Giọng suy tư, trầm lắng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Giọng suy tư, trầm lắng

Nếu như nữ thi sĩ Xuân Quỳnh để lại cho đời những bài thơ mượt mà với giọng thơ sôi nổi, mãnh liệt thì Ý Nhi lại đem đến một giọng điệu riêng của trầm lắng suy tư. Đọc thơ Ý Nhi, chúng ta hiểu vì sao mà khó có nhạc sĩ nào có thể phổ nhạc cho những bài thơ của bà, không thể hát cũng chẳng thể ngâm, và thậm chí là “không thể đọc một lần mà hiểu”. Người đọc luôn phải vừa đọc vừa suy ngẫm bởi thơ Ý Nhi tràn đầy chất nghĩ. Nó ẩn chứa trong từng lớp ngôn ngữ hình tượng, trong từng vấn đề mà nhà thơ đặt ra và phản ánh. Cảm hứng thế sự với những vấn đề thời cuộc và đạo đức bản thân nó đã chất chứa nhiều chất nghĩ, nhiều suy tư trăn trở. Từ một vấn đề, nhà thơ để suy nghĩ của mình chạy theo những mạch ngầm suy nghĩ mới, nó bộc lộ quan điểm và nhân sinh quan của nhà thơ qua cái nhìn xuyên thấu của những trường liên tưởng độc đáo.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 93

Vấn đề không còn đơn giản là cái mà nhà thơ đang tri giác mà còn là cái “bóng” của những sự vật đang hiện hữu và được phản ánh. Đơn giản như khi nhà thơ theo dõi một trận đấu cờ vua, nhà thơ quan sát từng quân cờ trên bàn cờ mà suy luận ra cả một thế cuộc, những vấn đề của chiến thắng, vinh quang, của may mắn và rủi ro, của nhân phẩm con người với “lòng can đảm của người anh hùng đi đến cái chết/ và sự hèn nhát của kẻ đi tìm danh vọng”. Người đọc luôn

bị cuốn theo những chiêm nghiệm ấy của nhà thơ. Có lẽ, hiếm có ai như Ý Nhi khi nhìn thấy một số điện thoại trên đường mà lại đưa ra hàng loạt các phỏng đoán dựa vào mã số: người ấy sống trong căn hộ ba buồng, có nhiều sách vở, thậm chí là sở thích và quê quán của họ. Rồi cả những chuyện đời thường như “hoa loa kèn nhiều và rẻ”, nhà thơ nghĩ đến “Thẩm mỹ môi trường Hà Nội”.

Chuyện anh bán rắn bên hồ Thuyền Quang cầm con rắn trên tay mà như đang “cầm giữ cái ác”. Và rất nhiều, rất nhiều vấn đề của cuộc sống được đặt ra. Mỗi bài thơ Ý Nhi viết đều chất chứa những dòng suy tư. Nhà thơ nghĩ về Đất nước, về Nhân Dân về sự hi sinh của những người con anh hùng đã ngã xuống và nằm lại trên Cát cùng với giá trị vĩnh hằng. Nhà thơ nghĩ về mẹ với cuộc đời sương gió cô đơn và tự trách giận chính bản thân, nghĩ về con như sự cân bằng trong cuộc sống, nghĩ về anh như cõi về bình yên, và nghĩ về niềm hạnh phúc, khổ đau:

Ý nghĩ về hạnh phúc bền vững hơn hạnh phúc ở giữa đời

ý nghĩ về niềm vui lớn hơn niềm vui có thực

và nỗi đau trong ta ghê gớm hơn những gì ta có thể giãi bày

(Những cây sồi bên hồ Thuyền Quang)

Giọng thơ dường như luôn giữ ở cung bậc trầm lắng như sự sâu lắng của chính tâm hồn người đàn bà đã bước qua những mưa nắng cuộc đời, thấu hiểu nhiều lẽ và đang bình tâm nhìn lại. Ý Nhi cũng sống nhiều trong hoài niệm. Hoài niệm đưa nhà thơ trở về với quá khứ bình yên, với những tháng ngày của tuổi thơ xa tít tắp, những tháng ngày gian khổ bên cùng đồng đội, và cả những

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 94

kỷ niệm khi hạnh phúc cùng “anh”... để rồi nuối tiếc, để xót xa và vỡ òa trong nỗi niềm khắc khoải. Có lẽ vì thế mà giọng thơ càng trở nên trầm lắng, suy tư. Những bài thơ như Nhớ Hải Phòng, Về Thái Nguyên, Ký Ức, Gặp lại bé, Về Trung du tháng rét, Quảng Bình... là những minh họa rõ nét nhất cho những ký

thác sâu lắng khi ngoái nhìn lại quá khứ của nhà thơ. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy một đặc điểm nữa trong thơ Ý Nhi là sự kìm nén cảm xúc. Thơ là cảm xúc khởi phát tự trái tim vậy mà với Ý Nhi, nhiều bài thơ “duy lý ra mặt”. Với Ý Nhi, những cảm xúc nồng nhiệt dường như luôn đi cùng ý thức tiết chế. Và chính cách nhìn nhận tỉnh táo, rạch ròi giúp nhà thơ dễ dàng khách quan hóa nội tâm để thấu hiểu hơn những nỗi niềm trong cõi lòng “xao xác” của mình. Ngay cả những bài thơ tình mà lẽ ra, người ta sẽ cảm được sự say đắm nồng nàn với những nỗi nhớ da diết thì với Ý Nhi dường như những cảm xúc vẫn bị giấu kín, và chỉ nhẹ nhàng trong những kỷ niệm dịu êm: Em nhớ anh/ngày tháng/âm thầm (Ký ức), ngay cả khi hạnh phúc vô cùng khi gặp được anh, như sự run rủi

của số phận, thì cũng chỉ là:

Em lặng lẽ kêu gọi

lặng lẽ cầu xin

lặng lẽ chờ mong

lặng lẽ vỡ òa thành lệ

(Năm lời cho bài hát)

Và chắc hẳn, giọng thơ cũng khó mà sôi nổi, ồn ào được khi mà trong nhà thơ luôn thường trực một nỗi lo âu. Thậm chí, nỗi lo âu càng khiến giọng thơ trở nên trầm lắng hơn.

Và một đặc điểm nữa chúng ta dễ nhận thấy đó sự phù hợp tất yếu của thể thơ tự do không vần cùng cách ngắt nhịp không tuân theo quy tắc nào của Ý Nhi đã góp phần thể hiện thành công hơn những dòng suy tư trăn trở của tác giả. Mỗi dòng thơ là một nhịp, có những câu ngắn chỉ có một đến hai từ nhưng sau đó lại là những dòng thơ dài miên man như sự tuôn chảy không ngừng của

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 95

ý nghĩ: “Ra đi/ như con thuyền rời bến khi ngày vừa rạng/.../ Ra đi/ như chiếc bình sứ lộng lẫy trong tủ kính sáng đèn/.../ Ra đi/ như người đàn bà đi khỏi mối tình của mình” (Dự cảm). Nhưng ngày cả khi có những câu ngắn dài xen kẽ,

hay khi dồn dập liên tục những câu hỏi, những điệp từ, điệp ngữ thì khi đọc thơ Ý Nhi, ta vẫn thấy sự nhất quán của giọng điệu trầm lắng ấy. Sự trầm lắng được mặc định bởi một hồn thơ trầm tĩnh, thậm chí có lúc khách quan đến lạnh lùng.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 96)