Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Ngôn ngữ thơ

“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki). Ngôn ngữ sử dụng trong văn học là ngôn ngữ của nhân dân được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn nên ngoài tính nhân dân, ngôn ngữ còn mang dấu ấn chủ quan của tác giả. Tuy nhiên, dù cùng là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những đặc trưng khác nhau. Trong thơ, ngôn ngữ có những đòi hỏi khắt khe riêng, đòi hỏi sự hàm súc, gợi tả, giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng… Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong bài viết Thơ là gì có xu

hướng giải thích thơ dựa trên cấu trúc ngôn ngữ: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn từ này, tức là đối lập hẳn với ngôn ngữ hàng ngày”. Ở văn xuôi tự sự, ngôn ngữ mang tính tạo hình được đề cao, trong khi đó, ngôn ngữ thơ chú trọng tới việc bộc lộ thế giới của cái tôi nội cảm bên trong của con người.

Phong cách thơ Ý Nhi

Nguyễn Thị Tuyên Lớp Cao học Văn K53 75

Ngôn ngữ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Thông qua ngôn ngữ, chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh thần của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn… sẽ đến được với người đọc”. Và vì vậy mà ngôn ngữ là công cụ thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách cũng như tài năng của nhà văn.

Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Ý Nhi, chúng ta thấy nổi bật đặc điểm thơ trữ tình điệu nói chi phối đến ngôn ngữ được sử dụng ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ đời thường với vốn từ thuần Việt khiến cho thơ Ý Nhi rất gần gũi với thực tế. Từ lối kể, lối tả đến cách xưng hô đều dẫn dụ đến thứ ngôn ngữ giản dị thân quen. Nhưng càng về sau, thơ Ý Nhi càng gia tăng thêm chất nghĩ trong thơ bởi đã “từ bỏ sự giãi bày nặng chất duy cảm buổi đầu, chị bước nhanh tới những lời thơ tiết chế nặng chất suy tư” [49]. Nói như vậy có nghĩa là ở ngôn ngữ thơ Ý Nhi, chúng ta thấy hai đặc điểm nổi bật, vừa là thứ ngôn ngữ đời thường giản dị, lại vừa mang xu hướng khái quát, đậm chất triết luận.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 78)