Phương pháp tiếp cận đề tài

Một phần của tài liệu Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay (Trang 55)

8. Kết cấu luận án

1.6. Phương pháp tiếp cận đề tài

Khi đề cập đến việc nghiên cứu về nguồn gốc của việc vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên, chúng tôi sử dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, hay nói cách khác là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các nguyên nhân bắt nguồn từ xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên. ở đây, chúng tôi nghiên cứu cả những tác động trực tiếp cũng như những tác động gián tiếp lên hành vi lệch lạc của người chưa thành niên.

Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án này theo giả định: một số mặt tiêu cực của xã hội (gia đình, nhà trường và cộng đồng) tác động đến người chưa thành niên làm cho họ mất phương hướng và từ đó có những hành vi lệch lạc.

Xã hội đang phát triển theo nền kinh tế thị trường, tất cả mọi người đều đầu tư thời gian, công sức để tập trung vào làm tốt công việc của mình, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Thời gian đầu tư vào công việc quá lớn sẽ dẫn đến thời gian đầu tư cho con cái (ở đây là người chưa thành niên) của các bậc làm cha, làm mẹ sẽ ít đi, phần nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của người chưa thành niên; và kết quả là gây ra tình trạng mất phương hướng ở người chưa thành niên dẫn đến những hành vi lệch lạc. Đó là một quá trình tác động từ xã hội đến gia đình và từ gia đình đến bản thân người chưa thành niên.

Với cơ sở lý luận chủ yếu là học thuyết mác xít về hình thái kinh tế xã hội, những yếu tố khách quan và chủ quan của nền kinh tế xã hội tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, do đó ảnh hưởng đến người chưa thành niên.

Chúng tôi dự định công trình nghiên cứu này sẽ được thực hiện theo ba hướng tiếp cận sau:

Trước hết cần xác định rõ rằng chúng tôi không nghiên cứu người chưa thành niên là những tội phạm, mà chỉ nghiên cứu những người chưa thành niên đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Đối với người chưa thành niên, người ta thường xét về hai mặt: làm hại người khác và làm hại đến chính bản thân mình. Làm hại người khác là bước đầu của vi phạm pháp luật: trộm cắp, gây rối, vv... Còn làm hại chính mình là không tuân theo sự xã hội hoá được coi là bình thường ở mọi người chưa thành niên còn trong vòng giáo dục của

gia đình và nhà trường, nghĩa là tuy không hại ai, song cũng không làm tròn bổn phận rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, như trông chờ của gia đình, của xã hội. Tưởng rằng hai phạm vi này tách biệt nhau, song chính sự thiếu tu dưỡng bản thân trong lứa tuổi chưa thành niên sẽ dẫn đến hành động làm hại người khác. Do đó, chúng tôi cũng không sử dụng các quan điểm về tội phạm để áp dụng cho người chưa thành niên, mà chỉ sử dụng các quan điểm về lệch lạc. Việc nghiên cứu về lệch lạc có thể đi theo các chiều kích sau đây:

1. Lệch lạc trong các lĩnh vực khác nhau: kinh tế, văn hoá, xã hội (theo nghĩa hẹp của từ này).

2. Lệch lạc tuỳ theo cấp độ tổ chức xã hội: cá nhân, nhóm xã hội, thiết chế.

3. Các nguyên nhân của lệch lạc: do tình trạng thiếu chuẩn, do các mục tiêu văn hoá không phù hợp, do bị gán nhãn.

Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích sâu thêm về các nguyên nhân này: a. Những lệch lạc nảy sinh do tình trạng thiếu chuẩn:

Nước ta bước vào xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa từ cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Nửa thế kỷ không phải là một thời gian dài đối với việc hình thành một chế độ xã hội mới. Những tàn dư của xã hội cũ – cả trong nước cũng như ngoài nước – vẫn hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng đến lối nghĩ, lối sống của mọi người. Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay go, quyết liệt trên mọi lĩnh vực.

Từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, xã hội chịu nhiều biến động khá mạnh: sự di chuyển một bộ phận lớn dân cư, từ nông thôn ra đô thị, từ vùng này sang vùng khác, sự lên xuống thất thường của nền kinh tế. Từ đó, một số luật lệ, định chế của nhiều địa phương bị phá vỡ, kiểu ứng xử sơ cấp (nông thôn) và thứ cấp (đô thị) đan xen, xáo trộn, các thứ tôn giáo cũng có dịp để hoà trộn vào nhau, đồng thời với các dạng mê tín dị đoan. Sự phân tầng xã hội trở nên rõ nét hơn: xuất hiện những thái cực như tiêu xài phá của (ở những người lắm tiền) và kiếm được tiền để tồn tại bằng mọi giá (ở những người cùng quẫn). Cả hai trường hợp đều là nguyên nhân dẫn đến lệch lạc, rồi vi phạm pháp luật.

b. Những lệch lạc do các mục tiêu văn hoá không phù hợp:

Khi mà người ta chạy theo đồng tiền bằng mọi giá (để làm giàu cũng như để tồn tại từng ngày, từng bữa) thì lúc đó xuất hiện sự chênh lệch do khoảng trống giữa mục tiêu văn hoá và các phương tiện để đáp ứng mục tiêu đó, vốn thường là những phương tiện bất hợp pháp. Nền kinh tế thị trường cũng tạo ra nhiều cơ hội cho lệch lạc nảy sinh, từ những lệch lạc nhỏ, dễ được tha thứ, bỏ qua, cho đến những lệch lạc lớn, nghiêm trọng, trở thành tội phạm. Người ta có thể dễ dàng cho qua nhiều vấn đề mà trong nền văn hoá trước đây, người ta không thể nào chấp nhận.

c. Những lệch lạc do bị gán nhãn:

Khi bị cuốn vào vòng xoáy của các hoạt động kiếm tiền, cạnh tranh khốc liệt trong một nền kinh tế thị trường còn có nhiều yếu tố không lành mạnh, người ta thường dễ dàng bỏ qua những cái tốt cũng như cái xấu nếu những thứ đó không thuộc về mình. Người ta dễ dàng tha thứ cho một số lệch lạc (như vừa nói trên đây), song đồng thời, người ta lại cũng sẵn sàng chấp

nhận không cần phân tích nếu như có cái gì đã được coi như định sẵn, chẳng hạn như khi thấy một người đã được coi như tội phạm thì coi như người ấy sẽ suốt đời mang cái danh là tội phạm: cái nhãn đã được gán cho anh/chị ta. Đó cũng chính là một sự tiếp tay cho việc phát triển lệch lạc: không mở đường cho người ta quay trở về với sự không lệch lạc, mà đẩy họ đi tiếp con đường lệch lạc.

Thực trạng vi phạm pháp luật

của người chưa thành niên hiện nay

Một phần của tài liệu Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm phạm luật của người chưa thành niên hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)