0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhân vật người lính

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN BẢO NINH TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI (Trang 40 -40 )

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1. Nhân vật người lính

Trong những truyện viết về đề tài chiến tranh thì người lính là nhân vật trung tâm của tác phẩm, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và cách nhìn về cuộc chiến tranh và cuộc sống của nhà văn. Trong sự nghiệp văn học của Bảo Ninh có tới 22 trên 28 truyện ngắn, và một cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh - người lính, trong đó có 15 nhân vật chính là người lính bao gồm các truyện: Trại bảy chú lùn, Ba lẻ một, Lá thư từ Quỷ Sửu, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Bên lề cuộc tấn công, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ, Giang, Mùa khô cuối cùng, Hoả điểm cuối cùng, Tình thư, Thách đấu và Nỗi buồn chiến tranh (trong đó có 12 nhân vật chính là người lính trở về).

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong văn xuôi Bảo Ninh khi viết về người lính, người lính trong sáng tác của ông được nhìn dưới góc nhìn con người cá

41

nhân. Trong nền văn học sau 1975 quan niệm nghệ thuật về con người xuyên suốt, nổi bật là quan niệm về con người cá thể. Nhìn nhận con người trong cuộc sống đầy biến động, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc những con người cá thể với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người là một số phận với những niềm đau, hạnh phúc riêng trong cảm nhận về thực tại. Tất cả họ hiện lên trên trang giấy như những ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi hào hùng.

Trong những tác phẩm viết về chiến tranh chống Mỹ của Bảo Ninh, có thể thấy dưới góc nhìn con người cá nhân biểu hiện khá rõ nét ở dạng thức: Con người tự nhận thức. Quan niệm này bộc lộ chiều sâu trong quan niệm nghệ thuật về con người, gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của ý thức cá nhân. Con người tự nhận thức trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn của Bảo Ninh nói riêng thể hiện khá rõ nét nhân cách người lính trong và sau chiến tranh.

Con người tự nhận thức trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện ở khát vọng tìm kiếm, ở sự chiêm nghiệm, ở sự không hoàn thiện. Một loạt các tác phẩm viết về chiến tranh của Bảo Ninh thể hiện người lính trong khát vọng tìm kiếm: tình yêu - hạnh phúc - đó là giá trị tinh thần mà con người ở thời đại nào cũng hướng tới bởi "cuộc đời thì hữu hạn mà tình yêu thì vô cùng". Trong chiến tranh khát vọng này càng trở nên cháy bỏng đối với người lính. Bởi nói đến chiến tranh là nói đến mất mát, đau thương, nói đến những hy sinh không thể tránh khỏi. Trong không khí lửa đạn, tình yêu đôi lứa thể hiện nét đẹp trong tâm hồn người lính. Truyện ngắn Bảo Ninh xuất hiện nhiều hình tượng người lính đi tìm nửa bên kia của mình: Trại bảy chú lùn, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ...

Ở truyện ngắn Trại bảy chú lùn, nhân vật chính của câu chuyện là Mộc, từ chiến tranh anh kể lại chặng đời trong chiến tranh của mình. Đó là chuỗi

42

ngày gian khổ nhưng đẹp đáng nhớ, dẫu tận cùng gan ruột là nỗi khắc khoải về thời gian, anh không được sống cùng Nga - người con gái mà anh yêu thương. Và khi chiến tranh đã kết thúc nỗi ước vọng về Nga vẫn còn khôn nguôi trong trái tim người lính vốn chịu nhiều gian khổ mất mát. Hay trong truyện ngắn Rửa tay gác kiếm chẳng hạn, Quang vốn không phải nhân vật chính của câu chuyện nhưng chuyện mà anh kể là câu chuyện của người lính đi tìm tình yêu, hạnh phúc. Dẫu đau đớn tột cùng khi bị vợ phụ bạc anh vẫn quyết định đi tìm vợ, bỏ qua lỗi lầm cho vợ. Còn nhân vật "Tôi" trong Hà Nội lúc không giờ khao khát đi tìm tình bạn của mình chiếm trọn cả quỹ đời trai trẻ, chiến tranh không cho phép tuổi thanh xuân của anh gặp gỡ, quen biết để yêu thương một người phụ nữ, cho nên trong trái tim anh vẫn cháy bỏng mối tình không có thực với một phụ nữ lớn tuổi hơn ở cùng khu xóm. Truyện ngắn

Khắc dấu mạn thuyền lại đem đến một hình tượng khác, đó là hình ảnh một người lính tìm về kỷ niệm khắc sâu trong tâm khảm - một tình cảm biết ơn, trìu mến về người con gái dưới trời mưa bom lửa đạn từ hơn 20 năm trước. Đó là sự tìm kiếm vô vọng của người lính thể hiện khát vọng cháy bỏng về tình yêu trong họ.

Thế giới nội tâm con người luôn là miền đất đầy bí ẩn và có sức thu hút đối với nhiều ngòi bút. Đôtxtôiépxki đã từng khẳng định: "Con người là một điều bí ẩn. Tôi tìm kiếm điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người". Con người tự nhận thức là con người có chiều sâu tâm trạng. Nhân vật người lính trong các sáng tác của Bảo Ninh hầu hết được xây dựng theo mô típ lặng theo suy tưởng về một vùng kí ức xa xăm: đó là kí ức về những ngày chiến tranh mà các nhân vật chính trong vai người kể truyện ở ngôi thứ nhất bày tỏ: "Như tôi còn thời nào nữa ngoài thời đã qua" (Hà Nội lúc không giờ); "giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng " (Rửa tay gác kiếm); hoặc là nỗi thổn thức của ông Phúc -

43

người phía bên kia của giới tuyến trong truyện Thời tiết của ký ức, "Những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu, âu sầu thức dạy lần lượt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn"... Kiếm tìm về quá khứ là phản ứng của tâm hồn nhạy cảm khi thời cuộc đã thay đổi, tất cả các nhân vật của Bảo Ninh đều nhận thức quá khứ đã xa vời và trong quá khứ lưu giữ kỉ niệm một thời trai trẻ. Có một điều đáng lưu ý ở đây là các nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh đều là những người đàn ông đều đã bước ngưỡng cửa của tuổi trẻ, nên khi bước vào độ tuổi trung niên họ có những suy tư chiêm nghiêm của con người từng trải trong chiến tranh, "dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận 40 năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người đó là cả một thời gian mênh mông như từ bờ này sang bờ kia, ngang với kiếp người từ đời này sang đời khác" (Thời tiết của ký ức). Thời gian 40 năm qua đối với ông Phúc thật là dài, bao nỗi niềm yên nghỉ tưởng như vùi chôn cùng năm tháng, nào ngờ ký ức như những thước phim quay chậm. Quãng đời phía trước mang theo cả đâu đớn, hạnh phúc trở về. Những dòng suy tưởng mang tính chất triết lí về cuộc đời về thân phận của người lính, dường như chiến tranh đã tạo nên những con người chiêm nghiệm, suy tư - những con người tự lí giải cho khổ đau, mất mát của mình. Trong Rửa tay gác kiếm, nhân vật Quang bị vợ phụ bạc "bỏ nhà theo trai", nhưng vẫn thông cảm với vợ: "Lấy nhau được bảy năm trời có lẽ chứ nào ít ỏi gì đâu thế mà sức người có hạn". Qua nhân vật Quang tác giả đã xây dựng được một nhân cách cao đẹp - một con người biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác - một người trong đau khổ mất mát riêng tư vẫn điềm đạm lí giải phân minh, "thêm nữa nhà tớ kề ngay một bến sông nhộn nhịp, tứ xứ thuyền bè qua lại, sự thể như thế tất phải xảy ra", Quang xem việc vợ bội bạc như một tất yếu trong hoàn cảnh chiến tranh.

44

tưởng quán xuyến trong văn xuôi hiện nay, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ quan niệm về con người so với giai đoạn trước. Đó là sự thành công ở phát hiện "con người trong con người" (Đôxtôiepxki) của văn xuôi Bảo Ninh.

Nếu như trong văn học 1945 -1975 để khẳng định con người anh hùng gắn với số phận cộng đồng, nhà văn thường xây dựng kiểu con người hành động thì ở đây để bộc lộ quan niệm về con người cá nhân đời tư với thế giới bên trong phức tạp của nó, Bảo Ninh đã xây dựng một kiểu nhân vật mới: con người sám hối, con người tự thú trước toà án lương tâm của chính mình.

Nhân vật Phúc trong truyện ngắn Thời tiết của ký ức cũng là kiểu con người tự thú - sám hối. Sau 40 năm chiến tranh song những nỗi đau về quá khứ vẫn đeo bám tâm hồn ông, đó là sự sám hối muộn màng về việc giác ngộ cách mạng, là lời tự thú về một tình yêu.

Một điều dễ nhận thấy trong các câu chuyện chiến tranh, những người lính khi bước ra khỏi chiến tranh thường mang những di chứng, có người là sự mặc cảm, có người cảm thấy "lạc thời" không thể trở lại thành người bình thường được nữa. "Sám hối", "tự thú" là một hoạt động tâm lí "ăn năn", "hối hận", tự nói ra việc mình đã làm và thông thường nó có ảnh hưởng không tốt đối với người khác.

Ngoài ra, người lính trong truyện ngắn Bảo Ninh còn thể hiện sự quan tâm đến từng số phận con người. Trong số phận chung của dân tộc là mất mát, khổ đau vì chiến tranh thì mỗi cá nhân con người trong các tác phẩm của Bảo Ninh có những nỗi mất mát, đau khổ riêng, không ai giống ai - mỗi người một cảnh ngộ. Chiến tranh tạo ra ở con người những bi kịch đã đành, nhưng trong hoà bình, bi kịch vẫn không chừa những con người từng tham gia chiến tranh. Quan tâm đến người lính ở khía cạnh bi kịch, Bảo Ninh góp vào bức tranh chung của cuộc chiến không chỉ có vinh quang mà có cả nước mắt do chiến tranh - những dòng nước mắt của những cá thể riêng lẻ.

45

Đọc tác phẩm của Bảo Ninh, người đọc luôn nhận ra sự bất hạnh khác nhau của từng nhân vật. Âm thầm với nỗi đau từ hơn 20 năm trước, Mộc trong trong truyện ngắn Trại bảy chú lùn là bạn với cánh rừng già quên cuộc sống đã hoà bình từ lâu. Anh không ra khỏi khu rừng gắn với anh một thời bom lửa - nơi ấy những đồng đội của anh đã hy sinh tuổi trẻ cho chiến tranh, chờ đợi hết chiến tranh, nhưng khi chiến tranh kết thúc bước vào hoà bình, anh ngỡ ngàng đơn độc, người thân chẳng còn ai, không có gia đình. Mọi sự với người đàn ông như Mộc thế là dở dang, Mộc mất thăng bằng trước cuộc sống hoà bình. Anh không thích nghi với cuộc sống ngoài khu rừng già. Hết chiến tranh anh vẫn ở lại với cánh rừng bốn bên vắng lặng, một mình cô đơn. Theo như lời của Mộc, anh cô đơn bởi trừng phạt của số phận vì anh vào chiến trường mà không biết thằng Mỹ mồm ngang, mũi dọc ra sao. Anh đã ở đây nhưng hơn 20 năm cũng day dứt bởi điều đó. Câu nói của Mộc với người đưa thư: "Hoạ chăng có ông trời muốn biên thư cho tôi" là câu nói đùa nhưng pha lẫn sự chua xót. Mộc hiểu rõ sự liên lạc của anh với mọi người là không có. Trước đây, anh sống có đồng đội nhưng không ai sống sót qua chiến tranh. Họ chết không chỉ bởi mũi tên hòn đạn của giặc Mỹ mà chết bởi những cơn sốt rét rừng, bởi những thân cây lớn đằn ngang người, những cái chết y hệt giống nhau, lần lượt từng người một Mộc phải từ giã họ. Mộc nói: "Chết vậy khổ lắm, hệt như nhau, các anh ấy lên cơn sốt khi đang phát rẫy. Cây gãy, chuyển răng rắc, nhưng mắt hoa, chân tay run giật, đáng lẽ tránh sang trái lại bước sang phải, mà khi chưa tắt thở thì không thể nào nhấc cây lên được... cằm run bần bật, răng cắn nát môi, tóc bết vào trán và máu thì không ri một giọt, mặt tím thâm và tỉnh táo, chịu trọn một cái đau cho đến lúc chết, mọi người xúm quanh bất lực" [36, tr. 17]. Cái đau đớn của người chết và cái đau đớn của người chứng kiến chẳng khác gì nhau. Tất cả những điều đó tạo thành bi kịch, những nỗi đau tích tụ lại khiến Mộc không thể rời khỏi chốn ấy,

46

dù trong thời chiến đã luôn sống trong hy vọng, trong thấp thỏm, hy vọng một ngày hết chiến tranh.

Người lính đã hy sinh tất cả cuộc sống, hạnh phúc của mình nhưng cái mà họ nhận được chỉ là những khổ đau mất mát, những cay đắng xót xa. Trong Trại bảy chú lùn, không chỉ mình Mộc âm thầm đau đớn vì tình yêu mà còn có Huy, có Nga. Miêu tả số phận như Mộc, Bảo Ninh nhằm lí giải một điều: chiến tranh làm cho con người biết hy sinh, và bi kịch do chiến tranh đem lại là điều khó tránh khỏi.

Cùng có nỗi đau như Mộc, nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Bí ẩn của làn nước không thể quên được điều bí ẩn của riêng mình. Năm tháng trôi qua, thời gian như dòng sông trôi chảy, chiến tranh là nguyên nhân của mọi nỗi khổ đau, và với nhân vật tôi đó là nỗi đau không thể nói nên lời, là sự mất mát vô bờ trong định mệnh oái oăm: đó là trong cơn hoạn nạn của trận "đại hồng thuỷ". Nhân vật tôi không thể cứu được vợ con mình mà cứu được người con của người khác; nhưng điều chua xót ở chỗ mọi người lầm tưởng đứa con gái cứu được là con anh. Không ai biết mà chỉ có anh và dòng nước biết. Sự nhầm lẫn của số phận và nỗi bi kịch âm thầm chảy trong mạch huyết của anh: "Thời gian năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời" [36, tr. 105].

Trong chiến tranh có người trở thành anh hùng, có người trở thành kẻ phản bội, điều này đã trở thành quy luật. Tác phẩm của Bảo Ninh khai thác chiến tranh như một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, mà một trong những bi kịch trong truyện ngắn Bảo Ninh là bi kịch thiếu niềm tin lý tưởng. Ở truyện ngắn Ba lẻ một ngoài nhân vật người lính và cô gái, tác giả còn khắc hoạ thêm người cha cô gái - một người không tham gia chiến tranh, trốn tránh những người lính cộng sản trong những ngày cuối

47

cùng của cuộc chiến: "Thật tình cô không sao hiểu nỗi nguyên do của nỗi ghê khiếp cộng sản đã ám ảnh và chế ngự cuộc sống của cha cô cũng như của bao người khác nữa ở thị trấn này" [36, tr. 56]. Để rồi khi hoà bình lập lại, quê hương đổi thay người cha ấy đã bỏ xứ mà đi, chạy trốn quá khứ. Bảo Ninh cho người đọc thấy một trong muôn vàn con người khác mang trong mình bi kịch "lạc thời", "lạc môi trường" khi họ là những con người thiếu niềm tin đối với tổ quốc, quê hương. Trong truyện Thời tiết của ký ức, nhân vật ông Phúc - một người không tham gia chiến tranh, trong hoà bình gặp những chấn động mạnh về tinh thần, suốt năm tháng còn lại của cuộc đời ông sống trong day dứt, trăn trở. Trước đây, trong thời chiến, ông không tin vào Định - người bạn học của mình vì thế trong lần hỏi cung của Định, ông luôn nhìn Định với cái nhìn dò xét thiếu niềm tin.

Bước sang thời hậu chiến với độ lùi thời gian cần thiết, cho phép nhà văn nhìn nhận lại một cách khách quan cuộc chiến, người lính trong cách cảm nhận của một người bước ra khỏi cuộc chiến tranh, ngoái nhìn lại quá khứ anh hùng của dân tộc. Quan niệm con người cộng đồng vẫn được các nhà văn sử dụng như một thi pháp nghệ thuật để làm nổi bật nhân cách người lính.

Truyện ngắn Bảo Ninh, thể hiện chiến tranh trong cảm nhận của người lính dưới sự tác động sâu sắc của chiến tranh, những con người cá nhân vẫn


Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN BẢO NINH TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI (Trang 40 -40 )

×