0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Những quan điểm tiền mác xít về tội phạm

Một phần của tài liệu NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA VIỆC VI PHẠM PHẠM LUẬT CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY (Trang 34 -34 )

8. Kết cấu luận án

1.3. Những quan điểm tiền mác xít về tội phạm

Các tác phẩm của các nhà nghiên cứu tiền mác xít đã đặt những cơ sở bước đầu cho việc xem xét tội phạm như là một hiện tượng xã hội liên quan tới những mâu thuẫn và thiếu sót của chế độ xã hội. Trong các tác phẩm này đã có những cố gắng đưa ra các luận cứ cho rằng những biện pháp phòng ngừa có tính cách xã hội đối với tội phạm là biện pháp có hiệu quả hơn là hình phạt tội phạm. Tuy nhiên, các nhà cách mạng dân chủ mặc dù đã vạch trần các tội phạm trong chế độ phong kiến, phê phán những cơ sở của chế độ phong kiến, nhưng họ vẫn còn đứng trên lập trường duy trì giai cấp bóc lột và bị bóc lột.

Những nhà cách mạng dân chủ của thế kỷ 18 trong các nghiên cứu về tội phạm của mình đã đi theo con đường khác. Sau khi tiếp thu nhiều tư tưởng của những nhà nghiên cứu trước đây trong việc xem xét vấn đề tội phạm, họ đã xuất phát từ tính tất yếu phải dùng cách mạng đập tan những quan hệ xã hội cũ với mục đích để bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Họ chưa đưa ra được những ý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng đã xuất phát từ chỗ là muốn đấu tranh với tội phạm có kết quả, cần phải có cuộc đấu tranh cách mạng với các thế lực bóc lột và bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động bằng cách mạng.

Jean Paul Marat (1743-1793) là nhà nghiên cứu tiêu biểu nhất của hướng này. Marat coi tội phạm là sự vi phạm trật tự xã hội. Một trong những nét chủ yếu khi nghiên cứu tội phạm của Marat là sự khám phá ra thực chất giai cấp của tội phạm, sự phụ thuộc của khái niệm tội phạm với khái niệm trật tự xã hội đang tồn tại. Marat giải thích tính chất phụ thuộc về xã hội và kinh tế của tội phạm, sự phát triển một cách triệt để mối quan hệ không tách rời giữa chế độ xã hội đang tồn tại và các tội phạm đóng vai trò quan trọng. Mặt mạnh chủ yếu trong nghiên cứu về tội phạm của Marat là sự tố cáo không mệt mỏi những tội phạm do chế độ bóc lột gây ra đứng trên lập trường của người lao động và nhân dân bị bóc lột. Đây là một trong những biểu hiện sáng chói nhất, tư tưởng chính trị cách mạng tiên tiến nhất của thế kỷ 18.

Vấn đề tội phạm và đấu tranh chống tội phạm cũng được đề cập sâu sắc trong các tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng. Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng chú ý nhiều đến vấn đề tội phạm về phương diện phê phán xã hội đương thời và về phương diện chứng tỏ những cái hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa như họ nghĩ mà trong xã hội đó vấn đề tội phạm sẽ được giải quyết cơ bản. Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã đi xa hơn nhiều so với các nhà nghiên cứu tiền bối trong việc phát hiện các nguyên nhân gốc rễ của tội phạm, trong mối quan hệ của tội phạm với nền móng của xã hội dựa trên quyền tư hữu và sự bóc lột nhân dân. Họ đã liên hệ việc giải quyết vấn đề tội phạm với việc cải tạo xã hội thành xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng họ không có kiến thức về những quy luật phát triển xã hội vì khái niệm còn rất mơ hồ về con đường chuyển sang chủ nghĩa xã hội.

Linh mục J. Meliere (1664-1725) là nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của Pháp vào nửa cuối thế kỷ 18 đã phê phán một cách gay gắt những cơ sở của xã hội đương thời, đã khám phá ra những mâu thuẫn cơ bản của xã hội đó

mà hậu quả không tránh khỏi của những mâu thuẫn đó là tội phạm. Ông cho rằng con người không có những thiên hướng bẩm sinh về hư hỏng, tội phạm, mà chỉ do những điều kiện được tạo nên bởi việc tổ chức xã hội không đúng đắn. Ông đưa ra ba cội nguồn của tội phạm, đó là: sự bất bình đẳng về địa vị và hoàn cảnh của con người, sự tồn tại những kẻ ăn không ngồi rồi và người ăn xin, sự tồn tại tư hữu tài sản. Do vậy, theo ông, để đấu tranh với tội phạm một cách có hiệu quả cần phải thủ tiêu nguyên tắc về tư hữu tài sản. Trong khi thừa nhận tài sản là nguồn gốc của bất hạnh và tội phạm, ông cho rằng, lý trí của con người sẽ cải tổ lại xã hội một cách cơ bản theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

Nhà triết học, xã hội học Pháp Saint Simon (1760-1825) đã chỉ ra rằng: xã hội tư bản chủ yếu dựa trên những mục tiêu, lợi ích kinh tế, đạt được nhiều tư bản, giá trị thặng dư bằng mọi cách, phần nào lãng quên đi những lợi ích của xã hội, là một trong những nguyên nhân của các vi phạm pháp luật và tội phạm. Trong khi phê phán hệ thống các biện pháp đấu tranh với tội phạm ở các nhà nước tư sản, những người theo trường phái Saint Simon đã nêu một số mặt không hiệu quả của hệ thống này. Theo ý kiến của họ thì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, nhưng họ chưa vạch ra được những biện pháp cụ thể.

Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh Robert Owen (1771-1858) đưa ra quan điểm khát vọng hạnh phúc là vốn có đối với con người. Nếu như hành động của họ bị ảnh hưởng của những điều lầm lạc thì sẽ dẫn họ tới chỗ phạm tội, nhưng nếu như những hành động đó dựa trên sự hiểu biết chân lý, thì sẽ có những hành động có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA VIỆC VI PHẠM PHẠM LUẬT CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY (Trang 34 -34 )

×