Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 37)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955-1975) là cuộc chiến tranh vệ quốc ác liệt mang tính chất toàn dân. Tính chất này cũng ảnh hưởng và chi phối quan trọng đến đặc trưng văn học giai đoạn này. Văn học cách mạng có những tiêu chí sáng tác và đặc trưng thẩm mỹ tương đối thống nhất, phục vụ cho kháng chiến. Không nằm ngoài tinh thần chung đó, cùng với các nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Dương Hương Ly, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Bằng Việt,...v.v; một số nhà thơ nữ như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, thơ Ý Nhi cũng mang một cái nhìn đầy suy tư về chiến tranh.

Đối tượng của thơ không phải là những mộng mị ảo tưởng hay ý tưởng như người ta nói, mà chính là cái hiện thực thiêng liêng. Là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành từ những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, được chứng kiến những cảnh chết chóc, đau thương và sự đổ vỡ do chiến tranh gây ra nhưng xuất phát từ góc độ công việc và quan niệm khai thác hiện thực, Ý Nhi không trực tiếp nói nhiều đến tính khốc liệt của cuộc chiến tranh, không miêu tả trực tiếp những trận đánh. Thơ Ý Nhi dù vắng tiếng bom đạn, những thảm cảnh máu chảy đầu rơi do chiến tranh gây ra, những hiện thực được nói đến trong thơ mà cụ thể và nhiều nhất là sự đổ vỡ cũng đủ sức ám ảnh người đọc. Chiến tranh vốn là điều bất thường của cuộc sống. Sự bất thường hiện hữu trong từng cảnh vật:

Những ngôi nhà cửa vỡ

những cây cau cháy xém ngang thân

(Thành phố thân yêu)

Người đọc như gặp lại hình ảnh “những cánh đồng quê chảy máu” trong thơ Nguyễn Đình Thi hay cảnh tượng đau xót do chiến tranh tàn phá trong thơ

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 34

Vũ Cao “Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau”. Cách thể hiện có phần giống với những cảm xúc của Phan Thị Thanh Nhàn trong bài Phép lạ của rừng:

Chúng tôi chỉ nhìn thấy rừng hoang

cung đường dây là trọng điểm

vạt rừng nào cũng đầy lửa xém

thân cây nào cũng găm mảnh bom...

Chiến tranh đã cướp đi những cái rất đỗi đời thường, cướp đi sự bình yên nơi tổ ấm. Nói như nhà thơ Xuân Quỳnh thì “Sau mỗi trận bom trở về không

nhận ra nơi mình ở” bởi cái còn lại sau những trận bom càn là rừng hoang, là

sắt, là đất, là lửa, là mớ hỗn độn trong một màu nhờ nhờ tang thương đến “xém thịt da”. Từ bóng cây đến trái quả đều hằn lên những nỗi thương đau. Thơ Ý Nhi nhẹ nhàng hơn khi miêu tả hiện thực này nhưng lại không kém phần chua xót bởi điều mà nhà thơ nhắc tới là quyền con người. Ai sinh ra cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Trẻ em như búp trên cành, có quyền được nâng niu... Nhưng chỉ vì chiến tranh mà ngay cả đến nơi trẻ thơ lẽ ra được thỏa thích nô đùa lại biến thành nơi trú ẩn để tránh sự tàn phá của đạn bom:

Những viên gạch hoa

Nơi trẻ con đùa nghịch bị nạy ra

đào sâu một chiếc hầm tròn đất công viên bị xáo trộn lên

đắp dài những chiếc hầm công cộng

Và chiến tranh, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh đeo bám suốt miền ký ức của trẻ thơ bởi “Các cháu đã lớn lên/Qua B52 qua bom đạn kẻ thù” (Thư cho em). Viết về cái đời thường giữa chiến tranh ác liệt, đó cũng là cách mà Ý Nhi phản ánh hiện thực đầy thương tâm nhưng hết sức nhẹ nhàng. Với cái nhìn tinh tế, nhà thơ hòa vào dòng tâm sự của những người lính, với ước mơ về một cuộc

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 35

sống thường nhật bình yên cũng trở nên vô cùng lớn lao với những người chiến sĩ hôm nay. Sự khao khát về những khoảnh khắc bình yên luôn thường trực trong tâm trí của họ. Chỉ một lần thôi ngang qua thành phố trên đường hành quân ra mặt trận, thành phố khổng lồ với những rối ren, náo động, một lần thôi anh thấy những người, những cảnh hiện ra trước mặt nhưng đủ để cảm nhận và làm sống dậy những khát khao cháy bỏng:

Ôi cuộc sống thường nhật đã hiện ra

đúng như thể bao lần anh mong mỏi nhưng đó là giấc mơ

đó là điều anh chưa thể tới

chưa bao giờ anh có đủ thời gian. (Người lính)

Nhưng mong ước về cuộc sống bình yên, một giấc mơ sẽ còn rất xa vời không chỉ với những người lính bởi nhiệm vụ cao cả còn chờ anh phía trước. Nơi anh sắp tới là mặt trận, chẳng bình yên như thành phố kia, trước mắt anh là “những lán che”, “những căn hầm”, “những tháng ngày đạn lửa”, không phải là những nhà cao, tàu điện leng keng với tiếng động cơ đang lao vun vút. Cuộc sống của anh sẽ là tháng ngày gian khổ trong “những cơn sốt rét vàng da”, “trong cái đói giày vò”, cả sự mong manh khi đối mặt với cái chết trước làn súng kẻ thù:

Sao tôi lại nhớ về câu thơ của anh “Nước da mét xanh còn run cơn sốt

Trưa chang chang rẫy nắng rừng già”

sao tôi lại nhớ về câu thơ của anh

“Chúng tôi uống nước suối, ăn lương khô

Miếng đường nhỏ chia ba trên đỉnh dốc”.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 36

Nhưng chính những tháng ngày gian khổ ấy là lửa thử vàng, lọc lại những gì trong sạch nhất của nhân phẩm con người. Suy ngẫm về chiến tranh thì có lẽ đó là một trong những điều khốc liệt nhất của cuộc sống mà ngay cả khi đã lùi xa, nó vẫn đủ sức ám ảnh con người mọi thời đại, đặc biệt là những người đã từng sống qua chiến tranh. Và trong những nỗi nhớ của miền ký ức, Ý Nhi luôn ám ảnh về những con đường bom đạn, nơi gắn liền với hình ảnh đồng đội là những cô gái thanh niên xung phong, những cô em “nón trắng” tỏa sáng giữa rừng già, “áo xanh áo đỏ” nhấp nhô giữa hầm sâu:

Tôi vẫn nhớ đường không nguôi được ngày con đường có em

bụi bám dày trên mặt lá sim hoa thì nở nhỏ nhoi vòm cây lạ

tiếng bom nổ trong chiều vàng nắng lóa xẻng đất dày, bàn tay em chai

nón ngụy trang, áo màu sẫm vá vai.

(Kỷ niệm về những cô thanh niên xung phong)

Và đặc biệt, trong tâm can của nhà thơ còn luôn hiện hữu một con đường mà sau này nó trở đi trở lại như một hình tượng tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật của thơ Ý Nhi: “một con đường nhỏ như lửa cháy/hừng lên giữa những

tầng bom” (Nỗi nhớ con đường). Nó là minh chứng cho cuộc chiến tranh khốc

liệt mà dân tộc đã trải qua, gắn liền với những nước mắt, tủi hờn, với xương máu và sự hi sinh cao cả của biết bao người con anh hùng ra đi vì nghĩa lớn. Để rồi, trong nỗi mất mát ấy, nhà thơ lại cảm nhận tận đáy sâu nỗi đau của những người dân nơi hậu phương, những người đã phải gánh chịu những thiệt thòi và những nỗi đau không bao giờ có thể hàn gắn:

Những người đàn bà gánh trên vai hàng chục cái tang

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 37

những người yêu cách xa biền biệt

những cụ già trơ trọi chẳng cháu con

là người giữ bài ca suốt tháng năm.

(Cát)

Hay là nỗi niềm khắc khoải mà nhà thơ chứng kiến khi trở lại Hải Phòng: Tôi trở về với ngôi nhà gạch vỡ

với nỗi đau mất con của người phụ nữ lần đầu làm mẹ

với người ông chỉ còn lại một mình...”

Cuộc chiến đi qua để lại trơ trụi những mảnh đời đơn độc. Bức chân dung về những con người lặng lẽ ấy như nỗi đau hiện hữu nhắc nhở mỗi chúng ta không bao giờ được quên những tháng năm bi thương của dân tộc, như nhà thơ cũng đã tự thầm nhủ với lòng mình:

Nếu có thể một lần nói được

những gì chưa nói nên lời

tôi xin nhắc những tháng ngày gian khổ ấy

đã thành sao lặng lẽ trong tôi.

(Thư mùa đông)

Khảo sát thơ viết về chiến tranh của Ý Nhi, dù số lượng không nhiều nhưng cũng đủ để cho chúng ta thấy những mất mát, thương đau mà cuộc chiến tranh để lại. Đọc thơ Ý Nhi, ta cảm nhận được nét đặc trưng riêng biệt thường thấy ở các nhà thơ nữ cùng thời đó là khả năng tìm kiếm những chi tiết nhỏ của cuộc sống và thể hiện một cách tinh tế những mảnh nhỏ của cảm xúc. Họ viết về chiến tranh bằng ký ức và xoa dịu sự khốc liệt của chiến tranh cũng như những nỗi đau thương bằng thiên tính nữ ấm áp cùng biểu tượng yêu thương. Và dù biết rằng mỗi người có một cảm quan riêng khi nhận thức về về hiện thực và những vấn đề thời đại thì có thể thấy trong mảng thơ viết về đề tài này, bức tranh về chiến tranh mà Ý Nhi thể hiện thiếu nét vẽ hoặc nét vẽ chưa đậm

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 38

nên sự tàn khốc chưa được chú ý, hay nói cách khác là có phần nhẹ nhàng hơn so với các nhà thơ nữ cùng thời như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn và các nhà thơ khác nữa. Tuy nhiên, dường như Ý Nhi lại rất chú ý đến cảm xúc dạt dào và thể hiện khá thành công nỗi niềm ấy của mình khi viết về những miền quê của Tổ quốc thương yêu, nơi nhà thơ đã qua.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)