7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Bảo Ninh
Bảo Ninh xây dựng cốt truyện trên cơ sở những trải nghiệm của cuộc đời mình, chất liệu là chính cuộc sống của mình qua chiến tranh. Chất liệu đó được Bảo Ninh xây dựng trên cơ sở nghệ thuật tạo tình huống bất ngờ, từ các chi tiết và kết thúc truyện.
Vậy vấn đề mà văn Bảo Ninh đặt ra biểu hiện ở chỗ nào? Cách đặt tên truyện và cái kết của Bảo Ninh gợi ý được nhiều điều. Hầu hết các tên truyện (kiểu Sách cấm, Cái búng, Quay lưng,…), thậm chí trước nữa, như: Ngàn
năm mây trắng, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền,… đều không nhằm
“vắt kiệt nghĩa” của chủ đề mà hướng gợi người đọc vào những suy tư khác. Cái kết trong truyện ngắn Bảo Ninh cũng vậy. Rất thường khi chúng tồn tại như một kiểu trữ tình ngoại đề. Chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy những cái kết như thế trong tập truyện này. Chẳng hạn, kết chuyện Cái búng: “Và tôi nghĩ chẳng riêng tôi, bạn cũng vậy thôi, thỉnh thoảng bạn cũng vướng phải những chuyện mà người khác chẳng buồn để tâm nhưng bạn lại xúc động sâu xa, bạn không thể quên, như là một vết tự thương cứa sâu vào lòng, khó bề chữa khỏi. Ấy là những nỗi đau vô cớ, những bất hạnh mơ hồ, những đắng cay chua xót không đâu, những nỗi nhục, những mặc cảm không có duyên do, không tài nào ai hiểu nổi vẫn thường đầy rẫy trong cuộc đời mỗi người” [36, tr. 46]; kết truyện Đêm trừ tịch: “Ông Phao Lồ đã qua đời từ lâu (…) Bây giờ, người lớn thì rầm rầm rộ rộ một toán đông xe máy, con trẻ thì ngồi xích lô ghế nệm, sang trọng, là lượt, trảy dọc phố. Dù vậy, bọn oe con ở phố tôi ngày nay quen
36
sống một cuộc sống tuyệt đối thời ơ với mọi sự nên chúng chẳng thiết gì nhìn ngó những người đi lễ” [36, tr. 175]; kết truyện Hữu khuynh: “Lịch sử của ngôi làng chọn một mùa khô đẹp trời với những buổi tối êm đềm như thế làm mốc kết thúc thời hậu chiến. Lòng người thiết tha mong được sớm bắt đầu thời đại mới, với niềm hy vọng là từ đây sẽ mãi mãi không cùng chuỗi dài miên man ngày lành tháng tốt” [36, tr. 211].
Văn Bảo Ninh luôn là những cật vấn vào các vấn đề của quá khứ, về sức mạnh ẩn tàng của nó. Nói như chính ông: “Tôi muốn nói, lẽ đời là vậy đấy. Bởi vì là một nỗi đau nên quá khứ còn sống mãi. Và bởi nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng khoan thứ và một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận”. Vậy là, với Bảo Ninh, qua Bảo Ninh, “chuyện xưa” không bao giờ kết được. Bảo Ninh không kết được “chuyện xưa” của mình và người đọc cũng không thể kết được những xúc cảm khi tiếp cận những “chuyện xưa” ấy. Nghĩa là quá khứ sẽ không hoàn kết, quá khứ là một ám ảnh. Mãi là một ám ảnh… Nhưng, hình như vượt qua cảm giác này, nhà văn muốn, nhắc nhở mọi người, về những di hại hậu chiến còn kinh hãi hơn nhiều. Đó là một thứ độc chất ngấm thẳng vào thùy não, rồi trở đi, trở lại giày vò, hành hạ nạn nhân mãi không thôi.
Khảo sát, trường hợp những người lính trở về trong truyện ngắn của ông, thì thấy, họ đều là những con người cô đơn, hụt hẫng, vô cùng. Đó có thể là những người đàn ông tình nguyện ở lại núi rừng, lập trại mưu sinh chứ không trở lại với cộng đồng, (Trại bảy chú lùn) hoặc có thể họ vẫn trở về, vẫn hòa nhập. Trong muôn mặt đời thường, của những cựu binh ấy, các vết thương tâm lý, đã vĩnh viễn không thể liền sẹo. Khi chọn điểm nhìn của nhân vật, từ cõi siêu tôi dường như, cái ngân hàng kí ức chiến tranh của Bảo Ninh
37
đã chuyển sang ở thùy não phải và trở thành một phần trong đời sống tâm linh của ông.
Cõi nhớ mênh mông, ông tiếp cận nó từ tầng sâu nhất của hoạt động tâm lý. Ông đã gọi tên được những xung động vi tế và huyền bí trong vũ trụ tâm lý con người. Những điều này, được kết hợp khá hoàn hảo với, khiếu quan sát nhạy bén và kỹ thuật trần thuật, phục dựng, mô tả đầy chất thẩm mỹ. Với cảm xúc mạnh mẽ của người trong cuộc, người đã từng lội qua thung lũng máu tìm xác đồng đội, có lẽ hơn ai hết, ông trải nghiệm nhiều lần cảm giác đau đớn và sợ hãi khi sinh mạng bị hăm dọa. Nhưng hình như vượt qua cảm giác này, nhà văn muốn nhắc nhở mọi người về những di hại hậu chiến còn kinh hãi hơn nhiều. Đó là một thứ độc chất ngấm thẳng vào thùy não, rồi trở đi, trở lại giày vò, hành hạ nạn nhân mãi không thôi.