Diễn biến tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các đối tác

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 45)

Đồ th 3.7: Ch s t giá thc song phương (theo logarith) ca Vit Nam và các

đối tác 1992-2009 -0.20 -0.15 -0.10 -0.05 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 Trung Quốc Nhật Hàn Quốc Singapore Mỹ

Nguồn: IMF, tính toán của tác giả. Năm 1999 là năm gốc.

Quan sát diễn biến tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các đối tác trên đồ thị (3.7) cho thấy các đường biểu diễn trước năm 1998 không có điểm chung rõ ràng. Nhưng vào năm 1998, các đường biểu diễn này có giá trị nằm dưới trục hoành. Điều này ngụ ý rằng tỷ giá thực của VND so với đồng tiền của các đối tác giảm hay là

VND tăng giá so với đồng tiền các đối tác. Trong sáu năm giai đoạn 2000-2005, các đường biểu diễn này vượt lên phía trên trục hoành (ngoại trừ trường hợp Nhật) với ngụ ý rằng VND giảm giá so với đồng tiền các đối tác.

Hai năm 2006 và 2007, mặc dù đường biểu diễn của Hàn Quốc và Mỹ nằm phía trên trục hoành nhưng đang có xu hướng quay về phía trục hoành. Điều này có nghĩa là VND giảm giá so với đồng tiền hai đối tác này nhưng mức độ giảm đang nhỏ dần. Nhưng với ba đối tác còn lại là Trung Quốc, Nhật và Singapore thì VND tăng giá trong hai năm 2006-2007. Trong hai năm tiếp theo là 2008 và 2009, VND tăng giá so với hầu hết các đồng tiền của năm đối tác trong nghiên cứu.

Đường biểu diễn của Hàn Quốc và Singapore có giá trị dương trong hầu hết giai đoạn quan sát 1992-2009 ngoại trừ trong hai năm 2008, 2009. Điều này ngụ ý rằng VND mất giá so với đồng KRW và đồng SGD trong giai đoạn này. Trong khi đó, đường biểu diễn của Singapore mặc dù có giá trị âm trong hai năm 2006 và 2007 nhưng giá trị tuyệt đối này tương đối nhỏ và gần bằng 0.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với năm đối tác lớn (Trang 45)