Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.Giọng điệu thơ

Thơ ca là sản phẩm sáng tạo của mỗi cá thể, mỗi tâm hồn. Mỗi tác giả có cách thể hiện và cách biểu đạt riêng. Bên cạnh ngôn từ, hình ảnh thì giọng điệu là một phạm trù của thi pháp học và làm nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà thơ.

Giọng điệu “phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và những thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có tác dụng truyền cảm đến người đọc...” [9, tr.134]. Mỗi thể loại có những đòi hỏi và yêu cầu riêng đối với giọng điệu thể hiện. Trong thơ ca, có thể đan xen và pha trộn nhiều chất giọng khác nhau và có những biến thái phong phú.

Giai đoạn sau năm 1975, Chế Lan Viên từng viết “Giọng cao bao năm giờ anh hát giọng trầm”. Cái thiết tha, sâu lắng, trầm buồn và trăn trở của cái tôi nội

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 92

cảm được biểu hiện rõ. Những suy tư cá nhân đi vào thơ một cách tự nhiên và mang nhiều cung bậc khác nhau. Nhà thơ đứng trong chính cuộc đời này để bộc bạch, giãi bày tình cảm và chính điều ấy tạo nên những thay đổi căn bản - chất giọng độc thoại tâm tình.

Giọng điệu thể hiện rất rõ cái tôi nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Thơ Ý Nhi không tạo được giọng điệu riêng ngay từ đầu. Một phần có lẽ vì Ý Nhi làm thơ từ sớm nhưng mức độ lại không tập trung. Ý Nhi dần tạo được giọng điệu qua từng mốc thời gian mà rõ rệt nhất là từ tập Người đàn bà ngồi đan (1985).

Có thể nói đó là một giọng điệu mới lạ trên thi đàn văn học Việt Nam thời bấy giờ. Trần Thụy Nhã trong một bài viết có đánh giá: “Thơ Ý Nhi không làm duyên, không tạo dáng, không lu bu như giọng điệu của nhiều nữ sĩ khác”. [57]. Vậy giọng điệu đó là gì? Qua khảo sát tuyển thơ Ý Nhi, chúng tôi đi tới khái quát về giọng điệu thơ Ý Nhi với một số đặc điểm nổi bật đó là giọng suy tư, trầm lắng,điềm tĩnh mà xót xa. Giọng điệu ấy gắn liền với cặp mắt nhìn đời thâm trầm, với cái tôi trăn trở không lúc nào nguôi yên.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 95)