Kết cấu trong truyện ngắn Bảo Ninh

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 58)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Kết cấu trong truyện ngắn Bảo Ninh

Như chúng ta đã biết, kết cấu là một yếu tố của hình thức, kết cấu có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển mà cái đích cuối cùng là thể hiện chủ đề tư tưởng và bộc lộ tích cách nhân vật. Tìm hiểu các sáng tác của Bảo Ninh chúng ta có thể thấy Bảo Ninh thường sử dụng các phương thức kết cấu như:

Kết cấu hồi cố (vòng tròn) Kết cấu theo trật tự tuyến tính Kết cấu dòng ý thức

59

Kết cấu đồng hiện….(sự phân chia các phương thức kết cấu ở đây cũng chỉ mang tính tương đối).

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được kết cấu theo dòng ý thức nên thú vị, hấp dẫn mặc dù không có cốt truyện rõ rệt. Vậy biểu hiện của kết cấu này như thế nào trong tác phẩm ?. Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ, ký ức đứt nối, hỗn loạn nhưng lại thống nhất trong một dòng chảy: Dòng ý thức của nhân vật Kiên. Hiện thực chiến tranh qua dòng ý thức của nhân vật, hiện lên đầy vẻ tử khí: “Kiên lặng đi nhớ lại …Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng”. Chiến tranh hiện lên với những gam màu chói, gắt: Lửa, máu, tiếng gầm rú của xe tăng, của đại liên khạc đạn. Thích hợp với những giấc mơ, hồi ức dữ dội ấy là bóng đêm, không gian màu xám, cảnh tượng nhòe mờ hư ảo, những tiếng gọi hồn. Có hai tiếng gọi trong ký ức của Kiên: tiếng gọi âm u của những âm hồn, của cái chết, của lửa đạn và tiếng gọi tha thiết của tình yêu. Hai tiếng gọi ấy đẩy Kiên vào một đời sống mộng du, trầm uất, khó lòng hòa nhập với đời sống hậu chiến. Bảo Ninh không phản ánh, không sao chép mà là sáng tạo ra hiện thực về cuộc chiến tranh: Đó là hiện thực tâm linh, một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức. Với lối viết sáng tạo này, những vùng mờ của vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc. Trong ý thức của nhân vật, cùng lúc xuất hiện nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, xuất hiện nhiều bức tranh. Người ta gọi đó là thời gian đồng hiện. Cách dựng truyện của Bảo Ninh nhìn qua tưởng như đứt nối nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự luân chuyển ý thức của nhân vật chính. Người đọc lắm khi không phân biệt được mình đang đọc tiểu thuyết hay là những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mình vào đó, đó là do tự sự theo dòng ý thức. Ngôn ngữ tự sự vừa giàu chất thơ như qúa khứ hiện về trong hư ảo: “Ôi, cái

60

ngày tháng tư nóng hổi, nồng nàn. Những lần ôm xiết ngắn ngủi chuyếnh choáng trong làn nước màu lục nhạt. Những sợi trong lập lờ. Tiếng cá quẫy đuôi. Và khuôn mặt trắng mịn của Phương nhòa trong nước, những chùm bong bóng thở, mái tóc ướt nặng, bờ vai, đôi chân dài, thân thiết tuyệt mỹ đến đau nhói trong lòng … tiếng đồng ca từ sân trường vang ra hồ. Kệ ! Phương la lên, tiếng lanh lảnh, ánh tà buông, màu hồng đậm. Hai đứa bơi sóng đôi, mỗi lúc một xa bờ … Khúc sông đời thanh lặng, êm ả cuối cùng nhanh chóng trôi xa. Bắt đầu dằng dặc chặng sông dài rực lửa. Bao nhiêu năm trời. Một cuộc chiến tranh.”. Đó là một đoạn trong vô vàn những độc thoại của nhân vật theo kỹ thuật tự sự dòng ý thức.

Truyện ngắn Bảo Ninh, không đặt trọng tâm trong sắp đặt kết cấu cầu kì, rắc rối. Mà là ở cảm xúc ăm ắp trên từng con chữ, khiến cho câu chuyện được ướp trong mùi hương say đắm có tên là kỉ niệm. Những cốt truyện của ông khá độc đắc, nó là kết quả của một vốn sống phong phú. Tất cả những điều này, tạo nên cảm giác nghiêm cẩn, mực thước khi đọc văn ông.

Chiến tranh đã đi qua nhưng trong ký ức của mỗi con người từng bước qua chiến tranh thì cuộc chiến đó vẫn là một mảnh ký ức không hề phai nhòa. Bảo Ninh viết về chiến tranh trong sự trải nghiệm của bản thân và như là một sự tri ân với những người đã nằm xuống cho nền độc lập. Chiến tranh được viết ra trong cái nhìn ngoái lại quá khứ và hiện lên qua hồi tưởng của nhân vật.

Hồi tưởng hay chính là cách để con người nhìn về quá khứ. Các nhà văn đã tái hiện lịch sử dân tộc trong lịch sử của tâm hồn con người nhất là khi cuộc sống hiện tại với những giá trị bị đảo lộn càng làm cho con người tiếc nuối về một thời đã qua. Truyện ngắn của Bảo Ninh góp một tiếng nói trong việc miêu tả chiến tranh qua sự hồi tưởng của nhân vật. Chiến tranh được hồi tưởng lại qua điểm nhìn của nhân vật và điểm nhìn của người kể chuyện.

61

Tập truyện mới nhất của Bảo Ninh - Chuyện xưa kết đi, được chưa? - có hai đoạn văn: “Thoạt nhìn là người ta đã thấy ở Thủy có cái gì đó không rõ là cái gì, là lạ khang khác không y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo mềm dịu. Cách nói, dáng đi đều được nhận ra là thiếu khiêm nhường” [36, tr. 333]; “Nhìn Loan người ta thấy rằng ở cô có cái gì là lạ khang khác không y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo, mềm dịu. Cách nói và dáng đi đều thiếu vẻ mộc mạc” [36, tr. 19].

Có một vấn đề nảy sinh ở chỗ này. Có người cho rằng đó là vết xước để tập truyện mất đi sự hoàn hảo; ngược lại, người khác lại cho rằng sự trùng lặp ấy làm tăng cảm giác khi hình dung về người nữ trong tác phẩm Bảo Ninh. Tôi nghĩ khác, qua sự trùng lặp này (cũng như mật độ dày đặc những điều “quen thuộc” trong sáng tác Bảo Ninh), đã đến lúc phải đọc Bảo Ninh theo một cách khác: văn Bảo Ninh là câu chuyện đời (life narrative) của chính ông. Ở đó, ký ức cá nhân trở thành chất liệu của hư cấu còn hư cấu xét đến cùng tượng như một lẽ viết, và vì thế, một lẽ sống.

Tập truyện ngắn này có thể là một đối ứng với Nỗi buồn chiến tranh,

trong sự thống nhất gần như trọn vẹn của những vấn đề được đề cập: nỗi buồn hậu phương. Bởi xét về mặt không gian, trừ Hữu khuynh, 13 truyện ngắn còn lại đều lấy bối cảnh Hà Nội, xa nhất là đến Vinh, Hà Tĩnh (nghĩa là hậu phương miền Bắc). Về mặt thời gian, hầu hết cũng xảy ra trong thời chiến (nếu là câu chuyện thời hậu chiến, rõ nhất trong Gọi conChuyện xưa kết đi, được chưa?, thì lại luôn là một hệ lụy của chiến tranh). Khuôn mặt chiến tranh luôn ẩn hiện trong những gì, mà ngoài khung khổ của tập truyện, người ta cho rằng không về chiến tranh. Vì vậy, có thể nói (giống như Kiên với đêm cuối cùng trên chuyến tàu xuất binh), với Bảo Ninh, chiến tranh là một chấn

62

thương. Trở về sau chiến tranh, ám ảnh bởi những gì mà cuộc chiến mang lại, Bảo Ninh đã viết về nó, nhìn đời qua lăng kính đó, nói theo ngôn ngữ của Amos Goldberg, để vượt lên chấn thương và vượt thoát cái chết mà chấn thương đó quy định.

Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm cho Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí, tần suất lặp lại của việc truy tầm quá khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh. Nó cho thấy tầm quan trọng của ký ức, của chấn thương chiến tranh trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật của ông: chiến tranh như là thân phận, số phận. Vì thế bản chất của những kỷ niệm được Bảo Ninh thể hiện trong tập Chuyện xưa kết đi, được chưa? trở nên rất đặc biệt. Nó vừa là nó vừa mơ hồ gợi ra những dáng dấp khác, thậm chí ngược hẳn với xác tín thường hằng của nó. Đúng là những ký ức “về thời đi học, về sơ tán, tình cảm đầu đời,… không phải là những kỷ niệm gây nên chấn thương tâm lý, nỗi ám ảnh, gọi tắt là nỗi đau, căn bệnh của chiến tranh” nhưng lại không thể phủ nhận việc những ký ức ấy đã được nhìn qua lăng kính chiến tranh, như một hệ lụy nảy sinh từ việc nếm trải chiến tranh. Nghĩa là những ký ức ấy đã thực sự nhuốm màu chấn thương.

Bảo Ninh - Tác phẩm chọn lọc lần này chủ yếu là truyện ngắn. Những ký ức về cuộc chiến. Những éo le, những đau khổ, những vết thương không phương hàn gắn của những cuộc đời đi qua chiến tranh. Một cách mô tả, một cái nhìn đã bình tĩnh hơn sau nhiều năm tháng.

Với gần 500 trang sách, hơn 30 truyện, Bảo Ninh đã đưa người đọc đi qua biết bao cảnh đời, tình người cảm động, xót xa, cay đắng nữa - những cảnh đời hết sức bình dị. Và nhà văn như muốn nhắn gởi: cuộc sống trong

63

chiến tranh khốc liệt như thế đó, nhưng cái đọng lại vẫn là tình người, là lòng thương, là con người với muôn vàn xót xa, gợi lên trong những người đang sống một ý niệm về lòng khoan dung, lòng trắc ẩn, về lương tâm... Rằng để đi đến được chiến thắng, để có ngày hôm nay không còn bom đạn, chết chóc mà có bầu trời xanh và hoa cho các bạn, chúng tôi - những nhân vật của anh nhờ anh nói hộ - đã có những cảnh đời như vậy đấy!

Một nỗi buồn, một nỗi xót xa thấm đượm những trang sách. Những số phận rất khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự mất mát trong chiến tranh. Có điều là nỗi buồn ở đây không tuyệt vọng mà có hiệu ứng thanh lọc con người, làm cho nó “người” hơn một chút. Đó có lẽ là ý nghĩa cao nhất của những trang truyện.

Đứng về mặt dựng truyện mà nói thì không phải truyện nào cũng như truyện nào, và có truyện rất hay, có truyện còn sơ sài, có những chủ đề thấm thía, nhưng cũng có những chủ đề cần nghĩ thêm. Chẳng hạn Gió dại. Cái không khí, cái chất liệu là độc đáo. Nhưng cái chủ đề “trong cuộc huynh đệ tương tàn - chúng ta chỉ là con sâu cái kiến - nhưng ôi, chúng ta, chính chúng ta đây - một thời chúng ta cũng có - một quê hương và một mối tình” qua bài ca của cô ca sĩ phía bên kia - Diệu Nương - và cái chủ đề “chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình vẫn đến”... là những “trữ tình ngoại đề” của thiên truyện, cũng cần phải được cân nhắc lại.

Truyện ngắn Bảo Ninh đặt nhân vật vào trong cơn giông bão của cuộc chiến, không thiếu những “màn” ly kỳ. Câu chuyện trong Thời tiết của ký ức, mối tình trong chia ly, chia cắt, tù ngục... của ông Phúc và Quỳnh, là một ngẫu nhiên đau đớn của số phận, của định mệnh..., rất ly kỳ.

Cõi nhớ mênh mông, ông tiếp cận nó từ tầng sâu nhất của hoạt động tâm lý. Ông đã gọi tên được những xung động vi tế và huyền bí trong vũ trụ tâm lý con người. Những điều này, được kết hợp khá hoàn hảo với khiếu quan

64

sát nhạy bén và kỹ thuật trần thuật, phục dựng, mô tả đầy chất thẩm mỹ. Tất cả những điều này, tạo nên cảm giác nghiêm cẩn, mực thước khi đọc văn ông. Khó có thể trả lời câu hỏi: liệu Bảo Ninh có còn tiếp tục viết về đề tài chiến tranh? Bởi hình như, có lúc chính tác giả có thể cũng từng phát bực bội thốt lên: “Chuyện xưa, kết đi, được chưa?!”.

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật kết cấu là nghệ thuật tạo tình huống. Trong các tác phẩm của mình, rất nhiều truyện ngắn được Bảo Ninh xây dựng trên cơ sở tạo tình huống. Trong truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt xe Bảo Ninh đã tạo tình huống rất bất ngờ “…vừa thoát được qua kẽ hở giữa hai chiếc xe, chen được lên phía trên chiếc xe đò chết máy, tôi thấy xe máy của mình đang ngay đằng sau xe máy của nàng, chỉ cách một ông xe đạp. Mà không phải xe máy của nàng. Xe của V. Nàng ngồi ngay sau ông bạn tôi…”[36, tr. 374]. Hay trong Khắc dấu mạn thuyền cũng vậy, ông xậy dựng tình huống thật bất ngờ kể cả lúc nhân vật tôi gặp và được cô gái đưa vào nhà chăm sóc, cũng như lúc hai người lạc nhau sau khi B 52 thả bom… cả lúc gặp cũng như lúc không tìm lại được nhau, nhân vật “tôi” đều không biết rõ được người đã giúp mình khi cơn sốt rét bất ngờ đến. Bảo Ninh xây dựng các tình huống bất ngờ trong không gian đêm tối của thời chiến tranh. Mọi việc đến rồi qua đi đều rất bất ngờ, mà sau đó khi nhân vật “tôi” muốn tìm lại cũng không thể. Nghệ thuật tạo tình huống bất ngờ còn xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn như Quay lưng, Giang, Rửa tay gác kiếm, Ngàn năm mây trắng, Mắc cạn… Ngoài ra cách đặt tên truyện và cái kết truyện cũng là một phương thức để tạo nên tác phẩm có kết cấu độc đáo của Bảo Ninh. Cách đặt tên truyện và cái kết của Bảo Ninh gợi ý được nhiều điều. Hầu hết các tên truyện như Sách cấm, Cái búng, Quay lưng, Ngàn măm mây trắng, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền,… đều không nhằm “vắt kiệt nghĩa” của chủ đề mà hướng gợi người đọc vào những suy tư khác. Cái kết trong truyện ngắn

65

Bảo Ninh cũng vậy. Kết cấu truyện ngắn của Bảo Ninh được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm mà người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, điều đó Bảo Ninh làm cho người đọc như vào trong mê cung và khi tìm được lối ra thì có cảm giác choáng ngợp. Có thể ví truyện ngắn Bảo Ninh là một thứ quả ăn được, nhân nhỏ mà vỏ nhiều lớp, phải bóc dần dần và kiên trì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại (Trang 58)