6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Tình cảm với người thân, bạn bè
Thơ là bóng mát che chở con người trên chặng đường dài, là nơi gửi gắm tình cảm và giải tỏa nỗi niềm. Ý Nhi từng nói bà chỉ làm thơ khi nội tâm có nhu cầu. Và có lẽ, đó cũng là quy luật và là điều kiện tiên quyết để những sáng tác
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 44
nghệ thuật trở thành những tác phẩm chân chính, làm xúc động lòng người. Thơ Ý Nhi là vậy, bài thơ nào cũng là nguồn mạch của cảm xúc rất chân thành. Thật cảm động làm sao khi đọc những câu thơ Ý Nhi viết Kính gửi mẹ từ nơi đất
khách quê người:
Sao đêm nay khi đã đi xa
lòng con bỗng bồn chồn quay trở lại
bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi
nỗi mất còn thăm thẳm trong tim.
(Kính gửi mẹ)
Đi khắp những chặng đường dài xa quê hương, trong khoảnh khắc nghĩ về cuộc đời mẹ, nhà thơ thấm thía hơn về nỗi cô đơn trong tâm hồn người mẹ với dáng hình thân thương. Cuộc đời mẹ là một chuỗi dài của những hi sinh, thầm lặng và lo toan. Mẹ “như bến vắng bên sông, nơi đón nhận những con thuyền tránh gió”, và sống cuộc đời hiu quạnh, cô đơn, trong căn nhà nhỏ bé
nơi phố phường với niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ một mình. Mẹ cứ một mình lặng lẽ, mái tóc bạc dần theo tháng năm:
Sao đêm nay se thắt lòng con khi con gặp ánh đèn nơi thành phố nơi mẹ sống, vui buồn sướng khổ chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra.
Cuộc sống bộn bề khiến ta lãng quên đi nhiều giá trị, hững hờ với nhiều điều mà có lẽ điều đáng trách nhất chính điều mà Ý Nhi đang suy nghĩ: sự hững hờ chỉ thấy hạnh phúc của riêng mình là lớn lao mà quên đi những nỗi xót xa của mẹ. Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Và chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có những phút đắng lòng xót xa khi nghĩ về mẹ như Ý Nhi, nhất là với những ai đã từng có niềm hạnh phúc được mẹ.
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 45
Ý Nhi cũng viết về con bằng một tình cảm đặc biệt. Hiếm có câu thơ nào cô động mà đầy đủ ý nghĩa như câu thơ bà viết cho con: “Con – sự cân bằng/
trên sợi dây hạnh phúc cheo leo”. Hai câu thơ hàm súc được trưng cất từ những
trải nghiệm sâu sắc khi nghĩ về con, tạo nên một định nghĩa giàu chất chiêm nghiệm. Bà dành cho con một vị trí quan trọng trong cuộc đời, bởi giữa những bộn bề của cuộc sống thì con chính là điểm tựa hạnh phúc của cha mẹ! Đó cũng chính là tâm sự được cất lên từ sâu thẳm trái tim người mẹ trẻ khi phải xa con biền biệt trên dặm dài công tác:
Mẹ đi xa mấy dặm đường
Trong bao cảnh lạ vẫn thường có con Mẹ đi cùng với bao người Bao miền đất bao vùng trời lạ quen
Tình yêu như lửa mới nhen Mà năm tháng sẽ bừng lên sắc hồng
Chắt chiu mẹ giữ trong lòng Đem cho con nỗi ước mong một đời.
(Viết cho con trên đường đi công tác)
Trong muôn vàn nỗi nhớ và sự quan tâm thì có lẽ con luôn là niềm khắc khoải và sự quan tâm lớn nhất. Nỗi niềm của bà mẹ trẻ cho chúng ta cảm nhận được những giá trị hạnh phúc của cuộc đời. Thật gần gũi và giản dị! Như lúc xa con, người mẹ mong cho con giấc ngủ no say, mong cảm nhận được hơi ấm của con, được thấy con cười và ngắm đôi mắt nhìn trong sáng thơ ngây, được nắm lấy bàn tay nhỏ xinh mà con yêu đang vẫy chào mẹ. Bài thơ xúc động bởi tình mẹ chứa chan, luôn chắt chiu từng ước mơ và những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời con. Có lần bà đưa con ra ngoại ô, cho con một không gian khoáng rộng để có thể tận hưởng vẻ bao la của đất trời, vẻ yên bình của đất nước đằng sau những phố xá ồn ào với mong muốn con sẽ cảm nhận được và biết trân trọng
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 46
những giá trị cuộc sống mà hôm nay con được thừa hưởng, từ đó dạy con biết ước mơ. Những ước mơ được ươm mầm từ tình yêu đất nước, sẽ cho con lớn lên thành người có ích. Cũng có khi bà ngẫm về cuộc đời và dốc bầu tâm sự cùng đứa con yêu như thể trao hết yêu thương, và nhắn gửi cho con những bài học quý giá được chắt chiu từ chính những trải nghiệm của cuộc đời mình:
Tình yêu sẽ chờ con sau tháng năm kia khi đón gặp xin con đừng hờ hững chỉ một chút yếu hèn toan tính
con có thể lạc đi hạnh phúc suốt cuộc đời mình
(Trò chuyện)
Hạnh phúc, đó là điều không dễ nắm bắt. Giữa muôn nỗi mất còn, chúng ta sẽ hiểu được những gì đáng quý nhất trong cuộc đời để trân trọng và nâng niu. Bởi chỉ một chút yếu hèn thôi chúng ta có thể đánh mất hạnh phúc đời mình. Vì vậy mà điều Ý Nhi muốn dành cho con không chỉ là niềm hạnh phúc mà quan trọng hơn, bà mong con biết đón nhận khi hạnh phúc đến và vững vàng trước sóng gió cuộc đời. Đó cũng là lời nhắn gửi mà bà dành cho con nhân ngày sinh nhật lần thứ 20:
Làm sao con biết được
phía trước kia là biển, là rừng, là lũng sâu hay đầm lầy
nhưng dù sao
phải đi đến cùng con đường ta đã chọn
dù phải đi
như người nghệ sĩ trên chiếc dây căng qua khoảng trống.
Cân bằng
cân bằng
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 47
Cuộc sống không ngừng chuyển biến, có ai biết được ngày mai sẽ ra sao, cũng khó mà chắc chắn điều gì sẽ đến. Chính vì vậy, điều nhà thơ nhắn nhủ với con đó chính là nghị lực và lòng can đảm, dù phía trước có thể là biển, là rừng, hay hố sâu đầm lầy thì vẫn phải vững vàng bước tiếp. Những lúc ấy, con cần lưu tâm là sự cân bằng. Cân bằng để không vấp ngã, không lạc mất chính mình giữa dòng đời đầy chông gai. Ý Nhi từng có những câu thơ thật giản dị, những suy nghĩ rất chân thành khi viết thơ tặng người cháu ở phương xa:
Chẳng thể đến được cùng
nẻo đường kia mới lạ
cô xin tặng câu thơ
để cháu làm chiếc lá
để cháu làm bóng mây
một mai khi đời cháu
gặp độ đường không cây
(Thơ tặng cháu)
Không có gì quý giá để tặng cháu, cũng không thể theo chân cháu đến những miền xa, nhưng cô sẽ là điểm tựa tinh thần khi cháu mỏi mệt. Trong bài thơ Gửi cháu Lâm Ngọc Quỳnh Anh, Ý Nhi cũng thể hiện những tình cảm thật trìu mến cùng những lời nhận xét mộc mạc:
Bác chẳng biết chi trò bói toán cũng chẳng phải nhà tiên tri nhưng mà cháu ấy mà
nhất định có trái tim đa cảm nhưng mà cháu ấy mà
cháu rất là bướng bỉnh phải thế không Quỳnh Anh
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 48
Và đặc biệt, với đồng nghiệp, Ý Nhi luôn dành cho họ những tình cảm thân thiện. Những câu thơ Ý Nhi viết về Khánh- người phụ nữ giản dị với công việc cũng hết sức bình dị nhưng lúc nào chị cũng thật đáng trân trọng. Bởi giữa những tâm hồn tăm tối đầy ham muốn, Khánh lại hiện diện với tâm hồn trong trắng, hồn nhiên và thủy chung. Giữa nơi người ta bám vào tên tuổi, Khánh là người vô danh. Giữa chốn ồn ào, chị lại xuất hiện trong im lặng, với đôi tay trinh trắng, dịu dàng, kiên nhẫn. Và có lẽ, ít có ai tinh tế như nhà thơ có thể nhận ra vẻ đẹp bình dị ấy giữa cuộc sống bộn bề.
Ý Nhi là người sống nhiều trong những hoài niệm. Bà từng bọc bạch rằng bà rất ít bạn. Nhưng những nối nhớ về bạn bè lại da diết làm sao! Đó là khi nhớ về Lệ, người bạn thủa cùng nhau tết tóc đuôi sam, áo trắng tới trường. Bao kỷ niệm về lớp học giữa đồi gió lùa qua vách nứa, và những con đường mòn dấu chân:
Ngỡ như vẫn cùng nhau đường Đại Từ đất đỏ đồi lưa thưa hoa lau rừng ngút ngàn nỗi nhớ.
(Với Lệ)
Có nỗi nhớ lại đi vào giấc mơ như trong Chiêm bao gặp Xuân Quỳnh, từ
nụ cười, ánh mắt nhìn còn thăm thẳm, đến bóng người về những bước đơn côi trên đôi chân trần suốt một đời vội vã. Nghe tiếng nhà thơ gọi “Quỳnh ơi” thảng thốt và bâng khuâng làm sao! Ý Nhi cũng thừng gọi nhà thơ Huỳnh Văn bằng cái tên thật thân mật: Anh Jo. Và với những người mà Ý Nhi yêu mến, ngưỡng mộ, giọng thơ Ý Nhi trở nên đầy tiếc nuối khi nghĩ về sự ra đi im lặng của nghệ sĩ ấy, vội vã như cố giữ cho riêng mình điều bí mật:
Rồi cả rượu
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 49 rồi cả những thâm giao
cũng chẳng còn níu giữ được anh Anh để lại trong lòng bàn tay chúng tôi chén rượu trần gian
giọt giọt âm thầm lệ ứa.
(Nhớ Anh Jo)
Có lần gặp nhà văn Nguyên Hồng trên một chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng, dáng điệu của “một lão nông về quê sau một chuyến đi xa, một viên
chức bậc trung giữa đường công vụ, tay khư khu ôm chiếc túi cũ sờn” cũng làm
nhà thơ ấn tượng mãi.
Ý Nhi đặt tên cho một tập thơ của mình với tựa đề Gương mặt mà ở đó,
nhà thơ thể hiện biệt tài khắc họa chân dung đốc đáo. Mỗi gương mặt được nhắc tới đều mang một dấu ấn và dòng tâm sự đặc biệt của nhà thơ. Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc tới những nghệ sĩ, những đồng nghiệp, những người mà nhà thơ ngưỡng mộ. Tưởng nhớ Bùi Xuân Phái, Ý Nhi trải lòng mình với bài Khóc bác Bùi Xuân Phái. Từ nơi xa cách Hà Nội hàng ngàn cây số, bằng tấm lòng thành kính, Ý Nhi thắp nén nhang kính dâng hương hồn và ngẫm về cuộc đời người nghệ sĩ một đời lặng lẽ giữ gìn cho một Hà Nội thanh cao:
Đời bác bao thăng trầm
bao ngặt nghèo buồn khổ
bác vẫn đem bức tranh mới nhất làm quà
vẫn đón bạn bè với chén rượu trên tay
vẫn nhẹ bước qua những phố mùa đông quạnh vắng.
Có lẽ, với người dân Hà Nội hôm nay và mãi mãi mai sau, bác sẽ luôn là một phần của quan trọng trong tiềm thức, đặc biệt là mỗi lần được chiêm ngắm vẻ đẹp của những bức tranh nghệ thuật độc đáo về Hà Nội. Chính vì vậy mà
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 50
thật không đơn giản để bù đắp cho sự mất mát ấy khi một người họa sĩ tài năng ra đi mãi mãi. Cũng vẫn dòng cảm xúc ấy, tấm lòng cảm phục ấy, Ý Nhi tưởng niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng qua những bức tranh sơn dầu nổi tiếng một thời và đặc biệt là Dương Bích Liên, người họa sĩ dấn thân và hiến dâng cho nghệ thuật đến mức lơ đãng, quên cả đời sống hạnh phúc tình cảm riêng tư của mình. Dương Bích Liên từng chia sẻ: Đời không hiểu tôi và tôi cũng không hiểu đời, vì thế nên tôi xin thu mình nhỏ lại. Và Dương Bích Liên trở thành người xa lạ với mọi lời khen chê trên báo chí, tránh xa “những dư luận dài dòng” và
“những chức tước, tiếng tăm”. Có lẽ, đó là cách để một người nghệ sĩ thực thụ có thể tiếp cận được cái đẹp chân chính. Vốn là bạn cùng học từ thời là sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương với Bùi Xuân Phái, họ rất thấu hiểu và cảm thông những quan điểm nghệ thuật của nhau, ngay cả đôi khi họ có những khác biệt về suy nghĩ. Và cả hai người nghệ sĩ này đã cống hiến cho nền hội họa của nước nhà nhiều bức tranh đặc sắc mà giới hội họa khái quát lại ở bốn từ ngắn gọn: Phố Phái Gái Liên. Nhắc tới Bùi Xuân Phái là nhắc tới những bức tranh phố cổ Hà Nội độc đáo, còn Dương Bích Liên lại làm ngất ngây lòng người bằng những bức chân dung thiếu nữ tuyệt vời.
Có lẽ, hiếm có nhà thơ nào lại viết nhiều chân dung nghệ sĩ như Ý Nhi. Họ là những đại sứ đích thực đã âm thầm hi sinh vì nghệ thuật. Các nhân vật của Ý Nhi thật đáng kính và dường như ai cũng giản dị, lặng lẽ cống hiến cho cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà trước sự ra đi của những nghệ sĩ tài năng, Ý Nhi cảm nhận sự mất mát thật lớn lao. Cả với những tên tuổi của thế giới chưa từng một lần gặp mặt và còn khá xa lạ với độc giả của Việt Nam như nữ nhà thơ Nga Marina Xvetaeva, Ý Nhi cũng dành một sự chia sẻ đặc biệt. Bà viết bài thơ
Xvetaeva - Người yêu, để bày tỏ sự cảm thông với nhà thơ đã khuất: Chưa một lần gặp gỡ
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 51 bà chỉ nghe vang lên một cái tên yêu dấu
và đôi môi run rẩy thầm thì nhắc lại. Chưa một lần gặp gỡ hằng đêm
bà nguyện cầu sự bình yên cho người ấy.
Ý Nhi là vậy, đằng sau vẻ bề ngoài ít giao du, luôn tránh xa những ồn ào và thu mình với cuộc sống là một tâm hồn đầy trăn trở, ưu tư mà giàu xúc cảm. Ở một góc tâm hồn, chúng ta còn có thể khám phá Ý Nhi, con người luôn khao khát tìm kiếm sự bình yên.
2.2.2. Tình yêu - nỗi khao khát bình yên.
Ở mọi thời đại thì tình yêu vẫn luôn là mảng đề tài quan trọng không thể thiếu trong thơ ca. Và một tất yếu “Khi thơ đào sâu đến tận cùng diện mạo của cái tôi, của cái Riêng và cái Cá Nhân, bao giờ người ta cũng bắt gặp chủ đề tình yêu” [48]. Thơ tình cũng là một chủ đề sinh động của thơ Ý Nhi nhưng thơ tình của bà hiếm bài được viết theo kiểu giãi bày cảm xúc nồng nàn mà ta quen gặp trong thơ của một số nhà thơ nữ cùng thời như Đàm Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ hay như trong thơ Xuân Quỳnh. Thơ Ý Nhi nghiêng về mô tả một cảm giác nảy sinh trong một tình huống cụ thể vừa như đặt mình trọn vẹn trong khoảnh khắc đầy tâm trạng ấy, vừa như bình tĩnh tách ra, lặng lẽ nghiêng tai đón đợi tiếng vọng từ sâu thẳm:
Thật buồn
khi trở về trên chuyến xe cuối cùng thành phố đã ngủ yên
Thật buồn trước lá xuân trước nắng
Phong cách thơ Ý Nhi
Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 52 Thật buồn khi thơ viết không người đọc
khi gọi không ai đáp lời khi biết mình yêu.
(Không đề)
Nhiều bài thơ tình của bà được viết với những cảm xúc bắt nguồn từ ký ức, và những hoài niệm. Ngay cả hình tượng người tình và tình yêu cháy bỏng, dịu ngọt cũng được khắc họa từ một miền ký ức xa xưa. Mỗi người nghệ sĩ đều có một hình tượng người tình lý tưởng của riêng mình mà như cách gọi của nhà thơ Hoàng Cầm thì đó chính là Nàng thơ – người tình lý tưởng của hồn thơ. Thơ Ý Nhi cũng xuất hiện bóng dáng người tình lý tưởng, với những phẩm chất can trường mà hào hoa cùng vẻ đẹp tinh thần riêng, luôn khắc sâu trong tiềm thức của nhà thơ và trở thành nỗi mong chờ, khát vọng của cuộc đời. Ý Nhi là vốn là người rắn rỏi, từng trải qua nhiều sóng gió cuộc đời. Nhà thơ tự thấy mình đã: “Qua núi đá/cỏ gai/bùn lầy, gió cát”, cũng đã từng: “nghèo khó/ đơn
sơ/ cực nhọc”, “từng bị lừa dối/ phản trắc” và chịu bao sự va đập ở đời: “Tôi
đã qua bao ước vọng không thành/ bao lựa chọn ngặt nghèo/bao thương tổn”.
Nhưng là phụ nữ, không ai có thể tránh khỏi những phút yếu lòng, Ý Nhi khao