Những quan điểm mác xít về tội phạm

Một phần của tài liệu Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay (Trang 37)

8. Kết cấu luận án

1.4. Những quan điểm mác xít về tội phạm

Chủ nghĩa tư bản có vai trò khá to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại, do biết “tự điều chỉnh” và sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua được một số cuộc khủng hoảng và có tiềm năng phát triển kinh tế cao. Nhưng đó không phảI là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, với phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân là một trong những nguồn gốc gây ra tội phạm.

Tuy nhiên , không phải chỉ trong chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện tội phạm. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do những nguyên nhân sâu xa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có những nhược điểm, khuyết điểm, hạn chế của thời kỳ quá độ, chuyển đổi, gây nên những khủng hoảng và làm xuất hiện tội phạm. Đây là một yếu tố khách quan của lịch sử. Giải quyết vấn đề tội phạm trong chế độ xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải khắc phục từng bước cùng với sự phát triển toàn diện, mọi mặt về kinh tế xã hội

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết cách mạng. Nó không ngừng phát triển và hoàn thiện. Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự nhất trí hữu cơ giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Đây là một học thuyết rất khoa học, vì vậy nó không bỏ qua các hiện tượng xã hội phổ biến như tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác. Hơn nữa, giai cấp công nhân, nếu muốn trở thành lực lượng lãnh đạo dân tộc thì ngay từ thời kỳ mới xuất hiện đã phải coi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh xã hội là một trong những mục tiêu phấn đấu của mình để chiến thắng giai cấp tư sản.

Sẽ không thể hiểu được bản chất, tính chất và nguyên nhân tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật nếu như bỏ qua bản chất giai cấp và bản chất xã hội của các hiện tượng này. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có pháp luật và dĩ nhiên là không có vi phạm pháp luật vì những lệch lạc đều được kiểm soát bằng tập tục. Kế thừa có chọn lọc các thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tội phạm tiền mác xít, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã phân tích sâu sắc các nguyên nhân xã hội của tội phạm và các hiện tượng vi phạm an ninh xã hội khác. Những mâu thuẫn đối kháng nằm trong bản chất của chủ nghĩa tư bản đã tạo nên những tiền đề về kinh tế và xã hội của hành vi phạm pháp. Văn hoá và đạo đức tư sản đã tác động trên những tiền đề này. ở trong xã hội tư bản, việc tăng sự giầu có của một số ít người kèm theo sự tăng thêm tình trạng nghèo nàn thất nghiệp vừa làm gay gắt thêm đối kháng giai cấp vừa làm gia tăng tội phạm. Khi đánh giá thế giới tư bản, Mác đã viết: “Tất phải có cái gì thối nát ngay trong lòng của cái chế độ xã hội đã tăng thêm sự giàu có của mình nhưng đồng thời không giảm bớt sự nghèo khổ, cái chế độ xã hội trong đó số tội phạm thậm chí tăng nhanh hơn dân số.”[17, tr. 636]. Trong tác phẩm

Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh, F. Ăngghen đã phân tích rõ sự nghèo

khổ, thiếu thốn, sự vô trách nhiệm của nhà nước đã đẩy những người “đàn ông thì đầu trộm đuôi cướp, đàn bà thì ăn cắp và mãi dâm”, trong khi đó nhà nước ném những kẻ bị đói này vào các nhà tù của mình hoặc “đày đến những trại giam phạm nhân” và “biến những con người bị tước mất bánh mì thành những con người còn bị tước mất cả đạo đức nữa” [18, tr. 665].

Khi đề cập đến những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật, C. Mác và F. Ăngghen đã nhấn mạnh các yếu tố thất nghiệp, bất bình đẳng về xã hội và chủng tộc, sự không đảm bảo vật chất. Kế thừa những tư tưởng của C. Mác và F. Ăngghen, V. I. Lênin đã

đề xuất và đưa vào hiện thực việc tăng cường công tác giáo dục và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân, tạo điều kiện cho việc thủ tiêu các hiện tượng tiêu cực và tội phạm.

Tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật không xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên. Chúng xảy ra ở trong môi trường xã hội con người. Hành vi xâm hại an ninh, trật tự được hình thành từ các hành vi vi phạm đạo đức nhỏ, vi phạm kỷ luật lao động và xã hội. Tất cả những điều này mọi người dân đều có thể nhận thấy được. Vì thế Lênin nhấn mạnh: “Chỉ khi nào quần chúng công nhân và nông dân tự nguyện tham gia một cách có ý thức, với nhiệt tình cách mạng, vào việc kiểm kê và kiểm soát bọn nhà giầu, bọn ăn cắp, ăn bám, bọn lưu manh, thì mới có thể thắng được những tàn dư ấy của các xã hội tư bản chủ nghĩa đáng nguyền rủa, những cặn bã ấy của nhân loại, những phần tử quá ư là thối tha mục nát ấy, cái ung nhọt ấy mà chủ nghĩa tư bản đã để lại cho chủ nghĩa xã hội.” [15, tr. 240].

Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V. I. Lênin đã khái quát và

phát triển những tư tưởng của C. Mác, F. Ăngghen về mối liên hệ giữa tội phạm với chế độ bóc lột đã sinh ra nó. “Khi được giải thoát khỏi sự nô lệ tư bản, khỏi những sự khủng khiếp, hoang dại, lố bịch và đê tiện của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa - V. I. Lênin viết - con người sẽ dần dần quen với sự tuân thủ những cái cơ bản nhất đã tồn tại hàng thế kỷ, hàng ngàn năm nay như quy tắc sống,... mà sự tuân thủ này không cần đến sức mạnh, cưỡng chế, phục tùng, không cần đến bộ máy đặc biệt để cưỡng chế mà người ta gọi là nhà nước” [14, tr. 89]. Tuy nhiên, quá trình tiêu vong nhà nước, pháp luật và các hành vi xâm hại an ninh xã hội là một quá trình lâu dài. Việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sẽ dần dần loại trừ các nguyên nhân xã hội và tâm lý của tội

phạm, các vi phạm an ninh xã hội liên quan đến bạo lực với con người, đến các mâu thuẫn tranh chấp giữa con người.

Là người đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể để tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C. Mác, F. Ăngghen, V. I. Lênin trong điều kiện thực tế Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho lý luận về đấu tranh phòng chống tội phạm, khắc phục các tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật. Khi bàn về tội phạm, Hồ Chí Minh đã nói: “Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng” [*, tr. 89]. Tất cả những cái hại đó cần phải được ngăn chặn kịp thời. Có thể nói tư tưởng về phòng ngừa xã hội của Hồ Chủ Tịch là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)