Tình hình về lứa tuổi chưa thành niên

Một phần của tài liệu Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay (Trang 65)

8. Kết cấu luận án

2.2.1. Tình hình về lứa tuổi chưa thành niên

Theo số liệu dự báo của Tổng cục thống kê nhà nước Việt Nam, lứa tuổi chưa thành niên (đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) chiếm khoảng 11% dân số cả nước.

Người chưa thành niên là lứa tuổi trung gian, chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn, lứa tuổi này tuy rất ngắn so với cuộc đời của mỗi con người nhưng lại có nhiều biến động về mặt thể chất và tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi đang định hình và phát triển nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc, đặc biệt là quan điểm sống, thế giới quan chưa rõ ràng, sự phát triển về mặt xã hội cũng chưa được xác định. Hầu hết những người chưa thành niên còn đang phải sống phụ thuộc vào cha mẹ, chưa có vị trí kinh tế độc lập, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người công dân về mặt pháp luật.

Người chưa thành niên ngày nay được sống trong môi trường văn hoá hết sức phong phú, đa dạng, mà các thế hệ trước không có được. Sự phong phú đa dạng đó có sự tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá tinh thần và lối sống của họ. Với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, tạp chí, truyền hình đều tăng số lượng, thời

lượng...) , người chưa thành niên được tự do tiếp nhận thông tin nhiều chiều một cách nhanh chóng, giúp họ mở mang tri thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới.

Đầu những năm 1990, có nhiều ý kiến cho rằng có một bộ phận những người chưa thành niên đang mất phương hướng, định hướng lý tưởng không rõ ràng... Đến nay, vẫn còn tồn tại ý kiến lo lắng rằng người chưa thành niên ít quan tâm đến chính trị, quá quan tâm đến kinh tế, ... ở một góc độ nào đó, phải thừa nhận rằng sự khủng hoảng và tan rã của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, kết hợp với những khó khăn kéo dài của đất nước ta về kinh tế-xã hội, sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường và mở cửa đã tác động không nhỏ đến nhận thức và thái độ chính trị của người chưa thành niên. Điều quan trọng nữa là phương pháp và thái độ đánh giá phải thực sự khách quan khoa học. Nhìn chung, người chưa thành niên đều có nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với việc học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành người có ích cho xã hội. Về tình hình học tập của người chưa thành niên so với những năm trước có sự phát triển cả về chất lượng và số lượng.

Chất lượng giáo dục cũng được nâng cao, tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp các cấp đạt tỉ lệ cao (theo thống kê của Trung tâm Thông tin Quản lý Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2000, năm học 1996 - 1997 tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học là 96,69%, trung học cơ sở là 90,17%, phổ thông trung học là 92,76%). Người chưa thành niên ngày nay cũng rất nhanh nhạy, ngoài việc học kiến thức cơ bản trong nhà trường, các em còn tích cực học thêm ngoại ngữ, tin học... để trang bị những kiến thức cần thiết cho hành trang vào đời sau này. Hiện nay giữa các vùng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ người lớn biết

chữ và tỷ lệ học sinh đến trường. Mức chênh lệch giữa nông thôn và thành thị về trình độ giáo dục khá sâu sắc. Trong khi khu vực thành thị có 47% dân số tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở trở lên thì ở nông thôn tỷ lệ này chưa đến 30%. So với khu vực nông thôn, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học ở thành thị cao gấp ba lần. Xét về mặt trí tuệ thì khả năng của học sinh nói chung, người chưa thành niên nói riêng, của Việt Nam không thua kém các bạn cùng trang lứa trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả xuất sắc của các em học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi quốc tế về toán, lý, hoá, tin học, cờ vua... Tuy nhiên, việc học tập của người chưa thành niên cũng có những vấn đề rất đáng lo ngại. Đó là tỷ lệ người chưa thành niên bỏ học và mù chữ khá cao. Đây là điều đáng báo động đối với một đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với bộ phận người chưa thành niên có khả năng và điều kiện học tập thì mong muốn của họ là học lên cao để sau này có một nghề nghiệp ổn định, lương cao và không phải vất vả. Đối với những người chưa thành niên không có khả năng, điều kiện để học lên cao thì các em thường chọn các nghề đào tạo ngắn hạn khoảng vài tháng để nhanh chóng kiếm việc làm như sửa chữa xe máy, uốn tóc, vv...

Nhìn chung, việc chọn ngành nghề của các em chủ yếu vẫn là cảm tính và theo dư luận xã hội về các nghề chứ chưa thực sự dựa vào năng lực, sở thích của bản thân và nhu cầu lao động của xã hội. Tâm lý chung của các em chủ yếu vẫn là thích những nghề an nhàn, học xong dễ kiếm việc làm và có thu nhập khá. ở nước ta, việc sử dụng lao động ở lứa tuổi chưa thành niên còn khá phổ biến, đặc biệt là khu vực sản xuất nông nghiệp; ở những địa phương có nghề phụ, nghề truyền thống thì việc sử dụng lao động ở người người chưa thành niên còn cao hơn nữa và ở những làng nghề truyền thống này, những người chưa thành niên bỏ học dở chừng để làm nghề chiếm số đông. Hiện nay, tình trạng các em ở nông thôn bỏ việc lên thành phố để kiếm việc làm

đang là vấn đề báo động. Lao động chưa thành niên ở thành phố chủ yếu là lao động phổ thông giản đơn và công việc thường không ổn định, thu nhập thấp. Những người chưa thành niên ở nông thôn ra thành phố làm việc thường dễ bị lạm dụng, bóc lột sức lao động, dễ bị sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, vì các em phải tự lập quá sớm, sống thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và các tổ chức xã hội, không có sự quản lý, giáo dục, kiểm tra, giám sát các em. Trong số người chưa thành niên, nói chung còn có khá nhiều người bị thiệt thòi và có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như: mồ côi, lang thang, tàn tật... Vấn đề đặt ra đối với các em hiện nay là làm sao động viên và giúp đỡ, chăm sóc để các em không bị thiệt thòi và có cơ hội phát triển như các em khác, không để các em bị phát triển lệch lạc. Các em có hoàn cảnh khó khăn phần lớn là mồ côi, tàn tật, lang thang, các em sẽ sống bươn chải trên đường phố tự kiếm sống, thiếu sự nuôi dạy, chăm sóc giáo dục của gia đình, của người lớn. Trong hoàn cảnh như vậy, các em rất dễ bị xúi giục làm những việc phi pháp như móc túi, trộm cắp, nguy hiểm hơn có thể vận chuyển hàng lậu, nhất là ma tuý.

Một phần của tài liệu Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)