Ngôn ngữ đời thường giản dị

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 79)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị

Thơ Ý Nhi vốn giản dị, không bóng bảy và rất ít chữ. Bà chọn thơ là phương cách để giãi bày và trần tình nỗi lòng, để cứu cánh cho những nỗi lòng không xác thực giữa ngày yên nên những dòng tâm sự của nhà thơ như trải trên từng dòng thơ, mộc mạc và chân thành. Ý Nhi cũng từng quan niệm về một bài thơ hay là: “ về cảm xúc - phẩm chất cao nhất là sự thành thực. Về hình thức thì cần phải đạt đến sự giản dị”. Và quan niệm này đã được bà thể hiện rất rõ trong thơ. Có thể thấy dù ở mảng đề tài nào thì ngôn ngữ mà nhà thơ sử dụng vẫn toát lên vẻ giản dị của cái đời thường. Ngôn ngữ ấy mang tới giọng kể tự nhiên, chân thực về những câu chuyện đời thường như trong bài Nhà văn Nguyên Hồng, Ngày thường, Hà Nội, tháng 5.1987...

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 76

Ví như chiếc máy quay có thể ghi lại mọi vấn đề của cuộc sống, nhiều bài thơ của Ý Nhi với những câu thơ giản dị của lối thơ không vần và lắm lúc văn xuôi một cách triệt để dường như đã phá đi cái vẻ bề ngoài vốn có thường thấy của thơ ca. Nhà thơ đã phản ánh cả những vấn đề thời sự tưởng chừng như khó mà đem vào trong thơ một cách tự nhiên và chân thực. Đó là chuyện “giá gạo

cao chóng mặt”, chuyện hàng quán bày bán la liệt những “mỹ phẩm”, “hàng

ăn”, rồi cả vấn đề thị hiếu thẩm mỹ phản ánh đặc trưng văn hóa thời đại qua hình ảnh“ các anh chàng mới phất, phóng cúp đỏ ào ào qua phố”, hay chuyện sinh hoạt của ngày thường với hình ảnh:

Tiếng trẻ reo ngoài vườn

láng giềng qua trước ngõ

rau muống đầu mùa lên cao

hoa chuối cuối xuân hạ giá

anh bán rắn ngồi ngoài hồ Thuyền Quang

người ngơ ngẩn trước quầy xổ số

người xếp hàng mua thuốc lá Sa Pa.

(Ngày thường)

Những chuyện tưởng chừng như đơn giản, thậm chí là có thể coi là “vặt vãnh” ấy lại chính là cuộc sống, như khi Ý Nhi viết về những “trận bóng đá” và sự hâm mộ của khán giả trước những “vận động viên”, những “cầu thủ” lừng danh trên sân đấu, họ là một phần không thể thiếu làm nên hơi thở thời cuộc.

Nếu phân tích chi tiết hơn về ngôn ngữ thơ Ý Nhi, chúng ta sẽ thấy bà sử dụng nhiều đại từ: anh, chị, em, cô, bác, mẹ, con, cháu, ông, họ, ta, người ta, chúng ta... Những ngôn ngữ này đem đến cho thơ Ý Nhi và người đọc một cảm giác tâm tình như đang trò chuyện và giãi bày tâm sự:

Mẹ ơi,

nhiều khi con muốn được về nhà

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 77

bình yên bên mẹ.

(Hà Nội, Tháng 5.1987)

Hay trong Khóc bác Bùi Xuân Phái, chúng ta thấy một giọng điệu tâm tình và gần gũi làm sao: “Thưa bác/ cháu thắp nén hương này/xa Hà Nội hàng nghìn cây số/ và xa bác biết chừng nào”. Những đại từ “anh”, “em” lặp lại và

xuất hiện với tần suất liên tục, nhất là trong những bài thơ đầy xúc cảm khi viết về người đàn ông hào hoa, can trường và lý tưởng trong sâu thẳm trái tim và nỗi mong nhớ của nhà thơ. Có những bài thơ ngắn như Tập làm lục bát, một khúc ru về tình yêu ngọt ngào được nhà thơ sử dụng triệt để đại từ “anh” và “em” với số lượng 6 từ “anh” và 9 từ “em” trên tổng số 23 câu thơ. Thậm chí nhiều lúc, thế giới trong mắt nhà thơ dường như chỉ là của “anh” và “em” mà thôi. Khi ấy, ta cảm nhận được những trải lòng với nguyện cầu của người con gái, trong giây phút huy hoàng của số phận đã tìm thấy “anh” (Năm lời cho bài hát). Ngoài ra, khi khảo sát hệ thống đại từ nhân xưng trong thơ Ý Nhi, chúng ta không thể bỏ qua những đại từ xưng “tôi”, “ta”. Sự xuất hiện với tần số khá dày các đại từ này đã giúp Ý Nhi thể hiện được cái bản ngã thẳng thắn, quyết liệt bộc trực của mình: “Tôi đã bị lừa dối, phản trắc/.../tôi thường mua đắt mọi thứ/.../ tôi rất ít

bạn/.../tôi ngại các tiệc vui/ và nhiều khi tôi khóc vì chính những cái khiến những người quanh tôi vui sướng” (Tiểu dẫn). Đó là “tôi” của những phút giây

yêu lòng, của những khát vọng, đam mê và những nỗi nhớ da diết: “Tôi là đứa trẻ muốn kêu to để nghe thấy lời mình trong biển” hay “Tôi không sao tránh được lo âu mỗi độ thu/.../Tôi thường đợi mùa thu với nỗi lòng không xác thực”,

và có lúc cái “tôi” ấy không ngại bộc lộ mình: Đã từ lâu lắm/ tôi mới khóc/như đứa trẻ dại khờ...”. Và có lẽ nếu thiếu đại từ này, nhà thơ dường như chỉ trữ

tình bằng mắt, bằng ý, bằng tâm, mà miệng thì câm lặng, để rồi hòa tan vào thế giới xung quanh, làm lu mờ bản ngã cũng như bà khó mà thể hiện được những xúc cảm cùng dòng suy tư trăn trở bà gửi gắm trước cuộc đời. Vì thơ Ý Nhi là

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 78

kiểu thơ trữ tình điệu nói, cho nên chúng ta bắt gặp rất nhiều những phụ từ như “vẫn”, “đã”, “sẽ”, “đang”, những hư từ và các quan hệ từ như “và”, “nhưng”, “có lẽ”, “có thể” được sử dụng với dụng công nghệ thuật đặc biệt, nhiều khi được lặp lại liên tục thể hiện những trúc trắc, đối nghịch của tâm trạng. Đơn cử như bài thơ Đà Lạt, có đến 12 từ “và” đứng đầu câu trên tổng số 21 câu thơ, riêng một khổ thơ 8 dòng thì cũng có đến 8 từ “và”: “ bậc thềm/ ô cửa/ lá/ bờ dốc im lìm/ mặt hồ vắng lặng/ tường vi lung linh bờ

dậu/ nắng ngập lòng phố nhỏ”. Điều này cũng đồng nghĩa là việc sử dụng

ngôn ngữ với Ý Nhi cũng là một sự kỳ công và chắt lọc, theo đúng nghĩa là một nhà thơ “biết tiết chế”, “cầm giữ” từng từ ngữ và sử dụng chúng làm sao để đem lại “vẻ đẹp” thực chất của những “món ăn” cũng như “niềm hạnh phúc” có thể đem lại cho mọi người” như tuyên ngôn về nghệ thuật bà gửi gắm trong

Ngày thường. Ngoài ra thì trong thơ Ý Nhi còn xuất hiện rất nhiều địa danh, nơi

nhà thơ từng đặt chân đến, từng đi qua, từng sống với những ngày tháng đầy kỷ niệm như: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Quảng Bình, Huế, Tuy Hòa, Nha Trang, Sài Gòn hay Cà Mau, mũi đất thân thương nới cuối cùng của Tổ quốc, và thậm chí là những địa danh trên thế giới như Praha, Matxcơva. Mỗi miền đất ấy lại được gắn với những cảnh vật, những tên đất, tên đường, tên phố, tên sông, tên biển. Vùng Đại Từ - Thái Nguyên gắn liền với hình ảnh những con đường đất đỏ, đồi lưa thưa hoa lau,... và “nước lũ tràn qua suối Đôi”. Nơi ấy có Lệ và những tháng ngày cùng học: “Lớp chúng mình giữa

đồi/gió lùa qua vách nứa”. Nhắc tới Hải Phòng, không thể không nhắc tới Thủy

Nguyên và những con đường đã đi vào tiềm thức như Cầu Đất, Tràng Kênh, đến với Huế thì không thể quên được vẻ thơ mộng của Sông Hương, núi Ngự Bình bên cầu Tràng Tiền. Và có lẽ, được nhắc tới nhiều hơn cả là Hà Nội. Điều này cũng dễ hiểu bởi Ý Nhi có ba mươi năm gắn bó với nơi đây. Nhà thơ cũng từng chia sẻ trên báo Phụ nữ, Chủ nhật số 45 ra ngày 25.11.2011 trong bài viết

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 79

của Trần Thị Khánh Hội rằng: “Hà Nội vốn có vẻ đẹp, một sức quyến rũ đặc biệt đối với người làm thơ ngay cả khi họ chỉ đi ngang, hoặc chưa tới”. Và thế là hình ảnh của Hà Nội của thời xa xưa xen lẫn cái ồn ào của nhịp sống hiện đại hòa làm một trong nỗi niềm suy tư, trăn trở của nhà thơ như trong bài Hà Nội,

tháng 5 năm 1987, Một Hà Nội, Lời từ biệt Hà Nội.. Quả thực, với những ai đã

từng được sống ở mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến này thì khó mà quên được hình ảnh “một Hà Nội ngói nâu/lặng lẽ mây trời/.../ những phố dài hoa

sữa”. Hà Nội đó là Hồ Gơm với “hơi thu len lên trong cỏ cây, sóng nước/len trong ánh mờ sương Tháp Rùa”; là hồ Thuyền Quang với những cây sồi tán lá

xanh trầm tĩnh; là phố Hàng Buồm, phố Bà Triệu, cả những ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà san sát bên những khu chợ ồn ào la liệt hàng quán, làm thay đổi diện mạo của một Hà Nội một thời ngõ vắng thâm nâu. Tất cả gợi lên cái thân quen của cái thường ngày, làm nên diện mạo thời đại và giúp người đọc cảm nhận được cái hơi thở thường của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)