Những miền quê còn trong ký ức

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 42)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Những miền quê còn trong ký ức

Ý Nhi sống ở nhiều nơi và từng có nhiều chuyến đi xa. Ngòi bút của Ý Nhi đã trung thành theo từng bước chân nhà thơ tới mọi nẻo đường của Tổ quốc. Trong nguồn cảm hứng về đất nước, Ý Nhi đã đưa người đọc đến với nhiều miền quê hương. Mỗi mảnh đất, mỗi làng quê nơi nhà thơ đi qua, từ miền trung du Bắc Bộ như Phú Thọ, Thái Nguyên, xuôi xuống Hà Nội, Hải Phòng, hay vào tới mảnh đất miền trung rất đỗi nhọc nhằn như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Nha Trang… và xa hơn nữa- đất mũi Cà Mau cũng được ghi dấu lại trong ký ức nhà thơ bằng những tình cảm nồng ấm, chân thành cùng nỗi niềm suy tư của một hồn thơ tinh tế. Hãy lắng nghe cảm xúc của nhà thơ khi trở về miền Trung du tháng rét trước dòng sông Lô lịch sử anh hùng không khi nào nguôi cuộn chảy:

Ôi sông Lô, sông Lô khi nào đi cho hết

bao ngả đường lại gặp một dòng sông

Về trung du em đi ngược dòng sông

đâu cũng gặp màu phù sa hiền hậu

mới xanh biếc vòm xanh lá sấu

đã gắn lòng cùng những cánh me hương.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 39

Miền đất kỷ niệm ấy giờ đã đổi thay cùng đất nước với những tên lạ lẫn tên quen, với bao vùng làng không nhớ kịp. Nhưng, những kỷ niệm cùng cảm xúc thân thương bỗng chốc vẫn ùa về, dào dạt trong tâm hồn nhà thơ:

bài ca cũ lâu rồi em chả nhớ lại bồi hồi khi về tới trung du”

(Về trung du tháng rét)

Chiến tranh đã đi qua, đất nước cũng từng ngày thay da đổi thịt. Ý Nhi không khỏi sững sờ trước trung du của một thời bom đạn, của những cánh rừng già cháy xém ngang thân cây, giờ đã ngút ngàn một màu xanh đầy sức sống: “Tôi một mình đến với nẻo đường kia/chạy hun hút qua dải đồng đất cũ/ và đột

ngột trong sương mù, trong gió/ cây mở xòe một cánh lá tươi non.” (Trung du).

Với nhà thơ, tán cây xanh ấy in đậm trong ký ức cũng như biểu tượng con sông Trà một thời khó quên đã trở thành biểu tượng của chốn bình yên mà nhà thơ đã và đang kiếm tìm giữa cuộc sống bộn bề.

Hai mươi năm, khoảng thời gian khá dài có lẽ đủ làm lu mờ đi quá khứ xa xăm. Nhưng với Ý Nhi, những kỷ niệm về thành phố hoa phượng đỏ, nơi đã gắn liền với thuở áo trắng tung tăng cắp sách tới trường, thuở áo rộng thùng thình tết tóc đuôi sam. Đó là những ngày bình yên và những ngày khốc liệt của tuổi thơ xa tít tắp, những kỷ niệm dần hiện về rất đỗi thân thương! Nhà thơ kiếm tìm chuyện của hai mươi năm trước với bao niềm vui, nỗi buồn đang lắng lại rồi bâng khuâng tự hỏi:

Đâu dòng sông tuổi thơ bờ mọc đầy hoa dại

Đâu sắc phượng chói hồng lối ta qua ngày ấy.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 40 cho lòng nhiều bao dung

con tàu còn qua không bên cổng trường buổi trước.

(Gặp lại bé)

Và đó cũng là nơi mà khi trở về, thi sĩ bỗng cảm thấy: “như người đi xa

về căn nhà của mình/ nơi có anh em, bạn bè, cha mẹ/ nơi ta khóc, ta cười vì chia lìa gặp gỡ/ cái đích sau cùng của mỗi lối ta qua. (Hải Phòng, Tháng 11

năm 1979). Và cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến phút chia li. Nhưng miền đất ấy dù không thể giữ chân người ở lại thì vẫn có thể níu giữ những tình cảm nồng ấm nhất để khi đi xa, trái tim người luôn khắc khoải hướng về với bao kỷ niệm khó phai và mong ước được là chính mình của ngày ấy, được về lại những phố nhà quen, lang thang dưới tán bàng già hay nghe lại bài ca phượng đỏ. Và chừng ấy điều cũng đã đủ làm mắt lệ dưng dưng vì hạnh phúc.

Hãy lắng nghe tâm sự của nhà thơ một lần khi Tìm về Chiêm Hóa, gặp lại cánh rừng năm xưa và con đường tình yêu của một thời chờ đợi: “Những lối

nào đã dẫn bước về anh/ anh xa cách đã nên gần gũi/sau ngăn trở lo buồn mong đợi/giữa bao người em đón nhận ra anh”. Như người thư ký trung thành,

Ý Nhi còn ghi lại được cả những giây phút hào hùng trên mảnh đất Tuy Hòa, mảnh đất miền trung nghèo đang reo vui giờ đoàn tụ:

Thị trấn hôm nay không ngủ người gọi người đi mít- ting mừng đất nước giờ đoàn tụ cờ bay trên phố yên lành

(Qua Tuy Hòa)

Song có lẽ, với những ai đã từng ít nhất một lần qua vùng đất Bình Trị Thiên, sống với những nỗi nhọc nhằn của miền quê khô cằn mà giàu truyền thống anh hùng thì đều cảm thấy xốn xang khi gặp lại những người, những cảnh

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 41

nơi đây. Con đường xưa bỗng trở lại thân quen với những hàng thông đứng hiên ngang, những động cát gió bay, những vạt hoa lau trắng, hoa mẫu đơn đỏ tươi, hoa chạc chìu tím ngắt cả một lối đi về… Và những hình ảnh khó thể quên được là “những hố bom trơ vơ thành Đồng Hới”… Quảng Bình – miền đất thương đau từng khiến lòng người thổn thức với cái nắng khắc nghiệt, gay gắt trên bờ công sự, bên những đồi đất sỏi vắng bóng cây che. Và sự trở về ấy là để tìm lại mình thời của một thời còn xuân trẻ, với những khoảnh khắc khó phai của những tháng năm lửa đạn, bên đồng đội, bên bè bạn và bên người thân yêu:

Chỉ mình tôi nhận biết Quảng Bình và chợt hiểu, đây miền ta yêu mến sau xa cách lặng im, không hò hẹn bỗng sững sờ chính đất của mình đây

Về lại miền đất xưa, không phải là để sống trong hoài niệm của quá khứ nhưng là nghe tiếng đồng vọng của trái tim mình và đồng đội, để kiểm nghiệm lại cảm giác còn đau đáu trong cõi lòng chưa xác thực, để nhận ra một chân lý, rồi vỡ òa trong hạnh phúc:

Tôi chợt hiểu giữa cuộc đời ta sống có những điều chẳng dễ nhận ra đâu có những điều hệ trọng lớn lao bỗng nhận biết khi về miền đất cũ khi con tàu đi qua, chỉ mình ta ở lại và sững sờ, chính đất của mình đây

(Quảng Bình)

Mảnh đất xưa, chính nơi đây đã chôn vùi bao kỷ niệm, của những ngày đau thương mà hạnh phúc bên đồng đội. Những ngày máu lửa đã làm nên những cuộc đời anh hùng. Vậy nên dù xa cách đã lâu, dù thời gian có làm đổi thay nhiều điều thì khi trở lại mảnh đất này, Ý Nhi vẫn thấy mảnh đất ấy thân

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 42

thuộc như vùng đất của chính mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhớ tới lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên khi viết về Tây Bắc hùng vĩ mà thân thương gắn bó:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

(Tiếng hát con tàu)

Dạt dào và yêu mến biết bao là những vần thơ Ý Nhi viết về mảnh đất Cà Mau. Miền Nam, nơi đi trước về sau, nơi tuyến đầu đau thương của Tổ quốc. Nơi đây, miền đất anh hùng với rừng tràm và “những khóm bần, bãi sú gọi phù sa”, “vết bùn non thắm đỏ sắc Hồng Hà” đều in dấu chân những người con kiên nhẫn của miền đất anh hùng một thời chống Mỹ:

Mũi Cà Mau thân thiết của tôi dù mai nữa tôi chẳng hề đặt bước lòng cảm động khi nói về Tổ quốc tôi có miền đất ấy mũi Cà Mau.”

(Cà Mau - 1978)

Nhưng bên cạnh những thương đau còn có những khoảnh khắc của niềm vui ngày thống nhất. Trong nỗi niềm hạnh phúc ấy, nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp của không gian rộng dài đất nước, từ Hà Nội bình yên gió thổi xanh hàng cây đến đêm Nha Trang trăng sáng cầu Hà Ra, và Sài Gòn bốn ngả cờ bay. Có lẽ khó mà diễn tả được niềm hạnh phúc của ngày chiến thắng, người đi chật đường Công Lý Tự Do, và con đường Thống nhất dài chở bao nỗi ước mơ: Ôi Đất nước niềm vui không thể giấu

nước mắt nụ cười, tiếng hát chúng ta đây

(Mặt trời tháng Tư)

Có thể thấy, qua khảo sát và tìm hiểu một số bài thơ (chủ yếu qua ba tập thơ đầu Nỗi nhớ con đường, Đến với dòng sông và Người đàn bà ngồi đan)

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 43

đất nước, gắn liền với những dòng tâm tư dạt dào khi viết về hiện thực của cuộc chiến. Mỗi tên đất, tên làng, tên phố đều gắn với những người, những cảnh và bỗng chốc, tất cả như ùa về thân quen trong ký ức nhà thơ. Bằng những câu thơ chan chứa xúc cảm, Ý Nhi đã cho người đọc đi tới nhiều miền đất nước, dừng chân lại nhiều chốn thân quen, và sống lại những tháng ngày xưa đầy kỷ niệm để rồi cảm nhận sâu sắc hơn một Ý Nhi nặng lòng với quá khứ, được khắc họa rõ nét với một trái tim không nguôi thổn thức, một tâm hồn luôn dạt dào với một tình cảm đặc biệt bà dành cho Tổ quốc mến thương.

2.2. Cảm hứng đời tƣ

Trở về với cảm hứng đời tư, những câu chuyện đời thường giản dị là tinh thần và hướng phát triển tất yếu của thơ ca sau chiến tranh. Đặc biệt, do tác động của tinh thần dân chủ đang diễn ra trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đời sống thơ ca cũng có nhiều thay đổi với sự tích cực đổi mới và tìm kiếm mình của các thế hệ nhà văn. Với chặng đường chủ yếu tỏa sáng và được đánh giá là sung sức hơn cả trong thời kỳ hậu chiến, thơ Ý Nhi mang đậm cảm hứng đời tư với nhiều tâm sự viết về người thân, bạn bè, về tình yêu và về những trăn trở thời cuộc. Ta thấy qua mỗi tập thơ, thơ Ý Nhi ngày càng thấm đẫm chất đời và tình đời với những suy nghĩ sâu sắc của người đã từng trải và thực sự trưởng thành. Đặc biệt là những bài thơ viết về cuộc sống đời thường với những bức tranh tương phản thể hiện những nghịch lý cho thấy diện mạo một con người luôn trăn trở trước những vấn đề thế sự. Và cũng giống như các nghệ sĩ khác chọn con đường nghệ thuật cho lẽ sống của riêng mình, Ý Nhi đã lấy thơ làm điểm tựa trong hành trình tìm đi tìm ý nghĩa cuộc đời.

2.2.1. Tình cảm với người thân, bạn bè

Thơ là bóng mát che chở con người trên chặng đường dài, là nơi gửi gắm tình cảm và giải tỏa nỗi niềm. Ý Nhi từng nói bà chỉ làm thơ khi nội tâm có nhu cầu. Và có lẽ, đó cũng là quy luật và là điều kiện tiên quyết để những sáng tác

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 44

nghệ thuật trở thành những tác phẩm chân chính, làm xúc động lòng người. Thơ Ý Nhi là vậy, bài thơ nào cũng là nguồn mạch của cảm xúc rất chân thành. Thật cảm động làm sao khi đọc những câu thơ Ý Nhi viết Kính gửi mẹ từ nơi đất

khách quê người:

Sao đêm nay khi đã đi xa

lòng con bỗng bồn chồn quay trở lại

bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi

nỗi mất còn thăm thẳm trong tim.

(Kính gửi mẹ)

Đi khắp những chặng đường dài xa quê hương, trong khoảnh khắc nghĩ về cuộc đời mẹ, nhà thơ thấm thía hơn về nỗi cô đơn trong tâm hồn người mẹ với dáng hình thân thương. Cuộc đời mẹ là một chuỗi dài của những hi sinh, thầm lặng và lo toan. Mẹ “như bến vắng bên sông, nơi đón nhận những con thuyền tránh gió”, và sống cuộc đời hiu quạnh, cô đơn, trong căn nhà nhỏ bé

nơi phố phường với niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ một mình. Mẹ cứ một mình lặng lẽ, mái tóc bạc dần theo tháng năm:

Sao đêm nay se thắt lòng con khi con gặp ánh đèn nơi thành phố nơi mẹ sống, vui buồn sướng khổ chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra.

Cuộc sống bộn bề khiến ta lãng quên đi nhiều giá trị, hững hờ với nhiều điều mà có lẽ điều đáng trách nhất chính điều mà Ý Nhi đang suy nghĩ: sự hững hờ chỉ thấy hạnh phúc của riêng mình là lớn lao mà quên đi những nỗi xót xa của mẹ. Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Và chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có những phút đắng lòng xót xa khi nghĩ về mẹ như Ý Nhi, nhất là với những ai đã từng có niềm hạnh phúc được mẹ.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 45

Ý Nhi cũng viết về con bằng một tình cảm đặc biệt. Hiếm có câu thơ nào cô động mà đầy đủ ý nghĩa như câu thơ bà viết cho con: “Con – sự cân bằng/

trên sợi dây hạnh phúc cheo leo”. Hai câu thơ hàm súc được trưng cất từ những

trải nghiệm sâu sắc khi nghĩ về con, tạo nên một định nghĩa giàu chất chiêm nghiệm. Bà dành cho con một vị trí quan trọng trong cuộc đời, bởi giữa những bộn bề của cuộc sống thì con chính là điểm tựa hạnh phúc của cha mẹ! Đó cũng chính là tâm sự được cất lên từ sâu thẳm trái tim người mẹ trẻ khi phải xa con biền biệt trên dặm dài công tác:

Mẹ đi xa mấy dặm đường

Trong bao cảnh lạ vẫn thường có con Mẹ đi cùng với bao người Bao miền đất bao vùng trời lạ quen

Tình yêu như lửa mới nhen Mà năm tháng sẽ bừng lên sắc hồng

Chắt chiu mẹ giữ trong lòng Đem cho con nỗi ước mong một đời.

(Viết cho con trên đường đi công tác)

Trong muôn vàn nỗi nhớ và sự quan tâm thì có lẽ con luôn là niềm khắc khoải và sự quan tâm lớn nhất. Nỗi niềm của bà mẹ trẻ cho chúng ta cảm nhận được những giá trị hạnh phúc của cuộc đời. Thật gần gũi và giản dị! Như lúc xa con, người mẹ mong cho con giấc ngủ no say, mong cảm nhận được hơi ấm của con, được thấy con cười và ngắm đôi mắt nhìn trong sáng thơ ngây, được nắm lấy bàn tay nhỏ xinh mà con yêu đang vẫy chào mẹ. Bài thơ xúc động bởi tình mẹ chứa chan, luôn chắt chiu từng ước mơ và những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời con. Có lần bà đưa con ra ngoại ô, cho con một không gian khoáng rộng để có thể tận hưởng vẻ bao la của đất trời, vẻ yên bình của đất nước đằng sau những phố xá ồn ào với mong muốn con sẽ cảm nhận được và biết trân trọng

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 46

những giá trị cuộc sống mà hôm nay con được thừa hưởng, từ đó dạy con biết ước mơ. Những ước mơ được ươm mầm từ tình yêu đất nước, sẽ cho con lớn lên thành người có ích. Cũng có khi bà ngẫm về cuộc đời và dốc bầu tâm sự cùng đứa con yêu như thể trao hết yêu thương, và nhắn gửi cho con những bài học quý giá được chắt chiu từ chính những trải nghiệm của cuộc đời mình:

Tình yêu sẽ chờ con sau tháng năm kia khi đón gặp xin con đừng hờ hững chỉ một chút yếu hèn toan tính

con có thể lạc đi hạnh phúc suốt cuộc đời mình

(Trò chuyện)

Hạnh phúc, đó là điều không dễ nắm bắt. Giữa muôn nỗi mất còn, chúng ta sẽ hiểu được những gì đáng quý nhất trong cuộc đời để trân trọng và nâng niu. Bởi chỉ một chút yếu hèn thôi chúng ta có thể đánh mất hạnh phúc đời mình. Vì vậy mà điều Ý Nhi muốn dành cho con không chỉ là niềm hạnh phúc mà quan trọng hơn, bà mong con biết đón nhận khi hạnh phúc đến và vững vàng trước sóng gió cuộc đời. Đó cũng là lời nhắn gửi mà bà dành cho con nhân ngày sinh nhật lần thứ 20:

Làm sao con biết được

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 42)