống nội tâm của đủ loại nhân vật, một nội tâm tinh thần không đơn giản, chịu nhiều sức ép và chi phối bởi bao mối quan hệ nhằng nhịt phức tạp, đan xen thiện ác, tốt xấu với những quan niệm sống mới, điều mà trước đây, do nhiều nguyên cớ chưa phản ánh được, hay đúng hơn chưa có điều kiện suy ngẫm. Bởi vậy truyện ngắn thời kỳ này mạnh bạo, nói thật; ý thức cảnh báo, dự báo rõ ràng. Đây không gì khác hơn, chính là ý thức phản kháng, một thuộc tính của văn chương. Ý thức phản kháng hay tính phản kháng của văn chương được hiểu như một thuật ngữ học thuật ... ý thức phản kháng trong tác phẩm văn học làm nên tính nhân bản của nó. Tính phản kháng trong văn học là yếu tố cần thiết, và nhất thiết phải có, là nguyên cớ để văn học tồn tại, có chỗ đứng, có vị thế và như vậy con người mới cần đến. Tính phản kháng trong tác phẩm văn học không gì khác hơn là sự không hài lòng với thực tại, là ý thức vươn tới cái đẹp cái cao cả, bởi vậy nó góp phần thúc đẩy tiến trình lành mạnh xã hội, giúp con người mỗi ngày hoàn thiện

29

nhân cách, sống nhân văn hơn, biết yêu quý nhau hơn, từ đó góp sức đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, hướng con người vào sự nhân hậu, sự trong sáng…

Truyện ngắn Bảo Ninh thời kỳ đổi mới được lên ngôi, được đón đọc bởi trước hết, nó có thái độ sòng phẳng, quyết liệt, rõ ràng với cái ác. Thiên hướng vuốt ve, lấy lòng, cầm chừng, nửa vời đang dần dà mất chỗ đứng ở truyện ngắn. Đây là điều đáng mừng, không nên cản trở. Và cũng không thể cản trở, vì đó là xu thế tất yếu trong quá trình nhận thức. Hãy để truyện ngắn phát triển tự nhiên. Không nên rào chắn cản trở. Càng không nên có vùng cấm. Chủ trương khuyến khích mọi tìm tòi sáng tạo phải được thể hiện bằng hành động trong những trường hợp cụ thể, và phải được kiểm chứng chứ không phải chỉ là chủ trương chung chung và hô khẩu hiệu. Không ai khác mà thời gian sẽ là người làm vườn mẫn cán và sòng phẳng, biết đốn tỉa, chặt bỏ những gì không cần thiết và giữ lại những gì hữu ích. Đó là quy luật tự nhiên.

Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, có thể là quán tính khó bỏ, không ít truyện ngắn vẫn đậm chất báo chí, vẫn “thời sự” hoá. Và nữa, có thể do xốc nổi, nôn nóng, suy ngẫm chưa thật thấu đáo, bột phát nên thỉnh thoảng đâu đó vẫn xuất hiện hiện tượng “tả thực” quá ngưỡng, thậm chí có cái gì đó như thể nhẫn tâm trong thể hiện nhân danh đổi mới. Tôi vẫn quan niệm rằng điều đầu tiên tác phẩm văn học hướng tới là tính văn hoá. Không ít truyện ngắn chưa vượt qua được sự hằn học, bực dọc mang tính cá nhân để nỗi đau riêng trở thành mối quan tâm chung.

Các nhà văn Việt Nam lúc này đang viết trong xu hướng dân chủ thẩm mỹ. Chưa bao giờ như giai đoạn hiện nay là, chúng ta có cả một siêu thị bày ê hề các quan niệm văn chương, hàng nội không ít mà hàng ngoại nhập cũng nhiều. Quan niệm về cái đẹp không tuyệt đối, bất biến. Nó luôn luôn thay đổi

30

theo thời gian, hoàn cảnh. Tuy nhiên văn chương có một mẫu số chung, đó là tính nhân bản. Lấy phục vụ con người và vì con người làm mục đích.

Tài năng của nhà văn là yếu tố đầu tiên để có tác phẩm hay. Không có tài thì không thể viết ra tác phẩm có gí trị nghệ thuật cao. Tài năng khó tự sinh ra. Tài năng là thứ trời cho. Người trời cho ít. Kẻ trời ưu ái cho nhiều. Người cầm bút tự trọng và có nhân cách là gắng lao động hết mình, vét đến cùng kiệt, vét tới tận đáy thứ mà trời đã cho ấy. Làm được vậy tức là vừa biểu thị sự tôn trọng những trang viết của mình, tôn trọng văn chương; vừa tôn trọng người đọc.

Đồng thời những yếu tố khác, đặc biệt là thời tiết chính trị có tác động không nhỏ quyết định sự hay của tác phẩm. Những năm đầu bước vào thời kỳ đổi mới, chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã có tác phẩm làm hài lòng người đọc như Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa vắng của Lê Lựu... và hàng loạt phóng sự, bút ký của Hoàng Hữu Các, Hoàng Minh Cường, Phùng Gia Lộc, Lưu Loan, Trần Huy giang.v.v... đầy ắp hơi thở đời sống.

Đổi mới như một nhu cầu tất yếu của văn chương để phù hợp với đời sống xã hội, với nhận thức. Tuy nhiên, viết cho mới không phải là mục đích... Viết cho hay mới là mục đích. Đổi mới được coi như phương tiện, bút pháp để làm hay văn chương.

Khảo sát, trường hợp những người lính trở về trong truyện ngắn của ông, thì thấy, họ đều là những con người cô đơn, hụt hẫng vô cùng. Đó có thể là những người đàn ông tình nguyện ở lại núi rừng, lập trại mưu sinh chứ không trở lại với cộng đồng (Trại bảy chú lùn) hoặc có thể họ vẫn trở về, vẫn hòa nhập.

31

Trong muôn mặt đời thường, của những cựu binh ấy, các vết thương tâm lý, đã vĩnh viễn không thể liền sẹo. Khi chọn điểm nhìn của nhân vật, từ cõi siêu tôi dường như, cái ngân hàng kí ức chiến tranh của Bảo Ninh đã chuyển sang ở thùy não phải và trở thành một phần trong đời sống tâm linh của ông.

Cõi nhớ mênh mông, ông tiếp cận nó từ tầng sâu nhất của hoạt động tâm lý. Ông đã gọi tên được những xung động vi tế và huyền bí trong vũ trụ tâm lý con người. Những điều này, được kết hợp khá hoàn hảo với khiếu quan sát nhạy bén và kỹ thuật trần thuật, phục dựng, mô tả đầy chất thẩm mỹ.

Truyện ngắn Bảo Ninh, không đặt trọng tâm trong sắp đặt kết cấu cầu kì rắc rối. Mà là ở cảm xúc ăm ắp trên từng con chữ, khiến cho câu chuyện được ướp trong mùi hương say đắm có tên là kỉ niệm. Những cốt truyện của ông khá độc đắc, kết quả của một vốn sống phong phú.

Tất cả những điều này, tạo nên cảm giác nghiêm cẩn, mực thước khi đọc văn ông. Khó có thể trả lời câu hỏi: liệu Bảo Ninh có còn tiếp tục viết về đề tài chiến tranh? Bởi hình như, có lúc chính tác giả có thể cũng từng phát bực bội thốt lên: “Chuyện xưa, kết đi, được chưa?!”.

Song lẫn trong tiếng hỏa khí vọng về từ những cuộc xung đột diễn ra hàng ngày trên thế gian, cũng mơ hồ vọng đến một câu trả lời mà nhà văn đã biết trước. “Chuyện xưa kết được chưa ư? - Còn lâu!

Giữa Số phận một con người khả dĩ còn có điểm chung về sự “mất” giữa người cựu binh của M.Sholokhov và anh lính trẻ của Bảo Ninh. Nhưng giữa anh chàng nhân viên đạc điền bị lạc vào mê lộ Lâu đài, với anh lính trẻ vĩnh viễn không tìm lại được người xưa, thì có gì quan hệ? Phải chăng, họ đã gặp nhau ở cái sự “mất” trầm trọng nhất, của bản thể là đánh mất sự tồn tại của một cá nhân! Lịch sử một cá nhân được xây dựng chẳng phải là thông qua

32

những sự kiện Tâm lý? và trong đó thì kinh nghiệm cảm xúc chính là mã khóa để mở cửa vào ngân hàng kí ức của con người?

Lâu nay, nhắc đến Bảo Ninh, đến truyện ngắn Bảo Ninh, nhiều người mặc nhiên coi đó là những truyện ngắn chiến tranh. Với họ, chiến tranh là một đối tượng phản ánh chuyên nhất, duy biệt và ổn định, trong mạch cảm hứng sáng tạo của ông. Về hình thức điều này, có thể đúng. Tuyệt chẳng có ai có thể sang nổi bờ bên kia. Tất cả chỉ đồng qui vào một thủ phạm: chiến tranh. Sự hủy hoại của chiến tranh quả thật không thể nghi ngờ. Song, nếu vậy, thì dường như chúng ta mới tiếp cận thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh từ đối tượng chứ chưa phải mục đích.

Phải luận giải sao về cặp vợ chồng bị mắc cạn trong hoàn cảnh vô cùng trớ trêu, trong truyện ngắn cùng tên của ông. Thoạt trông, sẽ tưởng họ chẳng qua cũng chỉ là nạn nhân của số phận, nhưng nếu liếc qua sơ đồ tình sử hợp - tan - hợp của họ, mới thấy tịnh không có bóng dáng của những rung động của tình yêu, nếu không nương vào những sắp đặt ngẫu nhiên, thì cũng là những bài toán hạnh phúc thuần lý.

Ngay cả trong các câu chuyện có yếu tố chiến tranh cũng vậy, Những nhân vật trong các truyện ngắn Sách cấm, Vô cùng xưa cũ, Cái búng, Thách đấu... Cái búng, Thách đấu đều đang độ tuổi hồng, vì đâu những tình cảm tuổi học trò, thuần khiết vô tư, lại dễ dàng chết yểu.

Truy tầm theo dấu vết mơ hồ kia tất sẽ thấy một hiện thực kinh hãi. Đó là tình trạng tồi tệ của tâm hồn bị điều kiện hóa. Tình trạng ấy đã khiến cho cô bé Thủy “len lén xách cặp đi qua mà không dám nhìn tôi” (Sách cấm), làm cho cô gái đáng thương như Thảo của cô gái tên Thảo trong truyện ngắn Bội phản phải tức tưởi ra đi. Cuộc ra đi của cô như gửi đến chúng ta một thông điệp: khi nền đạo đức được định dạng theo khuôn mẫu và khước từ sự tồn tại của những tình cảm cá nhân, thì nó chỉ là một nền đạo đức giả. Còn tác giả

33

sau những tác phẩm viết về chiến tranh và không về chiến tranh của ông. Dường như cũng tri cảm về một nỗi buồn không mang tên chiến tranh. Như vậy, với sự nghiệp sáng tác của mình, Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc những trang văn viết về đề tái chiến tranh cách mạng và cuộc sống thời hậu chiến ở thể loại truyện ngắn rất sống động, trung thực, đầy tính nhân văn. Đó cũng chính là những đóng góp xuất sắc của Bảo Ninh trong thời kỳ đổi mới điều đó đã làm nên một phong cách rất riêng của nhà văn xứ Quảng Bình “chang chang nắng cát”.

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2:CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 27)