Xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 62)

Hiện nay, cơ chế tỷ giá mà Việt Nam đang thực hiện được xác lập khá chặt theo USD. Điều dễ nhận thấy là trong những năm vừa qua, tỷ giá chính thức mà NHNN công bố dựa trên giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và

đồng tiền được chọn là USD. Tuy nhiên, thương mại song phương giữa Việt Nam với Mỹ chỉ chiếm 7% trong tổng số giá trị thương mại của Việt Nam với thế giới giai đoạn 1992-2009. Hay trong 5 năm gần đây thì tỷ trọng này đã được cải thiện nhưng chỉở mức 10%, thấp hơn tỷ lệ của Trung Quốc (14%) và Nhật (11%).

Rổ tiền tệ sẽ được xác định gồm đồng tiền của những đối tác chiếm tỷ trọng cao trong thương mại song phương với Việt Nam. Có thể kể đến đồng tiền của chín đối tác lớn gồm Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Euro zone, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Úc. Tỷ trọng thương mại của chín đối tác lớn được trình bày ở bảng (1.5), phụ lục 1. Trong đó, thương mại của Việt Nam với khu vực đồng tiền chung Châu Âu bao gồm 16 nước. Kết quả tính toán tỷ giá thực đa phương của VND với rổ tiền tệ giai đoạn 1999-2009 được trình bày ở phụ lục 7 và tóm tắt ở bảng (4.1).

Bng 4.1: T giá thc đa phương giai đon 1999-2009

Năm 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 VND-USD 1 1.069 1.147 1.165 1.171 1.133 1.090 1.056 1.010 0.862 0.840 VND-Euro 1 0.911 0.948 1.024 1.224 1.295 1.246 1.196 1.245 1.134 1.081 REER 1 1.027 1.022 1.047 1.116 1.117 1.071 1.042 1.036 0.925 0.928 Nguồn: IFS, DOT – IMF, tính toán của tác giả.

Quan sát đồ thị (4.1) ta thấy rằng biểu diễn tỷ giá thực của VND-USD có xu hướng gần giống với biểu diễn của tỷ giá thực đa phương. Nhưng biến động của VND- USD có vẻ “nhuyễn” hơn và điều này cho thấy vai trò chủđạo của USD trong việc

điều chỉnh chính sách tỷ giá của NHNN. Mức độ biến động của hai đường biểu diễn này có sự khác biệt trong năm 2000-2003 và 2008-2009. Trong giai đoạn 2000- 2003, tỷ giá thực VND-USD tăng rất nhanh với ngụ ý rằng VND liên tục bị mất giá so với USD qua các năm; trong khi đó thì REER có mức tăng ít và “lài” hơn.

Đồ th 4.1: T giá thc giai đon 1999-2009 0.80 0.90 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09

VND-USD VND-Euro REER Nguồn: IFS, DOT – IMF, Tính toán của tác giả.

Năm 2007, đường biểu diễn tỷ giá thực VND-USD có giá trị 1,01 nhưng giảm mạnh còn 0,862 năm 2008 và tiếp tục giảm còn 0,84 năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ diễn ra cuối năm 2007 tác động làm USD mất giá so với các đồng tiền và việc xác lập giá trị của VND theo USD trong bối cảnh này cho thấy sự không linh hoạt và không tạo lợi thế cạnh tranh về giá của VND. Số liệu bảng (4.1) cho thấy VND đã tăng 14% so với USD năm 2008 và tăng 16% năm 2009. Nhưng nếu VND được xác lập dựa trên rổ tiền tệ gồm 9 đồng tiền của các đối tác lớn thì VND chỉ tăng giá 7,5% năm 2008 và tăng 7,2% năm 2009.

Do vậy, việc xác lập VND với rổ tiền tệ là điều rất cần thiết vì nó phản ánh tốt hơn sức mua đồng nội tệ với đồng tiền của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Thứ hai, giá trị của REER phản ánh mức độ cạnh tranh về giá trong thương mại song phương với các nước. Thứ ba, biến động của đồng USD khi khủng hoảng tài chính tại Mỹ xảy ra như đã phân tích ở trên cho thấy sự bất cập khi chính sách tỷ

giá quá phụ thuộc vào đồng tiền này. Thứ tư, chính sách tỷ giá phải phản ánh tương

ứng với những thay đổi vĩ mô của các quốc gia đối tác chứ không phải duy nhất nước Mỹ. Thứ năm, cơ chế sẽ khuyến khích việc đa dạng hóa trong thanh toán và giảm bớt sự phụ thuộc vào USD.

Nếu NHNN xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ sẽ tác động đến phản ứng của doanh nghiệp trong việc lựa chọn đồng tiền trong thanh toán. Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc ra quyết định của mình sao cho có lợi nhất. Ngoài ra, việc đa dạng hóa cũng giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro khi lệ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền. Thực tế cho thấy, điều này đã xảy ra rất nhiều lần khi cung cầu trên thị trường ngoại tệ không gặp nhau tạo nên sự khan hiếm USD trên thị trường. Và doanh nghiệp phải chấp nhận chịu mua USD với giá cao.

Vấn đềđặt ra là NHNN cần công bố một cách rõ ràng rổ tiền tệ lựa chọn và phương pháp xác định tỷ giá thực đa phương để giúp doanh nghiệp có định hướng chiến lược kinh doanh của mình. Từđó dẫn đến thêm một lý do nữa ủng hộ việc xác lập tỷ giá theo rổ tiền tệ là khi không phụ thuộc nhiều vào USD thì sẽ không có hiện tượng thu gom và đầu cơ đồng tiền này khi mà hành vi của doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong thanh toán.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)