Phân tích cân bằng dài hạn

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 54)

3.4.1.1 Biến t giá song phương

Kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở bảng (3.5) cho thấy biến tỷ giá song phương giữa Việt Nam với các đối tác đều có mức ý nghĩa thống kê. Có ba trường hợp có mức ý nghĩa 1% là Hàn Quốc, Singapore và Mỹ. Hai trường hợp còn lại là Trung Quốc có mức ý nghĩa 5% và Nhật là 10%.

Điều kiện Marshall-Lerner được thỏa mãn đối với ba đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Nhật và Mỹ khi hệ số hồi quy là dương. Trong đó, nếu tính tác động riêng từ biến tỷ giá thì tác động mạnh mẽ nhất đến từ Mỹ khi việc mất giá 1% của VND so với USD sẽ cải thiện 5,96% cán cân thương mại song phương giữa hai nước. Đối với trường hợp Trung Quốc, nếu thực hiện giảm 1% VND so với đồng CNY sẽ cải thiện 1,62% cán cân thương mại song phương của hai nước. Vả tỷ lệ này sẽ là 1,16% khi giảm 1% VND so với đồng JPY.

Hệ số của biến tỷ giá trong phân tích hồi quy cho trường hợp Hàn Quốc và Singapore có dấu âm và không ủng hộ điều kiện Marshall-Lerner. Kết quả hồi quy cho thấy rằng giá trị tuyệt đối của hai hệ số này tương đối cao (4,46 đối với Hàn Quốc và 12,63 đối với Singapore) cho thấy mức độ tác động làm thâm hụt lớn cán cân thương mại song phương giữa hai nước khi giảm giá thực VND.

Tác giả đứng trên góc độ cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu để làm rõ các kết quả có được từ phân tích thực nghiệm cho trường hợp Trung Quốc, Nhật và Mỹ. Xét cơ cấu các mặt hàng trong thương mại song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc trong bảng (3.8) và (3.9) cho thấy Việt Nam xuất khẩu chủ yếu nguyên liệu thô với

31% cao su; 22% than đá; 18% dầu thô và 4% gỗ; sản phẩm gỗ trong năm 2008. Và Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, thiết bị 30%; sắt thép 19%; vải 13% và máy vi tính, linh kiện điện tử 5%.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Nhật gồm chủ yếu là nguyên liệu và hàng gia công như dầu thô 34%, dệt may 13%, hải sản 13%, dây và cáp điện 11% năm 2008 và cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu cũng giống với Trung Quốc với 38% nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng; sắt thép 19%; vải 5% và máy vi tính, linh kiện điện tử 14%.

Đặc biệt, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam đến 49% hàng dệt may; tiếp đến gỗ, sản phẩm gỗ và hàng giầy dép chiếm 10% năm 2008. Trong khi đó, miếng bánh nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Mỹ vẫn đến từ máy móc, thiết bị, phụ tùng 22%; ô tô nguyên chiếc 13%; máy vi tính, linh kiện 7%.

Xét về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với ba đối tác thương mại lớn nhất này cho thấy rằng các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục xuất khẩu có độ co giãn về giá cao như dệt may, giày dép, hải sản, dầu thô và cao su. Sự thay đổi giá tác động nhiều đến cầu hàng hóa của các mặt hàng này. Cụ thể, cầu của những mặt hàng này sẽ tăng lên nhiều hơn so với việc giảm giá. Các đối tác nước ngoài sẽ cân nhắc chọn lựa nguồn cung cấp từ Việt Nam hay từ nguồn cung cấp trong nước hay từ nước khác có sản phẩm cạnh tranh cùng loại hay sản phẩm thay thế tương đương mà giá cạnh tranh hơn. Do vậy, việc giảm giá VND sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi đó, những mặt hàng nhập khẩu từ ba đối tác này chủ yếu là máy móc, thiết bị và phụ tùng hay máy vi tính và linh kiện điện tử. Đây là những mặt hàng có độ co giãn về giá thấp. Nghĩa là, lượng cầu của những mặt hàng này không tăng lên nhiều so với việc giảm giá. Như vậy, việc giảm giá VND tác động có lợi đến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với ba đối tác này.

Bng 3.8: T trng xut khu ca các đối tác 2008-2009 STT Mặt hàng Trung Quc Nht Hàn Quc Singapore Mỹ 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 1 Hàng dt may 2 13 17 8 12 2 49 49 2 G, sn phm gỗ 4 5 6 6 6 5 10 10 3 Giày dép 3 2 4 3 10 10 4 Hi sn 2 3 13 14 17 15 2 3 7 7 5 Du thô 18 11 34 9 10 19 62 48 9 4 6 Máy vi tính, linh kin 8 7 6 7 3 6 10 3 4 7 Ht điu 5 4 0 3 2 8 Máy móc thiết bị 3 11 3 5 2 9 Cà phê 2 2 5 2 2 2 10 Dây đin và dây cáp đin 11 11 3 0 11 Than đá 22 20 3 5 12 Cao su 31 19 4 13 Go 6 14 Phương tin vn ti và phtùng 4 2 15 Sn phm t cht do 3 3 2 16 Sn và sn phm t sn 12

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Tổng cục thống kê 2008, 2009; Đv: %.

Bng 3.9: T trng nhp khu ca các đối tác 2008-2009 STT Mặt hàng Trung Quc Nht Hàn Quc Singapore Mỹ 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 1 Máy móc thiết b ph tùng 30 29 38 32 14 12 10 14 22 29 2 St thép các loi 19 6 16 12 9 10 3 3 Vi các loi 13 11 5 13 13 4 Phân bón các loi 6 4 3 5 Máy vi tính, sn phm đin t và linh kin 5 10 14 12 2 4 9 6 7 4 6 Hóa cht 4 3 2 7 Xăng du các loi 4 9 5 19 10 52 55 8 NPL dt may da giày 3 3 6 6 7 3 9 Linh kin, ph tùng ô tô 2 2 5 6 3 4 10 Cht do nguyên liu 3 7 7 4 5 8 6 11 Các sn phm hoá cht 2 2 5 2 2 4

12 Ô tô nguyên chiếc các loi 2 4 7 13 11

13 Bông các loi 10 8 14 Thc ăn gia súc và NPL chế biến 7 7 15 G và nguyên liu g 6 4 16 Kim loi thường 4 3 2

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Tổng cục thống kê 2008, 2009; Đv: %.

Đối với trường hợp Hàn Quốc, các mặt hàng xuất khẩu sang quốc gia này năm 2008 bao gồm hải sản 17%; dầu thô 10%; dệt may 8%; gỗ và sản phẩm gỗ 6%. Và nhập khẩu về 19% xăng dầu; 14% máy móc thiết bị; 13% vải và 9% sắt thép. Đặc biệt, đối với trường hợp Singapore, dầu thô là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong

miếng bánh xuất khẩu với tỷ lệ 62% nhưng Việt Nam lại nhập khẩu từ quốc gia này mặt hàng xăng dầu với tỷ lệ trên 50% trong tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Dựa vào các số liệu này cho thấy các mặt hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước này có độ giãn về giá cao nên sự thay đổi giá có tác động đến cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Ngoài ra, điểm chung của hai quốc gia này là Việt Nam có tỷ lệ nhập siêu lớn. Đồ thị (3.9) cho thấy giá trị logarith của tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị âm trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ 1992-2009. Do vậy, giảm giá thực VND so với đồng tiền của hai nước này không có ý nghĩa trong việc cải thiện cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với hai nước này mà sẽ làm thâm hụt thêm.

Đồ th 3.9: Cán cân thương mi và t giá gia Vit Nam – Hàn Quc và Vit Nam –Singapore 1992-2009 -1 -0,8 -0,6 -0,4 -0,2 0 0,2 0,4 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09

EX-HQ TB-HQ EX-Singapore TB-Singapore

Nguồn: DOT, IFS – IMF, tính toán của tác giả.

Trích dẫn từ chương một trong nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy rằng việc đánh giá hiệu ứng đường cong J đối với cán cân thương mại của nước nghiên cứu với thế giới sẽ bị hiện tượng sai lệch dựa trên dữ liệu tổng (Aggregate bias). Nhưng trong nỗ lực đánh giá tác động của việc giảm giá thực trên cán cân thương mại tổng dựa vào năm đối tác lớn đang nghiên cứu chiếm trên 50% tổng giao dịch thương mại của Việt Nam với thế giới, tác giả đặt ba giả định sau:

- Năm đồng tiền của các đối tác nghiên cứu làm đại diện trong rổ tiền tệ. - Chỉ xét đến tác động riêng của tỷ giá với cán cân thương mại.

- Không có tác động qua lại tương đối giữa các đồng tiền của năm đối tác này. Về tỷ trọng tác động của các đồng tiền, tác giả sẽ dựa trên tỷ trọng thương mại của đối tác với tổng giá trị thương mại của Việt Nam với thế giới. Và do số liệu của Mỹ là từ năm 1994 và Trung Quốc là từ năm 1995 nên giai đoạn 1995-2009 được sử dụng để tính tỷ trọng thương mại bình quân của các đối tác và được trình bày ở mục 1.4, phụ lục 1. Do vậy, tác động tổng của của việc giảm giá VND lên cán cân thương mại tổng như sau:

992 , 0 %) 7 )( 963 , 5 ( %) 11 )( 628 , 12 ( %) 8 )( 461 , 4 ( %) 14 )( 159 , 1 ( %) 10 )( 625 , 1 ( % * = + + − + − + =− =∑EX θ (3.6) Kết quả cho thấy việc giảm giá thực VND 10% đối với rổ tiền tệ đại diện sẽ dẫn đến thâm hụt 9,92% cán cân thương mại tổng của Việt Nam với thế giới.

3.4.1.2 Biến ch s tc độ tăng trưởng GDP

Biến GDP_ đối tác và GDP_VN không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp Trung Quốc và Singapore. Ở mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả hồi quy cho thấy có trường hợp của Nhật và Mỹ và ở mức ý nghĩa 5% là Hàn Quốc.

Kết quả phân tích thực nghiệm trong trường hợp Nhật, dấu của hai biến GDP_ đối tác và GDP_VN phù hợp với lý thuyết. Đó là sự tăng trưởng GDP của Nhật sẽ dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ tăng lên và cải thiện cán cân thương mại song phương giữa hai nước. Và sự tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ làm nhập khẩu nhiều hơn và tác động làm thâm hụt cán cân thương mại hai nước. Ngược lại, hai trường hợp của Hàn Quốc và Mỹ có kết quả ngược dấu so với lý thuyết. Đó là, khi GDP của Hàn Quốc và Mỹ tăng sẽ làm thâm hụt cán cân thương

mại song phương của Việt Nam với hai nước này. Và khi GDP của Việt Nam tăng thì lại cải thiện cán cân thương mại. Theo nghiên cứu của những tác giả về những trường hợp này ở một số nước thì họ cho rằng kết quả tăng GDP trong nước bắt nguồn do sự gia tăng thay thế hàng nhập khẩu từ đối tác và sẽ dẫn đến nhập khẩu giảm. Tác giả thừa nhận giải thích tương tự cho trường hợp Việt Nam và cũng đề xuất nghiên cứu tiếp theo là phân tích cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước này theo đặc tính hàng hóa để làm sáng tỏ vấn đề này.

3.4.1.3 Biến gi D1998, D2009

Biến giả D1998 tác động có ý nghĩa đối với cán cân thương mại trong trường hợp Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% tương ứng. Nhưng biến D1998 không có tác động có ý nghĩa trong hai trường hợp còn lại là Nhật và Mỹ. Kết quả từ bảng (3.5) cho thấy các hệ số hồi quy trong ba trường hợp có ý nghĩa là Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc đều mang dấu âm với hàm ý rằng cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 đã tác động làm thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia này.

Biến giả D2009 xác nhận sự tác động có ý nghĩa đến bốn trường hợp và chỉ ngoại trừ Trung Quốc. Ba trường hợp là Hàn Quốc, Singapore và Mỹ cho thấy khủng hoảng năm 2008 đã làm thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia này. Chỉ có trường hợp Nhật có kết quả phân tích với hệ số dương với hàm ý rằng bất chấp cuộc khủng hoảng năm 2008, cán cân thương mại giữa Việt Nam với Nhật là thặng dư.

Như vậy, cán cân thương mại trong cả năm trường hợp đều phải chịu ít nhất một cuộc khủng hoảng, hoặc là năm 1997 hoặc năm 2008. Và hầu hết các tác động này đều làm thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia này, chỉ ngoại trừ trường hợp Nhật với khủng hoảng xảy ra năm 2008.

3.4.2 Phân tích trng thái ngn hn

Kết quả phân tích ngắn hạn từ bảng (3.7) cho thấy chỉ có trường hợp của Nhật có hệ số hồi quy ∆logRER có mức ý nghĩa 10% hàm ý rằng có tác động ngắn hạn của biến tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và Nhật đối với cán cân thương mại giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, các hệ số hồi quy của ∆logRER không xuất hiện dấu âm ở những độ trễ thấp và đảo dấu ở những độ trễ bậc cao hơn. Do vậy, không có hiệu ứng đường cong J trong trường hợp này.

Theo định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J của Rose và Yellen (1989, Is there a J-curve, trang 67, Journal of Monetary Economics hay có đề cập trong báo cáo nghiên cứu thương mại của Malaysia, số 42, trang 1069, kinh tế ứng dụng) cho rằng là (1) có hiệu ứng đổi dấu từ âm sang dương khi phân tích trạng thái ngắn hạn hoặc (2) có hiệu ứng dương khi phân tích dài hạn và đồng thời hệ số mô phỏng ngắn hạn âm có ý nghĩa hay hệ số ngắn hạn không có ý nghĩa. Hai trường hợp của Trung Quốc và Mỹ đều có hệ số phân tích dài hạn dương và hệ số phân tích ngắn hạn không có ý nghĩa. Tuy nhiên, trường hợp Trung Quốc không thỏa mãn khi kiểm định CUSUMQ. Vì vậy, hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp của Mỹ.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã khái quát các đặc điểm cán cân thương mại Việt Nam và tỷ giá thực cũng như một số đặc trưng cơ bản chính sách điều hành tỷ giá giai đoạn 1992-2009. Phần phân tích thực nghiệm tập trung nghiên cứu cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với năm đối tác lớn gồm Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và Singapore. Tổng giá trị thương mại của năm đối tác này chiếm trên 50% giá trị thương mại giữa Việt Nam với thế giới.

Kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy việc giảm giá thực VND thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner trong trường hợp cán cân thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc, Nhật và Mỹ. Hai trường hợp còn lại là Hàn Quốc và Singapore có hệ số âm và giá trị tuyệt đối tương đối lớn. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá tác động tổng của việc giảm giá VND với rổ tiền tệ đại diện gồm năm đối tác nghiên cứu và kết quả cho thấy việc giảm giá thực 10% VND làm thâm hụt 9,92% cán cân thương mại Việt Nam với thế giới.

Đối với tác động của biến chỉ số tăng trưởng GDP, kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật là phù hợp với lý thuyết. Trong khi đó, hai trường hợp của Hàn Quốc và Mỹ có kết quả ngược dấu so với lý thuyết.

Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và 2008 đã có ảnh hưởng đến cán cân thương mại và hầu hết các tác động này đều làm thâm hụt cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia này, chỉ ngoại trừ trường hợp Nhật với khủng hoảng xảy ra năm 2008.

Và cuối cùng, tác giả tìm thấy hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ theo định nghĩa mở rộng của Rose và Yellen.

CHƯƠNG 4

MT S GI Ý CHÍNH SÁCH T GIÁ HƯỚNG ĐẾN

MC TIÊU CÂN BNG CÁN CÂN THƯƠNG MI

4.1 Xác lp t giá da trên r tin t

Hiện nay, cơ chế tỷ giá mà Việt Nam đang thực hiện được xác lập khá chặt theo USD. Điều dễ nhận thấy là trong những năm vừa qua, tỷ giá chính thức mà NHNN

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)