Ngôn ngữ trí tuệ đậm chất triết luận

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ trí tuệ đậm chất triết luận

Cùng với xu hướng chung của thơ ca nói riêng và văn học thời kỳ này nói chung, thơ Ý Nhi cũng mang đặc điểm khái quát, tổng hợp. Càng về sau, Ý Nhi dường như càng dồn nén cảm xúc, sự dồn nén tưởng chừng như đẩy Ý Nhi đến với một thái độ khách quan đến lạnh lùng. Thực ra, năng lực khái quát phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tư tưởng, liên tưởng, triết học và không thể thiếu được vốn sống. Với “người đàn bà” đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, đi nhiều nơi và sống trong nhiều cảm xúc, như một sự tất yếu trong quá trình định hình phong cách, thơ Ý Nhi ngày càng nặng dần về chất nghĩ và điều này khiến cho ngôn ngữ thơ cũng đi theo chiều hướng trí tuệ, triết luận và khái quát. Bà đi vào lối phân tích và chính ngôn ngữ này “đã làm cho diện mạo thơ Ý Nhi thay đổi khá nhiều”[49] ”. Nói như Mã Giang Lân thì “thơ Ý Nhi không phải loại thơ đọc một lần, đọc qua là có thể cảm ngay được cái hồn của câu chữ

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 80

và cái hay của lao động nghệ thuật. Có khi cảm được rồi nhưng nói đôi lời thì thật là khó. Nhiều ý tứ người đọc đuổi theo nhưng nó cứ cựa quậy, duỗi ra và tuột mất” [14, tr.483]. Còn Hà Ánh Minh thì cho rằng: “Ý Nhi không những viết bằng ngôn ngữ của cảm xúc, mà chủ yếu viết bằng ngôn ngữ của trí tuệ. Thơ chị không thể ngâm, chỉ có thể đọc, không thể trở thành lời bài hát, mà sức trào dâng vẫn dạt dào. Những bài thơ dài, những khổ thơ dài cứ hực lên sức nóng, mạch ngầm suy cảm của chị” [37]. Dấu mốc mà chúng ta có thể nhìn rõ nhất sự thay đổi trong ngôn ngữ thơ của Ý Nhi là từ tập Người đàn bà ngồi đan trở đi. Ý Nhi thể hiện nhiều suy tư trăn trở nhưng không chỉ đơn thuần là ý nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ mà là những ý tưởng về nhân sinh quan và về nghệ thuật, được nhà thơ đúc kết từ sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình. Đó là những trăn trở về đạo đức, về thời cuộc. Bà luôn đặt ra rất nhiều những câu hỏi khi đứng trước những nghịch lý của cuộc đời. Và theo đó, những từ ngữ đối lập được xếp đặt cạnh nhau như một cách để bà có thể chiêm nghiệm một cách rõ nét hơn: “Không thở dài/ không mỉm cười/chị đang giữ kín đau thương/hay là

hạnh phúc/chị đang tràn ngập niềm vui/ hay là ngờ vực?” (Người đàn bà ngồi

đan). Trong bài Một buổi chiều ở Praha, Ý Nhi bộc lộ cảm xúc:“tôi như người

đánh mất/ lại như người vừa tìm thấy” bởi một nỗi lòng không xác thực đan

xen giữa: niềm vui - nỗi buồn/ hạnh phúc- khổ đau. Dường như trong cuộc sống này, con người luôn bị đặt trước những sự lựa chọn, giữa thủy chung và phản

trắc, giữa hận thù và tha thứ. Cuộc sống trở thành bức tranh muôn màu ẩn chứa

những nghịch lý bởi: Những giá trị không cân bằng luôn đổi chỗ/cái đã vỡ tan,

cái mới dựng lên/ tất cả mọi điều xa khuất” (Biển chiều). Ngôn ngữ thơ không

những thế còn mang ý nghĩa khái quát với những từ ngữ biểu hiện những trạng thái của cuộc sống như đen - trắng, mất - còn, sống- chết, lo toan, nụ cười và

giọt lệ, mắn mắn và rủi ro, mưa nắng đời thường, rồi cả niềm vui - nỗi buồn,

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 81

của đời sống, những câu hỏi lớn hay là những chiêm nghiệm suy tư của một tâm hồn lúc nào cũng trăn trở trong hành trình tìm kiếm cái bản ngã và ý nghĩa cuộc đời. Bên cạnh đó, chúng ta thấy xuất hiện trong thơ hệ thống những hình ảnh mang tính biểu tượng như Biển, Cát, Mùa Thu, Sông Trà,... (sẽ được khảo sát chi tiết hơn trong phần tiếp theo) mà “ẩn chứa đằng cái ngôn ngữ mô tả rất hình tượng kia là một thứ ngôn ngữ phân tích luận lý”. Và thành công của Ý Nhi về tăng cường chất nghĩ là “không phải lối buông cần để thỉnh thoảng giật lên một câu triết lý chợt đến nào đó theo lối ăn may tài tử; đối với Ý Nhi, những tư tưởng, ngẫm nghĩ, suy tư đã được tâm trạng hóa...” [50]. Bên cạnh đó, ngôn ngữ triết luận còn mở ra cho thơ một không gian và không gian nghệ thuật đa chiều hơn mà cụ thể ở đây là những từ ngữ gắn liền với miền không gian đối lập giữa miền khắc nghiệt và miền bình yên, thời gian thì trải dài và xuyên thấu từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Đặc biệt, Ý Nhi dường như rất tài tình trong việc sử dụng phép lặp và những cấu trúc trùng điệp, có thể thấy là tần suất này được tận dụng một cách triệt để, khiến người đọc có cảm giác không phải là đang lắng nghe nhà thơ trải lòng mà là đang hòa làm một với những dồn nén trong suy tư của tác giả.

Trong những trăn trở về triết lý đạo đức, về cuộc sống, Ý Nhi thường nhắc tới lẽ sống chết: anh đã nghĩ đến cái chết/ như bao lần anh nghĩ về cách sống

(Người lính). Nhà thơ từng đứng trước mộ Hàn Mặc Tử, từng xót xa trước sự ra đi của những gương mặt đáng kính như trong bài Khóc bác Bùi Xuân Phái, Nhớ

anh Jo, Tưởng niệm họa sĩ Nguyễn Sáng, Cái chết của một nhà thơ.... Thậm chí

còn có những bài viết về cái chết như Về cái chết của Đônkisốt, Về cái chết của

bác sĩ Zivago để nói về nhân cách và bộc lộ một nhân sinh quan rõ nét. Không

dừng lại ở đó, phạm trù cái Đẹp, cái Vinh quang, Lẽ phải, về sự Tự do... cũng được nhà thơ đề cập đến như một đối tượng để chiêm nghiệm. Cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp của đất trời gắn với những nỗi lo âu: Mùa thu có thể là:

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 82

“vòm trời xanh dịu kia/hay kà cơn bão lớn”; và những chiến thắng cũng chất chứa một nỗi đau tinh thần, như sự mặc định của số phận: Rồi sẽ có anh hùng mới/đỉnh cao mới/vinh quang mới/và/sự chia lìa mới (Trận đấu giã từ của Olek

Blokhin). Ý Nhi thường đi luận giải những vấn đề của cuộc sống qua những sự việc tưởng chừng như rất đỗi đời thường như theo dõi một trận đấu bóng đá mà thấy vai trò và nhiệm vụ của từng người trên sân cũng như nhân cách và vai trò của mỗi người trong cuộc đời; theo dõi một trận đấu cờ vua mà thấy một thế cuộc trên bàn cờ: “...những luật lệ và sự bất tuân/ những thắng lợi hiển nhiên

và sự thất bại không ngờ/.../ lòng can đảm của người anh hùng đi đến cái chết/và sự hèn nhát của người đi tìm danh vọng. Và đặc biệt hơn cả, trong hành

trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời, bà thấu hiểu được “sự đắc đạo” đó là khi con người: “đã vượt qua những nỗi vướng bận đời thường/ đã vượt qua những vướng bận vinh quang”. Phải là một người thấu hiểu lắm những lẽ đời, từng

trải lắm những vui, buồn, vinh nhục, đắng cay, mất còn thì mới có thể hiểu được cái tầng sâu ẩn lấp khó mà chạm tới của cái gọi là “Đắc đạo” này. Trong ý nghĩa đó, hành trình mỗi con người bước đi trên cuộc đời lại chính là hành trình tìm kiếm chính bản thận mình và nhận ra chính mình.

Một đặc điểm đặc trưng trong xu hướng khái quát hóa của thơ ca thời kỳ này chúng ta thấy trong thơ Ý Nhi đó là bà cũng đưa ra những định nghĩa, ngôn ngữ theo đó mang tính chất trí tuệ, triết lý bởi những trường liên tưởng. Đó là khi nhà thơ định nghĩa về tình yêu: “Tình yêu như nắng ấm/ giữa đôi bàn tay

người”. Khi nghĩ về mẹ :“Đời mẹ như bến vắng bên sông/ nơi đón nhận những con thuyền tránh gió/ như cây tự quên mình trong quả/quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây...”. Với tâm thế của “người đàn bà tìm về kết cục”, khi đã trải qua bao

mưa nắng cuộc đời, từng “lội qua bùn”, từng “đi trên cát”, nhà thơ hiểu con đường mình đang bước đi và dường như đã nhìn được tới đích. Hạnh phúc thật mong manh, chỉ một phút yếu lòng chúng ta có thể đánh mất. Cho nên, trong

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 83

mọi hoàn cảnh, Ý Nhi nhấn mạnh đến “sự cân bằng” và với nhà thơ, đã có nhiều lúc: “Con- sự cân bằng/ trên sợi dây hạnh phúc treo leo” (Con).

Ý Nhi đã khéo léo kết hợp giữa hai kiểu ngôn ngữ giản dị đời thường và ngôn ngữ trí tuệ triết luận trong thơ, đem đến cho người đọc không rơi vào những thái cực của sự đơn điệu hay là quá khô cứng, trừu tượng. Mặc dù càng về sau thì ngôn ngữ thơ của Ý Nhi càng đậm chất triết luận hơn đem đến một cảm giác trơ trụi như bắt đầu xâm chiếm cho người đọc bởi dường như có sự “duy lý ra mặt” như Chu Văn Sơn từng nhận định khi đọc hai tập Gương mặt và

Mưa tuyết. Tất nhiên là trong một giới hạn nào đó, dù là kiểu thơ không thể đọc

một lần nhưng chúng ta vẫn thấy ẩn chứa những cảm xúc dạt dào từ một tâm hồn đa cảm.

3.3. Các biểu tƣợng thơ tiêu biểu

Biểu tượng là “hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [21, tr.67]. Trong thơ, biểu tượng là một dạng biểu tượng bậc cao bởi bởi khi làm thơ, nhà thơ phải mượn hình ảnh để cụ thể hoá cảm xúc, suy nghĩ của mình. Thi sĩ là những người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, cùng sự tinh tế trong cách cảm nhận, trí tưởng tượng phong phú sẽ có khả năng tuyệt vời trong việc chuyển hóa hiện thực khách quan thành những hình tượng nghệ thuật, chuyên chở những ý nghĩa thẩm mỹ, ý nghĩa văn hóa cao. Trong muôn vàn hình ảnh thơ quan sát và cảm giác được, luôn chỉ có một vài sự lựa chọn đắc ý nhất được nhà thơ lựa chọn sử dụng. Và một nhà thơ có tài là phải luôn biết tạo ra những hình ảnh độc đáo, bất ngờ. Bên cạnh bút pháp tâm trạng hóa, Ý Nhi với lối miêu tả hình tượng, nhiều hình ảnh sự vật, con người còn được nhà thơ biểu tượng hóa để trở thành một biểu tượng nào đó thể hiện cho cõi lòng không xác thực hiện hữu trong nhà thơ. Trong đó, có thể kể đến các biểu

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 84

tượng tiêu biểu như biểu tượng Biển Cát, biểu tượng Mùa Thu và biểu

tượng Vƣờn.

3.3.1. Biểu tượng Biển và Cát

Biển và Cát là hai biểu tượng được Ý Nhi nhắc đến rất nhiều nhất trong

thơ. Theo như thống kê qua khảo sát 135 bài trong cuốn tuyển tập Thơ thì có tới 59 lần nhắc đến Biển chưa kể đến những những từ đồng nghĩa như “trùng khơi” cũng được tác giả nhắc tới ít nhiều, và 47 lần Ý Nhi nhắc đến Cát. Đó là hình

ảnh tượng trưng cho những sức mạnh vật chất, tinh thần lớn lao, cao cả, và đứng trước những sức mạnh to lớn ấy, con người luôn bị tác động mạnh mẽ, nảy sinh cảm giác xúc động và ngưỡng mộ sâu sắc, đem đến sức mạnh thanh tẩy tâm hồn.

Trước hết là biểu tượng Biển, tượng trưng của cho một thời tuổi trẻ “cháy

rực” với những “niềm khao khát” chẳng nguôi yên. Những“niềm khao khát

đón nhận từ biển cả”. Đã có lúc trước biển xanh ngút ngàn mà lòng se thắt với

những ước mơ:

Ta ngồi lại bên bờ như đứa trẻ

ngẹn ngào mơ

một miền xa

(Nha Trang)

Biển cũng là hình ảnh của “kết cục”, là cái còn lại sau cùng của “đoạn đường ta đã qua”:

Tôi biết đâu chính chỗ cuối con đường tôi lại gặp biển lớn lao cô độc

(Biển)

Và lòng bỗng “bàng hoàng”, “choáng ngợp” xen lẫn cảm giác vừa “dịu dàng” vừa “xót xa” khi đứng trước trùng khơi - chốn bình yên ấy:

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 85 được giấu kín sau màu xanh trầm mặc

và tất cả nỗi niềm hạnh phúc

nơi những triền sóng mặn dẫn về xa.

(Biển)

Biểu tượng Biển cũng rất gần với biểu tượng Dòng sông được nhà thơ nhắc đến trong thơ, tượng trưng cho nỗi khao khát yên bình của nhà thơ. Nếu như đứng trước Ngã ba sông, nhà thơ thơ tìm lại được quá khứ bình yên: “Ngã ba

sông buổi ấy bình yên” hay như khi trở lại và đứng trước con Sông Trà: “Tôi

đâu còn trẻ để ước mong ở lại sông Trà/ước mong bình yên” thì khi đến với

Biển: “một chút gì như niềm bối rối/ trước chân trời mênh mông/nhưng lớn lao

thanh thản vô cùng/là điều biển cho tôi nhiều nhất” (Biển miền Trung). Không

chỉ có thế, Biển dường như còn là nơi nhà thơ tìm thấy tiếng động vọng của trái tim mình, biển nhẹ nhàng khỏa lấp những đoạn đường đã qua, những khổ đau chất chứa, cũng là nơi “anh” và “em” tìm thấy hạnh phúc cuộc đời mình: “Trên

đường dài ta cùng đặt chân/ ở phía cuối con đường này là biển” (Trong mùa

thu). Với ý nghĩa là nơi bình yên, Ý Nhi đứng trước Biển chiều và mong ước

được“như đứa trẻ muốn kêu to lên để nghe thấy lời mình trong biển”. Và hơn một lần nhà thơ muốn được như đứa trẻ “Ùa vào lòng sóng mênh mông/.../ đến

biển mà không sợ bị vùi lấp/lên núi mà không sợ bị gẫy đổ”. (Em bé và Biển).

Có thể thấy, trong muôn vàn nỗi khát khao thì được đi tới Biển là luôn là nỗi

khát khao thường trực trong tâm hồn không nguôi yên của nhà thơ. Đến với

Biển là đến với những giá trị như là vĩnh viễn và hồi sinh của những ước mơ,

khát vọng sau nhiều đổ vỡ.

Cùng với Biển là hình ảnh Cát. Trong thơ Ý Nhi, Cát tượng trưng cho

miền “mênh mông”, “ròng ròng tuôn chảy” “bỏng khô, chói lọi vô bờ”. Là

hình ảnh của quá khứ khó phai mờ về một thời gian khổ: “Đã bao lần trên con

đường bùn lầy, gió cát” hay “miền cát nóng bờ cây khô như cháy”. Cát cũng là

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 86 bước vội trong đêm qua miền cát” và con đường chị qua là “mặt cát bỏng sôi”.

Nhưng hình ảnh của Cát, qua cách mô tả của tác giả còn gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến hình tượng những con người vô danh, đó là “mẹ cha của bao nhiêu trẻ nhỏ”, là “chồng của con của bao người góa bụa” và “những bạn bè đồng chí đã hi sinh” cho Tổ quốc hôm nay:

Những người còn sống khi đặt chân lên cát

tưởng như mình chạm tới thịt xương

cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân

cát như máu hai mươi năm đã đổ.

(Cát 2)

Câu thơ đưa người đọc liên tưởng tới bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam: “Yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ có một phần xương thịt của em tôi”. Nhà thơ cũng mải miết đi tìm những đài tưởng niệm mà đâu hay

chỉ là Cát đấy thôi. Và “người ta đứng trang nghiêm trước cát bạt ngàn” bởi đến với Cát là đến với những nhận thức sâu sắc về Tổ quốc, Nhân Dân, đến với những thức tỉnh thiêng liêng về sự bất diệt, kiên cường:

Và lòng chợt bình yên, nhẹ nhàng, khoáng đạt

trước triền cát, bỏng khô, chói lọi

(Cát 1)

Như vậy, Biển và Cát trở thành cặp biểu tượng ẩn chứa sức mạnh tinh thần

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 83)