0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Các lý thuyết dựa vào các nguyên nhân có tính chất xã hội

Một phần của tài liệu NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA VIỆC VI PHẠM PHẠM LUẬT CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY (Trang 43 -43 )

8. Kết cấu luận án

1.5.2. Các lý thuyết dựa vào các nguyên nhân có tính chất xã hội

Thuyết xã hội phát sinh coi hành vi phạm tội xuất phát từ xã hội và do vậy tập trung vào các yếu tố văn hoá và cấu trúc xã hội làm nảy sinh tội phạm. Thuộc loại này có thể kể đến những lý thuyết chủ yếu dưới đây:

Lý thuyết anomie của Durkheim

Khi nghiên cứu về vấn đề tự sát [88], không bằng bảng hỏi mà bằng số liệu thống kê, Durkheim đã thấy rằng chính ngay khái niệm về tự sát cũng khó xác định, vì nó bao hàm một hiện tượng có những nguyên nhân có thể rất khác nhau. Từ đó, ông đặt ra vấn đề là có những mức độ khác nhau trong việc con người ta hội nhập vào xã hội, và từ đó đề xuất ra khái niệm “anomie” làm cho ông trở thành nổi tiếng. Khái niệm anomie là một trạng thái bị mất sự điều chỉnh bình thường, do người nào đó không hội nhập được vào xã hội vì các nhu cầu của anh ta không khớp với các khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho anh ta để thỏa mãn được các nhu cầu đó.

Lý thuyết anomie được các nhà xã hội học coi là một cách giải thích xã hội học sớm nhất đối với vấn đề lệch lạc. Durkheim cho rằng có một kiểu tự sát bắt nguồn từ một hoàn cảnh gọi là anomie. Ông lập luận rằng, các quy tắc xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cuộc sống của người ta. Chuẩn quy định ứng xử, con người ta biết mình trông chờ cái gì ở người khác và người khác trông chờ ở mình cái gì. Những nỗi vui buồn sướng khổ mà người ta trải qua đều ít nhiều phù hợp với các chuẩn xã hội đã làm cho người ta trông chờ như vậy. Nhưng khi có khủng hoảng hay có những biến

động xã hội lớn lao dữ dội, như phá sản, tiền mất giá mạnh, vv..., thì người ta thấy rối loạn và mất phương hướng. Durkheim chứng minh rằng khi kinh tế có sự lên hoặc xuống đột ngột thì tỉ lệ tự sát cao hơn những lúc khác. Suy thoái và phồn vinh đều là “những lộn xộn của trật tự tập thể” , vì lúc đó chuẩn xã hội bị vỡ, người ta mất phương hướng, và thế là ứng xử lệch lạc xuất hiện.

Lý thuyết anomie của Durkheim có thể có giá trị như một lý thuyết vi mô trong xã hội học. Nếu được đặt trong bối cảnh một lý thuyết xã hội học vĩ mô khoa học và chính xác, lý thuyết này có thể giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu lệch lạc và tội phạm.

Lý thuyết anomie của Merton

Sau này, nhà xã hội học Mỹ R. K. Merton [84, tr. 672-682] đưa ra ít nhiều hiệu chỉnh cho khái niệm anomie của Durkheim. Một thí dụ được ông đưa ra là sự xung đột nằm ngay trong thái độ của người Mỹ đối với sự giàu có. Người Mỹ coi trọng thành công về mặt tài chính: trở thành giàu có là một mục tiêu văn hóa. Các phương tiện được chấp nhận (hoặc còn được gọi là các phương tiện được thiết chế hóa) để đạt tới được mục tiêu này bao gồm những phương pháp thường thấy như được học hành chu đáo, được vào làm việc công ty hay doanh nghiệp tốt. Nhưng trong thực tế xã hội Mỹ thì không phải đại đa số nhân dân Mỹ đều đã có được các phương tiện được chấp nhận đó: đâu phải ai cũng có thể được học hành đến nơi đến chốn, đâu phải mọi người học hành đều được tuyển dụng vào những chỗ tốt. Từ đó, Merton cho rằng lệch lạc là kết quả của một khoảng trống giữa các mục tiêu của văn hóa với các phương tiện được chấp nhận để có thể đáp ứng được các mục tiêu đó. Theo ông, khi người ta chấp nhận mục tiêu là thành công về mặt tài chính, song lại thấy là không thể dùng các phương tiện được chấp nhận để đạt được

mục tiêu đó, thì người ta có thể quay sang những cách bất hợp pháp khác để đạt cho được mục tiêu đó như lừa đảo, cá cược, buôn lậu, vv...

Nói một cách khác, anomie xuất hiện khi không có sự liên kết giữa các chuẩn mực và tiêu chuẩn văn hóa cũng như khả năng tổ chức của các thành viên trong nhóm về mặt xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ. Merton giải thích đó là do vị trí của các thành viên trong cơ cấu xã hội của một xã hội đã quy định những quyền hạn trách nhiệm nhất định của họ. Trong khi đó, một số thành viên của tổ chức, (nhóm) xã hội không thể tuân thủ theo các giá trị chuẩn mực của cái nhóm xã hội mà anh (chị) ta là thành viên, đề ra hoặc đòi hỏi, và văn hóa cần một kiểu đối xử nào đó với tư cách là mô hình trong khi cơ cấu xã hội ngăn cản không cho nó thực hiện.

Khi một số người không đạt được sự thành công do địa vị của họ trong một cơ cấu xã hội, ví dụ: tầng lớp đáy của xã hội, những người nghèo,... khi họ không đủ điều kiện sống, thì họ sẽ làm những việc phi pháp nhằm thay đổi vị trí của mình. Merton nhấn mạnh mối quan hệ giữa cơ cấu và văn hóa, tuy nhiên ông cũng không tập trung một cách chủ yếu vào chính các chức năng của cơ cấu đó, mà chỉ tập trung vào phân tích mặt trái, mặt không có lợi của mối quan hệ giữa cơ cấu và văn hóa: đó chính là anomie theo cách giải thích của ông. Khi tương quan giữa cơ cấu và văn hóa không thỏa đáng thì sẽ xuất hiện anomie.

Chính nhờ quan niệm này về lệch lạc mà Merton đề ra được một cách phân loại các hành vi lệch lạc cho đến nay được coi là cách phân loại tương đối hợp lý nhất. Ông dựa vào chỗ là người ta chấp nhận hay bác bỏ mục tiêu, các phương tiện được chấp nhận, hoặc là chấp nhận hay bác bỏ cả hai thứ đó, để đề ra năm cách phản ứng chủ yếu đối với anomie. Cách phân loại này được

ông đưa ra năm 1957 trong cuốn Lý thuyết xã hội và cơ cấu xã hội [76] như sau: (dấu + nghĩa là chấp nhận, dấu - nghĩa là bác bỏ).

Bảng 1.2. Phân loại các lệch lạc, theo Merton

Kiểu thích nghi Tuân

thủ Cách tân Nghi thức Rút lui Nổi loạn

Mục tiêu văn hóa

+ + - - ±

Các phương tiện được

chấp nhận + - + - ±

Cực không lệch lạc Cực lệch lạc nhất

a) Khi người ta chấp nhận cả các mục tiêu của xã hội cũng như các phương tiện hợp pháp để đạt được các mục tiêu đó, như trường hợp một người được học hành chu đáo, kiếm được công ăn việc làm tốt, cứ thế thăng tiến, thì đây là trường hợp mà Merton gọi là tuân thủ hoàn toàn. Và chỉ có trường hợp này là cách phản ứng (kiểu thích nghi) không lệch lạc duy nhất.

b) Cách phản ứng thứ hai là cách tân, tức là chấp nhận mục tiêu, nhưng bác bỏ phương tiện. Người ta sử dụng các phương tiện mới, bất hợp pháp để làm giàu, như lừa đảo, tống tiền, hay - lịch sự hơn - như gian lận thuế má, của công, vv...

c) Ngược lại với cách trên đây, nếu người ta bác bỏ mục tiêu nhưng chấp nhận phương tiện, như những người quan liêu, làm việc máy móc đúng như mọi thứ quy định, rút cục làm thua thiệt cho công việc kinh doanh, tức là

làm hại đến mục tiêu ban đầu là làm sao để làm ra được nhiều tiền. Các phản ứng này Merton gọi là nghi thức.

d) Khi người ta bác bỏ cả hai: mục tiêu và phương tiện, chủ yếu là trong trường hợp những người hoàn toàn xa lánh xã hội như những người lang thang, say tối ngày (rượu cũng như ma túy), người bị tâm thần, một số trường hợp tự sát, vv..., thì trường hợp này, Merton gọi là rút lui.

đ) Cũng như trường hợp rút lui, những người thuộc trường hợp nổi loạn cũng bác bỏ cả mục tiêu lẫn phương tiện. Nhưng khác nhau ở chỗ: những người thuộc trường hợp nổi loạn lại có những mục tiêu và phương tiện mới để thay thế cho mục tiêu và phương tiện cũ [vì thế cho nên trong bảng trên đánh dấu ±; dấu - là bác bỏ cái cũ, còn dấu + là chấp nhận cái mới (thay thế cho cái cũ đã bị bác bỏ)]. Người nổi loạn xây dựng lên cho mình một hệ tư tưởng riêng, có mục tiêu và phương tiện riêng, khác hẳn mục tiêu và phương tiện cũ, và được người nổi loạn cho là hợp pháp hơn các mục tiêu và phương tiện cũ.

Merton đã phát triển lý thuyết anomie của Durkheim và nâng nó lên một tầm cao mới. Song cũng như lý thuyết anomie của Durkheim, lý thuyết anomie của Merton vẫn chưa vượt được ra khỏi khuôn khổ của một lý thuyết vi mô cần được phát triển xa hơn nữa để có được khả năng tiếp cận thực tế của xã hội có giai cấp.

Lý thuyết rối loạn xã hội

Có thể có người còn phê phán này nọ đối với lý thuyết anomie của Durkheim, song ý tưởng cơ bản của ông về anomie đã được C. Shaw và H. D. McKay phát triển thêm thành khái niệm rối loạn xã hội (social

disorganisation - có tài liệu gọi là phân huỷ xã hội - hoàn cảnh xã hội mà giá trị văn hóa, chuẩn và quan hệ xã hội đều thiếu vắng, yếu hoặc xung đột) cũng để giải thích về sự lệch lạc; và cùng với khái niệm anomie, khái niệm rối loạn xã hội cho đến nay vẫn luôn được các nhà xã hội học sử dụng để phân tích về lệch lạc và tội phạm.

Shaw và McKay thấy rằng tỉ lệ tội phạm ở người chưa thành niên khá cao ở những vùng đô thị, nơi sinh sống những loại người rất khác nhau về thân phận và có sự thay đổi về dân số rất lớn. ở những nơi này các giá trị văn hóa bị đổ vỡ, mọi người không có những sự trông chờ như nhau về mọi ứng xử, cho nên khó mà có được cái gọi là chuẩn mực, mà chính quyền nơi đó cũng không xây dựng được chuẩn mực trên tình trạng như vậy. Và khi có sự xung đột trong các chuẩn để phán xét các ứng xử, mà việc thi hành luật lại yếu kém, thì càng có nhiều khả năng xuất hiện tội phạm ở người chưa thành niên.

Tình trạng rối loạn xã hội thường xảy ra khi có những hiện tượng như có sự hòa trộn các nhóm tôn giáo, các nhóm tộc người khác nhau, vốn mang theo mình những giá trị văn hóa khác nhau (ý nghĩ về vũ trụ, thế giới, tôn giáo khác nhau, thái độ đối với sự trung thành với các nhóm khác nhau, thái độ đối với rượu chè, cờ bạc và các ứng xử khác cũng khác nhau). Cũng có thể ở những nơi có mức độ xuất cư nhập cư tương đối lớn, làm cho xã hội mất đi tính đồng đều một thời của nó, do đó các mối gắn bó xã hội bị mất đi.

Sau đó, một nhà xã hội học nghiên cứu nhiều về tội phạm là Travis Hirschi lại nâng khái niệm anomie lên một tầm cao mới. Trong tác phẩm Các

nguyên nhân của tội phạm [45], Hirschi đưa ra khái niệm “ràng buộc xã hội” .

Ông cho rằng khi con người càng tin ở các giá trị của xã hội hiện hành (cho rằng luật pháp là đúng đắn), thì họ càng bám theo các mục tiêu như sự thành

công nhờ vào thi cử đỗ đạt, họ càng lao vào các hoạt động được chấp nhận (như tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường), và càng gắn bó với cha mẹ, nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp, đồng học - và như vậy thì họ càng ít phạm phải những hành động lệch lạc. Hirschi tiến hành một nghiên cứu trên 1300 thiếu niên (12-18 tuổi), ông thấy rằng giữa hai nhóm 1. muốn lớn lên giống như cha và 2. muốn lớn lên không giống như cha, thì ở nhóm 1 (có sự gắn bó) 64% các em tỏ ra ít có khả năng phạm pháp, trong khi ở nhóm 2 chỉ là 41%.

Cũng cần nói thêm ở đây rằng, chỉ ít năm sau đó (1973), đã có một công trình nghiên cứu [61] đưa ra một ngoại lệ: nếu có sự gắn bó quá chặt chẽ với người cùng lứa thì cũng thấy có sự tương quan với tỉ lệ tội phạm. Đây không thuộc phạm vi xã hội hoá (học tập cách ứng xử từ trong gia đình) nữa, mà đã bước sang địa hạt của sự đua đòi, hội nhập.

Các nhà lý thuyết về rối loạn xã hội đã tiến được một bước khá dài. Họ đã nhìn thấy và phân tích sự lệch lạc và tội phạm ở các nhóm xã hội khác nhau, tiền đề để những người đi sau có thể thấy rõ nét dần các nguồn gốc giai cấp của vấn đề lệch lạc và tội phạm.

Các lý thuyết văn hóa

Gần giống với lý thuyết về sự phân hủy xã hội là các lý thuyết văn hóa

về sự lệch lạc. Các lý thuyết này tập trung vào các giá trị văn hóa cũng như

vào các cơ hội có thể phát sinh lệch lạc, tức là những lực lượng “kéo” người ta vào các hành vi lệch lạc. Còn lý thuyết về sự phân hủy xã hội thì quan tâm đến những lực lượng xã hội “đẩy” người ta vào chỗ lệch lạc. Có nhiều tác giả có thể được liệt kê vào nhóm lý thuyết văn hóa này.

Trong cuốn Xung đột văn hóa và tội phạm [54], T. Sellin cho rằng lệch lạc nảy sinh từ những xung đột giữa các chuẩn văn hóa. Ông chú ý đến các nhóm văn hóa có các chuẩn khác với chuẩn của các nhóm khác trong xã hội. Sở dĩ có sự xung đột về chuẩn là vì có nhóm nào đó không quan tâm đến, không thấy lợi lộc gì trong việc phải tuân thủ các chuẩn của đa số. Chẳng hạn như tiểu văn hóa của các băng trộm cướp hay các nhóm phạm nhân đầu gấu thường nhìn cảnh sát như những người chỉ biết đến chuyện bắt bớ, trừng phạt, ăn tiền, chứ không nhìn thấy họ như những người giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tài sản cho mọi người. Người sinh ra trong một nhóm tiểu văn hóa như vậy sẽ học được các chuẩn đó và do đó sẽ hình thành một nhân cách không tuân thủ xét theo quan điểm của toàn xã hội. Hai mươi năm sau, W. Miller [68, tr. 1- 19] phát triển tư tưởng cuả Sellin về mối liên hệ giữa văn hóa với ứng xử phạm pháp. Ông cho rằng có một thứ tiểu văn hóa rất khác biệt của các giai cấp thấp, mà tình trạng phạm pháp của các băng nhóm chỉ là một biểu hiện. Thứ tiểu văn hóa này rất coi trọng giá trị của các hành động như gây rối, dữ dằn, phấn khích, “gặp may”. Sống theo những giá trị này, các thành viên trong băng nhóm bị người khác - nhất là những người trong tầng lớp trung lưu - coi là lệch lạc.

Như vậy là cả Sellin lẫn Miller đều coi sự lệch lạc là do người ta tự cho mình thuộc về một thứ tiểu văn hóa có các chuẩn xung đột với các chuẩn của nền văn hóa thống trị. Nhưng tại sao có người tiếp thu các giá trị của thứ tiểu văn hóa “lệch lạc” ấy, trong khi lại có những người không?

Để trả lời câu hỏi này, có lẽ thích hợp nhất là khái niệm kết thân có phân biệt (differential association) do Edwin Sutherland đề ra vào năm 1939 [74]. Sutherland cho rằng tội phạm là do người ta học được mà có. Sở dĩ người ta hấp thụ những giá trị thiên về chỗ lệch lạc là vì người ta kết thân với

những người đã từng có những giá trị đó. Nếu số người thân và bạn bè có ứng xử tội phạm nhiều hơn số người thân và bạn bè không có ứng xử tội phạm, thì người ta càng có nhiều khả năng trở thành người tội phạm.

Thông thường, người ta cũng thường nghĩ rằng giao du lâu ngày với kẻ xấu thì rồi sẽ có ngày mắc phải lệch lạc (x. chú thích 3). Nhưng lý thuyết của Sutherland thì cụ thể và chính xác hơn. Sự lệch lạc đến mức tội phạm là kết quả của một tỉ lệ tiếp xúc với cả những chuẩn tội phạm cũng như chuẩn không tội phạm. Sutherland còn giải thích rõ ràng những nhân tố nào đã kết hợp với nhau để làm nghiêng cán cân về phía tội phạm. Ông nhấn mạnh rằng những

Một phần của tài liệu NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA VIỆC VI PHẠM PHẠM LUẬT CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY (Trang 43 -43 )

×