3.1.2.1 Theo khu vực kinh tế
Xuất nhập khẩu Việt Nam được chia ra thành hai khu vực là khu vực kinh tế trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng xuất khẩu giữa hai khu vực này trong giai đoạn 2004-2009 không có sự chênh lệch lớn khi khu vực kinh tế trong nước chiếm 47% và doanh nghiệp có vốn DTNN có tính cả xuất khẩu dầu thô chiếm 53%. Khác với xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu của khu vực trong nước có phần cao hơn với tỷ lệ là 64% và doanh nghiệp có vốn DTNN là 36%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu ở khu vực kinh tế trong nước là xấp xỉ bằng 18%. Giá trị này đối với khu vực doanh nghiệp có vốn DTNN là 20%. Đồ thị (3.3) thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có kể dầu thô trong giai đoạn 2004-2009.
Đồ thị 3.3: Giá trị xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 2004-2009
13.893 16.765 20.787 28.156 26.724 14.488 15.682 27.775 34.529 30.372 20.882 23.121 28.402 41.052 52.815 43.882 21.712 11.997 12.592 26.067 27.899 16.489 13.640 11.087 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009
XK-Khu vực kinh tế trong nước XK-Doanh nghiệp có vốn DTNN NK-Khu vực kinh tế trong nước NK-Doanh nghiệp có vốn DTNN
3.1.2.2 Theo cơ cấu sản phẩm
Đồ thị (3.4a) và (3.4b) cho thấy, trong cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu đến các nước, bốn mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị năm 2008-2009 là dệt may, dầu thô, hải sản và dày giép các loại. Tổng tỷ trọng của bốn nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng đến trên 40% trong miếng bánh xuất khẩu. Cụ thể, giá trị này trong năm 2008 là 46% và năm 2009 là 41%.
Đồ thị 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2008-2009 15% 8% 7% 5% 5% 2% 32% 3% 3% 4% 16%
Dầu thô Hàng dệt may Giày dép các loại Hàng hải sản Gạo Mục 3 Mục 1 Cà phê Cao su Than đá Hàng hoá khác 16% 11% 7% 7% 5% 5% 5% 3% 29% 2% 2% 4% 4% Hàng dệt may Dầu thô Hàng hải sản Giày dép các loại Mục 1 Mục 2 Gạo Mục 3 Mục 4 Cà phê Than đá Cao su Hàng hoá khác
3.4a: Năm 2008 3.4b: Năm 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê; Đơn vị tính: %
Mục 1: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh liện; Mục 2: Đá quý, kim loại quý; Mục 3: Gỗ và sản phẩm gỗ; Mục 4: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.
Về nhập khẩu năm 2009, Việt Nam nhập máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ các đối tác, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm mặt hàng nhập khẩu là 17%. Tiếp theo là các mặt hàng xăng dầu; sắt thép; vải các loại và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với các tỷ trọng là 9%, 8%, 6% và 6% tương ứng năm 2009. Đồ thị (3.5a) và (3.5b) cho thấy hầu như vị trí tỷ trọng của các mặt hàng này không thay đổi trong hai năm 2008-2009. Kế đến là các nguyên liệu đầu vào sản xuất như chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày; linh kiện, phụ tùng ô tô; kim loại thường khác; thức ăn gia súc và nguyên liệu; hóa chất.
Đồ thị 3.5: Tỷ trọng nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2008-2009 17% 13% 8% 5% 5% 4% 3% 39% 2% 2% 2% Mục 1 Xăng dầu các loại Sắt thép các loại Vải các loại Mục 2 Mục 3 Mục 4 Mục 5 Mục 6 Hoá chất Hàng hoá khác 17% 9% 8% 6% 6% 4% 3% 3% 3% 2% 2% 37% Mục 1 Xăng dầu các loại Sắt thép các loại Vải các loại Mục 2 Mục 3 Mục 4 Mục 5 Mục 7 Mục 6 Hóa chất Hàng hoá khác 3.5a: Năm 2008 3.5b: Năm 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê; Đơn vị tính: %
Mục 1: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; Mục 2: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Mục 3: Chất dẻo nguyên liệu; Mục 4: Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày; Mục 5: Linh kiện, phụ tùng ô tô; Mục 6: Kim loại thường khác; Mục 7: Thức ăn gia súc và nguyên liệu
3.1.2.3 Theo đối tác thương mại Đồ thị 3.6: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác Đồ thị 3.6: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại 2008-2009 15% 12% 11% 9% 7% 6% 5% 4% 3% 3% 25% Trung Quốc Nhật Bản Mỹ
Singapore Đài Loan Hàn Quốc Thái Lan Úc Malays ia
Đức Khác 17% 12% 7% 6% 5% 5% 3% 3% 3% 28% 11% Trung Quốc Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc
Đài Loan Singapore Thái Lan Malaysia
Đức Úc Khác
3.6a: Năm 2008 3.6b: Năm 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê; Đơn vị tính: %
Trong thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác 2008-2009 theo đồ thị (3.6) thì tỷ trọng của ba đối tác lớn là Trung Quốc, Nhật và Mỹ chiếm hơn 40% trong tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu cộng thêm ba đối tác còn lại bao
gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore thì tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam với sáu đối tác này chiếm đến 60% tổng giá trị thương mại hai chiều năm 2008 và 58% năm 2009. Do số liệu của IMF không có dữ liệu thương mại của Việt Nam và Đài Loan nên luận văn sẽ tập trụng nghiên cứu cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn gồm Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và Singapore. Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của năm đối tác này chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại Việt Nam với thế giới.
3.2 Tỷ giá Việt Nam giai đoạn 1992-2009
3.2.1 Diễn biến tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các đối tác
Đồ thị 3.7: Chỉ số tỷ giá thực song phương (theo logarith) của Việt Nam và các
đối tác 1992-2009 -0.20 -0.15 -0.10 -0.05 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 Trung Quốc Nhật Hàn Quốc Singapore Mỹ
Nguồn: IMF, tính toán của tác giả. Năm 1999 là năm gốc.
Quan sát diễn biến tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các đối tác trên đồ thị (3.7) cho thấy các đường biểu diễn trước năm 1998 không có điểm chung rõ ràng. Nhưng vào năm 1998, các đường biểu diễn này có giá trị nằm dưới trục hoành. Điều này ngụ ý rằng tỷ giá thực của VND so với đồng tiền của các đối tác giảm hay là
VND tăng giá so với đồng tiền các đối tác. Trong sáu năm giai đoạn 2000-2005, các đường biểu diễn này vượt lên phía trên trục hoành (ngoại trừ trường hợp Nhật) với ngụ ý rằng VND giảm giá so với đồng tiền các đối tác.
Hai năm 2006 và 2007, mặc dù đường biểu diễn của Hàn Quốc và Mỹ nằm phía trên trục hoành nhưng đang có xu hướng quay về phía trục hoành. Điều này có nghĩa là VND giảm giá so với đồng tiền hai đối tác này nhưng mức độ giảm đang nhỏ dần. Nhưng với ba đối tác còn lại là Trung Quốc, Nhật và Singapore thì VND tăng giá trong hai năm 2006-2007. Trong hai năm tiếp theo là 2008 và 2009, VND tăng giá so với hầu hết các đồng tiền của năm đối tác trong nghiên cứu.
Đường biểu diễn của Hàn Quốc và Singapore có giá trị dương trong hầu hết giai đoạn quan sát 1992-2009 ngoại trừ trong hai năm 2008, 2009. Điều này ngụ ý rằng VND mất giá so với đồng KRW và đồng SGD trong giai đoạn này. Trong khi đó, đường biểu diễn của Singapore mặc dù có giá trị âm trong hai năm 2006 và 2007 nhưng giá trị tuyệt đối này tương đối nhỏ và gần bằng 0.
3.2.2 Một sốđặc trưng cơ bản chính sách điều hành tỷ giá 1992-2009 3.2.2.1 Giai đoạn 1992-1999 3.2.2.1 Giai đoạn 1992-1999
Từ năm 1992, sau khi thay đổi cách quản lý hành chính bằng những biện pháp kinh tế dựa trên giao dịch thỏa thuận giữa doanh nghiệp và NHTM và công bố tỷ giá trên cơ sở giá hình thành tại các phiên giao dịch tại hai trung tâm giao dịch ngoại tệ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì tình hình cung cầu ngoại tệ đã được cải thiện so với những năm trước đó.
Ngày 2/7/1994, tỷ giá giao ngay được hình thành dựa trên tỷ giá chính thức do NHNN công bố và cộng thêm 0,1% đối với giá trị tối đa. Ngày 03/10/1994, biên độ dao động được điều chỉnh thành ±0,5%. Ngày 20/10/1994, NHNN đã ra quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Khi cuộc khủng hoảng Châu Á xảy ra từ cuối năm 1996 và kéo sang năm 1997, các đồng tiền trong khu vực đã bị mất giá mạnh. Để đối phó với tình hình này, NHNN đã phải ba lần điều chỉnh biên độ dao động chỉ chưa đầy trong một năm từ ±0,5% lên ±1% rồi lên ±5% và lên ±10% từ tháng 11/1996 đến 13/10/1997. Và vào ngày 06/08/1998, NHNN đã tăng tỷ giá 10% từ mức 11.815 VND/USD lên thành 12.998 VND/USD đồng thời hạ biên độ dao động từ ±10% xuống còn ±7%.
3.2.2.2 Giai đoạn 1999-2009
Tháng 02/1999, cơ chế quản lý tỷ giá của NHNN là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Theo đó, NHNN sẽ công bố tỷ giá chính thức, được xác định dựa trên giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND với đồng USD của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Và đồng thời, NHNN cũng quy định biên độ dao động tỷ giá giao ngay của VND không được vượt quá ±0,1% so với tỷ giá chính thức. Tuy nhiên với biên độ dao động quá hẹp, tỷ giá giữa VND và USD ít có biến động nhưng tỷ giá trên thị trường tự do lại có xu hướng tăng gây ra hiện tượng găm giữ USD. Vì thế, ngày 01/07/2002, NHNN đã quyết định nâng biên độ tỷ giá giao ngay lên mức ±0,25%. Với việc điều chỉnh biên độ, các NHTM đã chủ động hơn trong việc niêm yết giá giao dịch và giảm bớt căng thẳng thị trường ngoại tệ.
Ngày 31/12/2006, NHNN tăng biên độ dao động từ mức ±0,25% lên thành ±0,5%. Nhưng chỉ trong vòng một năm từ ngày 24/12/2007 đến ngày 06/11/2008, NHNN đã liên tục điều chỉnh từ mức ±0,5% lên mức ±0,75%, rồi mức ±1%, mức ±2% và mức ±3%. Và một lần nữa sau bốn tháng vào ngày 24/03/2009, NHNN nâng biên độ lên ±5%. Theo cách phân loại của IMF năm 2008 được trình bày ở phụ lục 6, Việt Nam được xếp vào nhóm “Neo tỷ giá truyền thống”.
3.3 Kết quả thực nghiệm
Dữ liệu sử dụng trong phân tích được lấy từ nguồn IFS và DOT của IMF. Kết quả thực nghiệm được thực hiện trên Eviews 6.0 và trình bày ở phụ lục 4.
Bước 1: Mô phỏng cân bằng dài hạn
Khi thực hiện phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ giai đoạn 1992-2009, kết quả thể hiện ở bảng (3.1) cho thấy hầu hết các hệ số trong phân tích hồi quy không có ý nghĩa thống kê khi các giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10%.
Bảng 3.1: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ 1992-2009
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. EX_US -0,645734 2,747555 -0,235021 0,8179 GDP_US -0,210776 7,804403 -0,027007 0,9789 GDP_VN 3,932235 3,289841 1,195266 0,2533 D1998 0,223967 0,497005 0,450632 0,6597 D2009 -0,651973 0,661878 -0,985035 0,3426
R-squared 0,636458 Mean dependent var 0,226119 Adjusted R-squared 0,524599 S.D. dependent var 0,707945 S.E. of regression 0,488123 Akaike info criterion 1,633636 Sum squared resid 3,097438 Schwarz criterion 1,880962 Log likelihood -9,702726 Hannan-Quinn criter. 1,667739 Durbin-Watson stat 1,718829
Biến EX_US: chỉ số tỷ giá thực giữa Việt Nam và Mỹ;GDP_US: chỉ số tăng trưởng GDP Mỹ; GDP_VN: chỉ số tăng trưởng GDP Việt Nam; D1998, D2009: biến giả.
Số liệu ở phụ lục 1 cho thấy giao dịch thương mại của Việt Nam và Mỹ trong hai năm 1992 và 1993 là rất thấp khi tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu năm 1992 là gần 18 lần và năm 1993 là 66 lần. Và nếu so với năm gần nhất là 1994 thì giá trị xuất khẩu và nhập khẩu năm 1992 chỉ chiếm 0,12% và 4,5% tương ứng; tỷ trọng này trong năm 1993 là 0,06% và 8,59%. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu. Năm 1995 đánh dấu mốc mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ khi hai nước ký hiệp định bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, thương mại song phương giữa hai nước đã cải thiện dần từ năm 1994 và có mức tăng trưởng trung bình trên 40% trong những năm tiếp theo.
Vì vậy, tác giả thực hiện lại mô phỏng nghiên cứu trường hợp Việt Nam – Mỹ xét trong giai đoạn 1994-2009, kết quả thể hiện ở bảng (3.2) với các hệ số EX_US, GDP_US, GDP_VN xác định ở mức ý nghĩa 1% và D2009 có mức ý nghĩa 5%.
Bảng 3.2: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ 1994-2009
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. EX_US 5,963526 1,158351 5,148291 0,0003 GDP_US -22,90522 3,461661 -6,61683 0 GDP_VN 11,07894 1,306376 8,480668 0 D1998 -0,007144 0,166297 -0,042962 0,9665 D2009 -0,488095 0,220713 -2,211443 0,0491
R-squared 0,790737 Mean dependent var 0,44639 Adjusted R-squared 0,714642 S.D. dependent var 0,302786 S.E. of regression 0,161745 Akaike info criterion -0,555283 Sum squared resid 0,287777 Schwarz criterion -0,313849 Log likelihood 9,44226 Hannan-Quinn criter. -0,542919 Durbin-Watson stat 1,465201
Biến EX_US: chỉ số tỷ giá thực giữa Việt Nam và Mỹ;GDP_US: chỉ số tăng trưởng GDP Mỹ; GDP_VN: chỉ số tăng trưởng GDP Việt Nam; D1998, D2009: biến giả.
Tương tự như trường hợp Việt Nam – Mỹ, phân tích trạng thái cân bằng dài hạn trong trường hợp Việt Nam - Trung Quốc thể hiện ở bảng (3.3) cũng có kết quả không rõ ràng khi tất cả các hệ số đều không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1992-2009.
Bảng 3.3: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1992- 2009
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. EX_CH 0,077436 0,657261 0,117816 0,908 GDP_CH -6,154365 3,990094 -1,542411 0,147 GDP_VN 6,226313 5,146297 1,209863 0,2479 D1998 -0,138894 0,08023 -1,731189 0,1071 D2009 0,102076 0,105463 0,967878 0,3508
R-squared 0,944471 Mean dependent var -0,095716 Adjusted R-squared 0,927385 S.D. dependent var 0,285611 S.E. of regression 0,076964 Akaike info criterion -2,060822 Sum squared resid 0,077005 Schwarz criterion -1,813496 Log likelihood 23,54739 Hannan-Quinn criter. -2,026719 Durbin-Watson stat 2,10431
Biến EX_CH: chỉ số tỷ giá thực giữa Việt Nam và Trung Quốc;GDP_CH: chỉ số tăng trưởng GDP Trung Quốc; GDP_VN: chỉ số tăng trưởng GDP Việt Nam; D1998, D2009: biến giả.
Giai đoạn được điều chỉnh cho thương mại Việt Nam – Trung Quốc là từ năm 1995- 2009, kết quả cho ở bảng (3.4) cho thấy hệ số EX_CH xác định ở mức ý nghĩa 5% và D1998 ở mức ý nghĩa 10%.
Bảng 3.4: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1995- 2009
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
EX_CH 1,624936 0,694453 2,339879 0,0413 GDP_CH -4,307332 3,725663 -1,156125 0,2745 GDP_VN 3,796776 4,83081 0,78595 0,4501 D1998 -0,132405 0,060132 -2,201913 0,0523 D2009 0,119924 0,08383 1,430559 0,1831
R-squared 0,95414 Mean dependent var -0,180873 Adjusted R-squared 0,935797 S.D. dependent var 0,222862 S.E. of regression 0,05647 Akaike info criterion -2,649025 Sum squared resid 0,031888 Schwarz criterion -2,413008 Log likelihood 24,86769 Hannan-Quinn criter. -2,651539 Durbin-Watson stat 1,406648
Biến EX_CH: chỉ số tỷ giá thực giữa Việt Nam và Trung Quốc;GDP_CH: chỉ số tăng trưởng GDP Trung Quốc; GDP_VN: chỉ số tăng trưởng GDP Việt Nam; D1998, D2009: biến giả.
Kết quả phân tích cân bằng dài hạn giữa Việt Nam và năm đối tác lớn được thể hiện ở bảng (3.5)
Bảng 3.5: Kết quả mô phỏng cân bằng dài hạn cán cân thương mại Việt Nam với các
đối tác Đối tác EX GDP_đối tác GDP_VN D1998 D2009 Trung Quốc(1) 1,624936** -4,30733 3,796776 -0,132405* 0,119924 (0,0413) (0,2745) (0,4501) (0,0523) (0,1831)