Giọng điệu điềm tĩnh mà xót xa

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Giọng điệu điềm tĩnh mà xót xa

Như chúng tôi đã từng chia sẻ thì với Ý Nhi, hành trình cuối cùng của nghệ thuật cũng chính là hành trình tước bỏ những vướng bận để đạt tới sự giản dị. Và nhà thơ đã đến được với đích đến của cuộc hành trình“đi tìm câu thơ

hiện đại/những chữ những vần/những trật tự mới tinh” và nhận ra rằng những

câu thơ hay nhất lại là những câu thơ “vô cùng giản dị”. Quan niệm này ngày càng chi phối các sáng tác của Ý Nhi một cách rõ nét khi bởi ngày càng thơ bà càng nghiêng về cái “phi thơ” và đặc biệt là “bắt đầu đem lại cho người đọc một cảm giác trơ trụi”. Có lẽ bởi chính cái “giản dị” đó đã hòa làm một trong thứ ngôn ngữ đã định hình của thơ bà - ngôn ngữ triết luận duy lý với giọng điệu trầm tĩnh. Ý Nhi từng viết những câu thơ tưởng như không phải bằng cảm xúc bột khởi mà bằng sự trải nghiệm của cuộc đời:

- Là người đàn bà tìm về kết cục

tôi đang đứng kề bên cái vạch nhỏ xíu

của thủy chung và phản trắc, của tan vỡ và hi vọng, của hằn thù và tha thứ - Những tổn thương làm nảy sinh niềm kiêu hãnh

những thành công làm tàn lụi tài năng

- Giọt nước mắt ràn rụa qua gương mặt hạnh phúc nụ cười cay đắng trước trò đùa nghiệt ngã của số phận

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 96

Và đặc biệt là giọng điệu chúng ta thấy trong bài Người đàn bà ngồi đan,

một giọng điệu mà theo Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét thì “Đó là một bút pháp có vẻ hơi lạnh, như cái lạnh của mùa đông Hà Nội” [55].

Không thở dài

không mỉm cười

chị đang giữ kín đau thương

hay hạnh phúc

lòng chi đang tràn đầy niềm vui

hay ngờ vực

...

Giữa chiều lạnh

một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ

dưới chân chị

cuộn len như quả cầu xanh

đang lăn những vòng chậm rãi

Quả thực khi đọc bài thơ này, ai cũng có thể nhận ra âm điệu lạnh lùng xuyên qua từng câu chữ và đạt đến độ trầm lắng. Nhà thơ đuổi bám dòng suy tư ấy của người đàn bà đan với những câu hỏi dồn dập nhưng đó dường là một cuộc độc thoại trong nội tâm triền miên không dứt. Người đàn bà đang ngồi đan, “dưng dưng” đưa từng mũi kim mà không mảy may quan tâm đến xung quanh bởi một dòng suy nghĩ cuốn chị bước ra khỏi thực tại ấy. Chị như một vũ trụ thu nhỏ, một vũ trụ vừa bí ẩn vừa dễ hiểu, vừa phức tạp vừa giản đơn. Nhà thơ cũng từng nói về mình với một giọng điềm nhiên, không ngại ngùng, không gượng ép và cũng không che giấu: “Tôi đã bị lừa dối, phản trắc/ đã được tin

cậy/ yêu thương”. Đó là một giọng kể hay đúng hơn là một giọng trần tình, giãi

bày hết sức điềm tĩnh của một người khi đã bước qua quá khứ và nhận thức mọi việc đã rõ ràng. Thế nhưng, ta nghe thấy trong đó vẫn phảng phất dư vị của sự

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 97

chua xót: “Nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến những người quanh tôi vui

sướng/ và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng” (Tiểu dẫn). Chu Văn Sơn

từng nhận xét giọng điệu điềm tĩnh khách quan “Nó chính là chất giọng cố hữu của giọt lệ đã ráo khô” Và “thơ chị là một thứ trái cây lúc chín nhất lại mang vị chua xót. Nó như thứ trái cây đơm từ một loài cây lạ. Ấy là ...cây trước thềm

xao xác giữa ngày yên...” [49]. Thứ cây lạ ấy theo ông nó lạ bởi nó được nảy

mầm từ một “hạt lệ mưa”. Và thứ cây đó sẽ còn mãi bởi nỗi khắc khoải của cơn khát sẽ mãi trong tâm hồn không nguôi yên của nhà thơ. Ý Nhi vốn là người đa cảm. Chính vì vậy dù thơ Ý Nhi không trữ tình ra mặt, nhưng ẩn sâu bên trong, người đọc vẫn cảm nhận những cảm xúc đang dâng trào trong tâm hồn đầy trăn trở. Nhà thơ viết về Mẹ với nỗi niềm chân thành của người con đã thấu hiểu nỗi cô đơn và sự hi sinh lớn lao để rồi tự trách bản thân với nỗi ân hận chân thành: “Giữa bao nắng mưa đời thường/ đã có lúc lòng con hờ hững/ thấy hạnh

phúc của riêng mình quá lớn/ ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi” (Kính gửi

mẹ). Ý Nhi từng viết về những gương mặt, những nhân cách bà ngưỡng mộ tri âm nhưng dường như nhìn vào bất cứ chân dung nào cũng đều thấy một phong thái: giản dị đến khác thường từ xúc cảm đến hành vi, chỉ có một tư thế: đối diện với chính mình, chỉ có một trạng thái tinh thần: nỗi dày vò ám ảnh bởi đau đớn cùng cực, bởi những khát khao cháy bỏng, sợ hãi khôn nguôi và cả những lo âu. Đó là thuyền trưởng trong khoảnh khắc muốn có thể khóc được được “như đứa trẻ/ như người đàn bà”. Đó là nhà văn Nguyên Hồng trong hình ảnh khắc khoải: “giọt lệ lớn nằm dưới đáy đôi mắt đang nheo cười”, viết về Dương Bích Liên với những cảm nhận về dư vị của cuộc đời: “Có lẽ đây là giọt cuối cùng chăng/ rượu mới ngọt làm sao/ đắng làm sao/ chua chát làm sao/ đời ta đã cạn rồi” và nuối tiếc “Có lẽ đây là giọt cuối cùng chăng” (Dương Bích Liên

– Mùa đông 1988). Giọng điệu chua xót ấy còn len lỏi trong cả những vần thơ khi viết về tình yêu: “Thật buồn...khi biết mình yêu” bởi “chỉ đến khi dừng lại

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 98 trước anh/tôi mới biết/tôi đã suốt một đời thiếu vắng” (Không đề). Và vẫn

giọng điệu ấy, bình thản xót xa đến đắng lòng, Ý Nhi viết về Cát với nỗi dày vò, đứng trước biển với nỗi khao khát bình yên và những lo âu giăng tỏa:

Trong ánh rực rỡ của biển chiều

chỉ còn lại nỗi lo âu vẫn theo ta như chiếc bóng

không thể nắm giữ

cũng không thể lìa bỏ

(Biển chiều)

Nỗi lo âu ấy cũng như nỗi khát bình yên sẽ còn đeo đẳng cuộc đời nhà thơ và chỉ có thơ mới có thể xoa dịu cõi lòng xao xác ấy. Và có lẽ, dù đã tuyên bố tạm ngừng với thơ nhưng với Ý Nhi, thơ vẫn mãi là “lời nguyện cho nỗi yên hàn”.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 99

C. KẾT LUẬN

Suốt chặng đường dài gắn bó với văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca, Ý Nhi đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ những tình cảm mến yêu, trân trọng và cảm phục. Ý Nhi từng quan niệm rất rõ ràng và ý thức nghiêm túc về sáng tác nghệ thuật. Bà quan niệm vẻ đẹp của thơ là vẻ đẹp của cảm xúc thành thực và của sự giản dị. Chính vì vậy mà Ý Nhi chỉ làm thơ khi nội tâm cần lên tiếng và làm thơ như sự giải tỏa của tâm trạng. Hành trình sáng tác của Ý Nhi đã dần vươn đến được vẻ đẹp ấy của thơ ca khi bà vứt bỏ lối làm thơ “ngòn ngọt” và “dễ dãi” một thời để cất lên tiếng nói của trái tim mình bằng một giọng điệu riêng. Gần 30 năm cầm bút với một số lượng thơ không nhỏ suốt từ thời kháng chiến chống Mỹ đến nay, Ý Nhi đã cống hiến cho đời nhiều áng thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và những suy tư trải nghiệm về nhân tình thế thái bằng một phong cách thơ độc đáo và hấp dẫn.

1. Ý Nhi là một người sống nhiều trong hoài niệm. Hình bóng người đàn bà ngoái nhìn lại quá khứ đem đến những dòng thơ suy tư, trầm lắng mà xót xa. Đó là khi nhà thơ viết về đất nước của những ngày tháng chiến tranh chống Mỹ gian khổ. Đất nước hiện lên với dáng hình đau thương của những mất mát, hi sinh nhưng cũng thật kiên cường. Bom đạn có thể tàn phá nhưng không thể hủy diệt được sức sống của một dân tộc anh hùng. Và mỗi miền đất nước ấy đã hồi sinh trong cuộc đời mới. Ý Nhi là người đi nhiều, mỗi miền Tổ quốc mà nhà thơ đặt chân đến đều để lại những ký ức và tình cảm khó phai. Và nhà thơ tràn ngập trong nguồn cảm hứng bất tận trước vẻ đẹp của đất nước hồi sinh cùng niềm tin mãnh liệt vào một ngày mai tươi sáng. Những câu thơ dạt dạo cảm xúc trong chiều sâu chiêm nghiệm thể hiện một tình yêu quê hương đất nước thầm kín, thiết tha.

2. Chiến tranh đi qua, cuộc sống dần trở lại với cái đời thường. Là nhà thơ luôn sống thật với mình và với đời, thơ Ý Nhi cũng mang đậm những phẩm chất ấy

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 100

với những bài thơ mang nỗi niềm thế sự chân thành. Suốt đời chẳng bao giờ đặt bút viết những lời dối trá, Ý Nhi đã phản ánh vào trong thơ những vấn đề thời cuộc với nỗi niềm suy tư, trăn trở. Bên cạnh những tình cảm dạt dào dành cho người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ý Nhi còn dồn những trăn trở về thời cuộc, về đạo đức, và... về nghệ thuật vào trong thơ. Ý Nhi mải miết trong chiều sâu chiêm nghiệm về cuộc đời, về hạnh phúc và khổ đau, về sự sống và cái chết và...về số phận. Chúng ta cũng thấy một cái tôi luôn bị ám ảnh bởi những nỗi lo âu, dày vò, những dự cảm, nguyện ước. Xuyên suốt các tập thơ, chúng ta dần nhận ra bóng dáng của “người đàn bà tìm về kết cục” với cái nhìn độ lượng về quá khứ, rạch ròi vào hiện tại, lo âu về tương lai. Và cái tôi ấy đã có lúc thật đơn độc như một người lặng bước một mình đi tới trùng khơi với cơn khát. Đó là nỗi khát bình yên. Và trong hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời, Ý Nhi đồng thời đã tìm kiếm cái diện mạo chân thật của bản ngã.

3. Sống và viết. Ý Nhi đã có những trải nghiệm độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật. Với nhu cầu giải tỏa tâm trạng, Ý Nhi vận dụng linh hoạt sự đa dạng của các thể thơ đặc biệt là thơ tự do không vần. Đặc biệt là cách sử dụng linh hoạt cách ngắt nhịp không theo quy luật cùng khả năng kìm nén và “làm nguội” cảm xúc đến độ lạnh lùng và duy lý ra mặt, Ý Nhi đã thể hiện thành công những dòng tâm trạng phức hợp, vui buồn, hạnh phúc, khổ đau và lo âu, khắc khoải... Những phức điệu cảm xúc ấy được thể hiện trong một giọng điệu suy tư, trầm lắng, điềm tĩnh mà chua xót. Thơ ý Nhi còn độc đáo bởi sự kết hợp của ngôn ngữ giản dị đời thường và ngôn ngữ trí tuệ đậm chất triết luận. Đó là đặc điểm được tạo nên bởi lối làm thơ “tả thực” và đầu óc phân tích tỉnh táo, nặng chất duy tình, duy cảm. Thế giới hình tượng, biểu tượng trong thơ Ý Nhi cũng hết sức đặc biệt gắn liền với thế giới nội tâm khắc khoải đi tìm bình yên tạo nên những không gian nghệ thuật đặc trưng riêng giúp người đọc đi sâu khám phá tâm hồn đơn giản vừa phức tạp, vừa bí ẩn vừa dễ hiểu của nhà thơ.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 101

Có lẽ, sẽ không dễ dàng với độc giả lần đầu đọc thơ Ý Nhi bởi thực sự đó không đơn giản chỉ là thơ mà là đó là tâm hồn đầy phức hợp của người đàn bà từng bước qua bao nắng gió cuộc đời. Mỗi bài thơ được cô đọng từ vốn sống đã đến độ chín trong một chất thơ trầm tích. Nhưng một khi đã bước qua ranh giới ấy, người đọc sẽ bị cuốn vào những mải miết suy tư ấy, như những trái tim sẽ hòa cùng một nhịp đập trong dòng chảy không ngừng của cuộc sống, bởi hôm nay và mai sau, những điều mà nhà thơ đã thổn thức, trăn trở vẫn luôn hiện hữu. Cho nên, mặc dù đã tạm nói lời chia tay với thơ để thử nghiệm ở một thể loại mới là truyện ngắn nhưng truyện ngắn của thi sĩ vẫn ẩn chứa chất thơ đặc biệt bởi với Ý Nhi, thơ mãi là “lời nguyền cho nỗi yên hàn”.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 102

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO [Sách]

1. Aristote (2007), Nghệ thuật thơ ca, NXB Lao động Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995, Nxb Khoa học xã hội

3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội 4. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin

5. Hà Minh Đức (2007), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 7. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên, (1971), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể

loại, Nxb KHXH, Hà Nội

8. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học 9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) 2004, Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

10. Nguyễn Khải (1984), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

11.M.B. Kharapchenko (1982), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

của văn học, Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

12. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

13. Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam hiện đại: Vấn đề tác giả, Nxb

Giáo dục, Hà Nội

14. Mã Giang Lân (2005), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 103

16. Nguyễn Đăng Mạnh (1983) Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Tác

phẩm mới, Hà Nội

17. Nguyễn Đăng Mạnh (2000) Nhà văn Việt Nam hiện đại: chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh

18. Nguyễn Đăng Mạnh, (1990), Vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục

19. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ tìm hiểu và thưởng, Nxb Tác phẩm mới 20. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

21. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2004

22. Nguyễn Khắc Phi (1998), Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen mà lạ,

Nxb Giáo dục Hà Nội.

23. Hoài Thanh, Hoài Chân (2000), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 24. Nguyễn Bá Thành, (1996) Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội

25.Trần Đình Sử (2000), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

26. Nguyễn Thị Minh Thái (1999), Đối thoại mới với văn chương, Nxb

Ngôn ngữ

Tác phẩm thơ

27. Nhiều tác giả, Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn (Phê bình, bình luận văn học), Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh 28.Ý Nhi (2000), Thơ, Nxb Hội nhà văn.

29. Ý Nhi – Lâm Thị Mỹ Dạ (1974), Trái tim nỗi nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội 30. Ý Nhi (1981), Đến với dòng sông, Nxb Tác phẩm mới

31. Ý Nhi (1985), Người đà bà ngồi đan, Nxb Tác phẩm mới Hội nhà văn

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 104

32.Ý Nhi (1987), Ngày thường, Nxb Đà Nẵng 33. Ý Nhi (1991), Mưa tuyết, Nxb Phụ nữ

34. Ý Nhi (2002), Thơ với tuổi thơ, Nxb Kim Đồng

35. Nhiều tác giả (1989), Thơ Xuân Quỳnh, NXb Tác phẩm mới

Bài viết, báo và tạp chí

36.Hà Minh Ánh (2001), Mạch đập thơ Ý Nhi dòng ưu tư chảy siết, Tạp chí

Nha Trang, số 72, tháng 9 – 2001

37. Hà Ánh Minh (2001), Mạch thơ Ý Nhi: Lửa từ trái tim trần run rẩy, Báo

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)