Biến giả D1998, D2009

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 59)

Biến giả D1998 tác động có ý nghĩa đối với cán cân thương mại trong trường hợp Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% tương ứng. Nhưng biến D1998 không có tác động có ý nghĩa trong hai trường hợp còn lại là Nhật và Mỹ. Kết quả từ bảng (3.5) cho thấy các hệ số hồi quy trong ba trường hợp có ý nghĩa là Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc đều mang dấu âm với hàm ý rằng cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 đã tác động làm thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia này.

Biến giả D2009 xác nhận sự tác động có ý nghĩa đến bốn trường hợp và chỉ ngoại trừ Trung Quốc. Ba trường hợp là Hàn Quốc, Singapore và Mỹ cho thấy khủng hoảng năm 2008 đã làm thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia này. Chỉ có trường hợp Nhật có kết quả phân tích với hệ số dương với hàm ý rằng bất chấp cuộc khủng hoảng năm 2008, cán cân thương mại giữa Việt Nam với Nhật là thặng dư.

Như vậy, cán cân thương mại trong cả năm trường hợp đều phải chịu ít nhất một cuộc khủng hoảng, hoặc là năm 1997 hoặc năm 2008. Và hầu hết các tác động này đều làm thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia này, chỉ ngoại trừ trường hợp Nhật với khủng hoảng xảy ra năm 2008.

3.4.2 Phân tích trng thái ngn hn

Kết quả phân tích ngắn hạn từ bảng (3.7) cho thấy chỉ có trường hợp của Nhật có hệ số hồi quy ∆logRER có mức ý nghĩa 10% hàm ý rằng có tác động ngắn hạn của biến tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và Nhật đối với cán cân thương mại giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, các hệ số hồi quy của ∆logRER không xuất hiện dấu âm ở những độ trễ thấp và đảo dấu ở những độ trễ bậc cao hơn. Do vậy, không có hiệu ứng đường cong J trong trường hợp này.

Theo định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J của Rose và Yellen (1989, Is there a J-curve, trang 67, Journal of Monetary Economics hay có đề cập trong báo cáo nghiên cứu thương mại của Malaysia, số 42, trang 1069, kinh tế ứng dụng) cho rằng là (1) có hiệu ứng đổi dấu từ âm sang dương khi phân tích trạng thái ngắn hạn hoặc (2) có hiệu ứng dương khi phân tích dài hạn và đồng thời hệ số mô phỏng ngắn hạn âm có ý nghĩa hay hệ số ngắn hạn không có ý nghĩa. Hai trường hợp của Trung Quốc và Mỹ đều có hệ số phân tích dài hạn dương và hệ số phân tích ngắn hạn không có ý nghĩa. Tuy nhiên, trường hợp Trung Quốc không thỏa mãn khi kiểm định CUSUMQ. Vì vậy, hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp của Mỹ.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã khái quát các đặc điểm cán cân thương mại Việt Nam và tỷ giá thực cũng như một số đặc trưng cơ bản chính sách điều hành tỷ giá giai đoạn 1992-2009. Phần phân tích thực nghiệm tập trung nghiên cứu cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với năm đối tác lớn gồm Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và Singapore. Tổng giá trị thương mại của năm đối tác này chiếm trên 50% giá trị thương mại giữa Việt Nam với thế giới.

Kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy việc giảm giá thực VND thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner trong trường hợp cán cân thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc, Nhật và Mỹ. Hai trường hợp còn lại là Hàn Quốc và Singapore có hệ số âm và giá trị tuyệt đối tương đối lớn. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá tác động tổng của việc giảm giá VND với rổ tiền tệ đại diện gồm năm đối tác nghiên cứu và kết quả cho thấy việc giảm giá thực 10% VND làm thâm hụt 9,92% cán cân thương mại Việt Nam với thế giới.

Đối với tác động của biến chỉ số tăng trưởng GDP, kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật là phù hợp với lý thuyết. Trong khi đó, hai trường hợp của Hàn Quốc và Mỹ có kết quả ngược dấu so với lý thuyết.

Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và 2008 đã có ảnh hưởng đến cán cân thương mại và hầu hết các tác động này đều làm thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia này, chỉ ngoại trừ trường hợp Nhật với khủng hoảng xảy ra năm 2008.

Và cuối cùng, tác giả tìm thấy hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ theo định nghĩa mở rộng của Rose và Yellen.

CHƯƠNG 4

MT S GI Ý CHÍNH SÁCH T GIÁ HƯỚNG ĐẾN

MC TIÊU CÂN BNG CÁN CÂN THƯƠNG MI

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 59)