Nhân lực

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 82)

giao công nghệ, quản lý chất lượng thủy sản nuôi trồng, để nâng cao năng lực chuyển giao, quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời kỳ hội nhập.

Vì hiện nay, nhân lực quản lý chất lượng thủy sản còn rất thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Nhân lực kỹ thuật trực tiếp chuyển giao công nghệ chủ yếu là lực lượng khuyến ngư, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản của Tỉnh hầu hết còn trẻ, mới ra trường họ rất nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm và cách truyền đạt cho nông dân dễ hiểu. Vì vậy, họ cần phải được đào tạo kỹ năng truyền đạt cho nông dân cũng như nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay.

- Phát huy tốt vai trò của Ban Điều hành Phát triển sản xuất và Tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là thông tin về thị trường.

Ban Điều hành phát triển sản xuất và Tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hiện quy hoạch ở từng tỉnh để có những điều chỉnh kịp thời khi phát hiện thấy những vấn đề bất cập ở dự án quy hoạch hoặc ở khâu thực hiện. Việc thực hiện quy hoạch phải đảm bảo được thực hiện đồng bộ ở tất cả các tỉnh nằm trong dự án quy hoạch, vì nếu không có sự liên kết thực hiện đồng bộ giữa các Tỉnh sẽ khó kiểm soát được số lượng, chất lượng con giống và sản lượng cá thương phẩm, từ đó dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng nguyên liệu mà thực

tế đã từng xảy ra ở tất cả các tỉnh có nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL trong những năm 2006 - 2008.

Để người dân hiểu và ủng hộ việc thực hiện quy hoạch của Tỉnh thì công tác tuyên truyền về thông tin quy hoạch phát triển thủy sản của mỗi Tỉnh là rất quan trọng và cần được tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cung cấp thông tin thị trường sắp tới để khuyến cáo diện tích ương nuôi tối đa, phù hợp với nhu cầu của thị trường cả về số lượng lẫn chất lượng ở mỗi vụ nuôi là rất cần thiết nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định và bền vững.

- Tiếp tục đầu tư kinh phí nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới chuyển giao cho nông dân

Đối với một số công nghệ sản xuất giống hoặc ương nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao mới được nghiên cứu thành công ở khu vực R&D, chưa kiểm nghiệm tính ổn định ở quy mô sản xuất nhỏ, hoặc chưa kiểm nghiệm tính ổn định và thích nghi với điều kiện tự nhiên ở nơi chuẩn bị chuyển giao thì việc xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm bằng ngân sách Nhà nước hoặc do các doanh nghiệp tài trợ và lựa chọn những nông dân nhiệt tình, ham học hỏi để cùng tham gia thực hiện trước khi nhân rộng mô hình, người dân tham gia có thể lo diện tích đất để thực hiện mô hình, công sức chăm sóc hoặc được trả công một phần, còn toàn bộ chi phí sản xuất như giống, thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý, kỹ thuật …do bên chuyển giao (chủ yếu là Viện, Trường, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thuỷ sản của Tỉnh, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia cũng như Trung tâm Khuyến ngư của Tỉnh hoặc doanh nghiệp) đảm nhận. Bởi vì nếu đang trong thời gian xây dựng mô hình xảy ra rủi ro, người dân tham gia mô hình cũng không thấy mình bị thiệt hại nhiều lắm và ngược lại nếu mô hình thành công thì đây sẽ là điểm thực hành chuyển giao và nhân rộng mô hình lý tưởng, trong đó người dân đầu tiên tham gia thực hiện mô hình này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nhân rộng mô hình ở địa phương, vì đa số nông dân chỉ hưởng ứng học hỏi

lại rất thích học hỏi kinh nghiệm từ nông dân khác hơn là học trực tiếp từ cán bộ kỹ thuật.

- Cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho nông dân khi gặp những rủi ro trong thời gian đầu tiếp nhận công nghệ

Đối với những rủi ro khiến cơ sở sản xuất bị thua lỗ trong thời gian đầu tiếp nhận công nghệ như dịch bệnh không thể khống chế được, thiên tai, thị trường biến động bất lợi mà không thể dự báo trước được thì chính sách của Nhà nước hỗ trợ kịp thời một phần kinh phí cho cơ sở để giúp họ có điều kiện tái đầu tư sản xuất là rất quan trọng, đồng thời còn là niềm tin của nông dân đối với các chính sách của Nhà nước.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trên cơ sở ưu tiên và đảm bảo lợi ích cho các cơ sở ương nuôi áp dụng công nghệ sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thực tế cho thấy, khi giá cả thị trường biến động theo hướng bất lợi thì chỉ có nông dân – người nuôi là chịu thiệt thòi, bị thua lỗ. Bởi vì khi giá xuất khẩu thấp (chưa kể một số doanh nghiệp do cạnh tranh thiếu lành mạnh đã tự hạ giá, chào bán giá thấp, rồi tự động hạ giá nguyên liệu, ép giá người nuôi), thì các doanh nghiệp chế biến sẽ tự hạ giá thu mua nguyên liệu, trong khi giá thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá thì ngày càng tăng.

Vì vậy, để bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân, thiết nghĩ Nhà nước cần có chính sách quy định giá sàn phù hợp ở từng thời điểm để đảm bảo mức tối thiểu cho nông dân có một khoản lợi nhuận phù hợp, không bị thua lỗ. Ưu tiên cho các doanh nghiệp chế biến có ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nhất là những cơ sở áp dụng công nghệ ương nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế như SQF 1000, Global Gap được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo Hợp đồng.

Bên nào vi phạm hợp đồng, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, có một số vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung vẫn chưa được Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi mà chủ yếu vẫn do người dân tự đào kênh dẫn nước từ sông hoặc từ các kênh cấp 1 và cấp 2 vào ao nuôi, Đối với vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung, nhà nước cần đầu tư hệ thống thủy lợi tách bạch riêng biệt giữa kênh cấp và kênh thoát, để tránh làm nguồn nước lấy vào ao bị ô nhiễm, nhất là những đợt xảy ra dịch bệnh. Đồng thời Nhà nước cũng dễ hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bùn thải tập trung ở cuối kênh cấp (gần nguồn tiếp nhận) để giảm chi phí cho các hộ ương, nuôi.

Giải pháp dùng hệ thống thủy lợi nối kết các ao nuôi và ruộng lúa, vườn cây tạo môi trường sinh thái, phát triển bền vững: Hệ thống thủy lợi sẽ đảm bảo cho vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển nông nghiệp thành vùng phát triển sinh thái tự nhiên, phát triển trên nguyên tắc bền vững về môi trường, giảm giá thành trong sản xuất. Mô hình của hệ thống thủy lợi như sau: đầu tiên là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản, các ao nuôi thủy sản sẽ thải ra hệ thống kênh nước thoát, nước từ kênh này cung cấp nước cho nông nghiệp, các ruộng lúa hoặc cây trồng khác sẽ lấy nguồn nước và bùn trên vừa để canh tác vừa làm nhiệm vụ xử lý chất thải cho nuôi trồng thủy sản. Đây là mô hình kinh tế nhất vì tận dụng được một lần bơm nước cho nông nghiệp , một giải pháp xử lý chất thải hoàn toàn bằng sinh ho ̣c.

- Nhà nước hỗ trợ tạo lập kênh thông tin từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Tỉnh.

Hỗ trợ thông qua việc tổ chức tập huấn, Hội thảo định kỳ về các giải pháp, thiết bị tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp

chế biến thủy sản trong Tỉnh tham dự.

- Xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với bất cứ doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh nào khi đi vào hoạt động mà chưa vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đã được hưởng ưu đãi đầy đủ các chính sách theo quy định của Nhà nước và địa phương nhưng họ lại thường không thực hiện nghĩa vụ về Luật Bảo vệ môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân ở trên địa bàn và vùng lân cận, chỉ đến khi gây ô nhiễm nghiêm trọng, người dân đồng loạt lên tiếng và gởi đơn đến các cơ quan chức năng thì cơ quan quản lý mới vào cuộc và có nhiều vụ xử lý cũng chưa nghiêm. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần kiểm tra ngay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động, nếu doanh nghiệp đi vào hoạt động mà chưa hoàn thiện và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì kiên quyết cho ngưng hoạt động, đến khi nào doanh nghiệp đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải mới cho doanh nghiệp hoạt động. Vấn đề này cần có sự phối hợp, kiểm tra kịp thời của chính quyền địa phương – nơi doanh nghiệp hoạt động, có như vậy mới có thể ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu, không để trình trạng gây ô nhiễm trầm trọng rồi mới xử lý như hiện nay.

- Tiếp tục nghiên cứu giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế canh tranh.

Thức ăn luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cầu giá thành sản phẩm. Theo tính toán của đa số nông dân nuôi cá thì thức ăn luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu giá thành, thường chiếm khoảng 70 – 80% giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian qua, giá thức ăn cho cá không ngừng tăng lên, nhưng giá cá thương phẩm cũng như cá giống lại không tăng, hoặc tăng với tỷ lệ rất thấp làm cho tỷ lệ lợi nhuận của người nuôi có xu hướng ngày càng giảm, thậm chí bị thua lỗ. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn An Giang, năm 2003, giá bán trung bình của cá tra nguyên liệu là 7.000 đồng/kg, giá thành sản xuất khoảng 4.500 đồng/kg. Hai mức giá này tương ứng ở năm 2005 là 10.000 đồng/kg và 8.000 đồng/kg; năm 2007 là 13.500 – 14.000

đồng/kg và 12.000 – 13.000 đồng/kg... Đến tháng 6-2010, giá cá tra nguyên liệu trung bình trên thị trường là 15.500 - 16.200 đồng/kg nhưng giá thành sản xuất đã ở mức trên 16.200 đồng/kg.

Vì vậy, vấn đề nghiên cứu giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm cho nông dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi

3. 3. 2. Bên chuyển giao công nghệ

- Lựa chọn công nghệ chuyển giao phù hợp với năng lực của người nhận chuyển giao và điều kiện tự nhiên của địa phương.

Đối với một số công nghệ chuyển giao đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định, kinh nghiệm và sự khéo léo trong thao tác như công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực thì không nên xã hội hóa rộng rãi, mà chỉ chuyển giao cho những cơ sở có khả năng tiếp nhận và làm chủ được công nghệ, để tránh lãng phí tiền của Nhà nước và của chính cơ sở nhận chuyển giao.

- Nâng cao năng lực và kỹ năng của các bộ kỹ thuật trực tiếp chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Việc chuyển giao công nghệ cho nông dân không phải dễ dàng được người dân tiếp nhận, nhất là đối với nhóm hộ nghèo, trình độ nhận thức và học vấn thấp, họ thường có tính rất bảo thủ, do đó bên cạnh việc đòi hỏi về chuyên môn vững vàng, còn đòi hỏi tính kiên nhẫn, nhiệt tình và thuyết phục được người khác.

Tài liệu tập huấn chuyển giao cũng cần được cập nhật thường xuyên theo những tiến bộ của Khoa học và công nghệ; phân bổ lại thời gian tập huấn chuyển giao cho phù hợp, theo hướng tăng số giờ thực hành, giảm giờ lý thuyết, đồng thời trong giờ lý thuyết nên tăng thêm các hình ảnh trực quan như những đoạn phim liên quan đến công nghệ để thu hút sự chú ý của nông dân.

- Tăng cường chuyển giao công nghệ cho nông dân bằng hình thức xây dựng mô hình trình diễn.

Hiện nay, việc nông dân chuyển giao công nghệ cho nông dân bằng hình thức xây dựng mô hình trình diễn đã được phổ biến ở nhiều nơi và thực tế đã cho thấy hình thức chuyển giao công nghệ bằng mô hình trình diễn đã giúp nông dân dễ nắm bắt được công nghệ hơn, do họ được trực tiếp thực hành cùng với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyển giao, đồng thời việc thực hiện mô hình còn giúp nông dân đánh giá hiệu quả của mô hình để có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn áp dụng.

Mặt khác, việc chuyển giao công nghệ cho nông dân bằng xây dựng mô trình diễn, tổ liên kết sản xuất sẽ rất phù hợp với chủ trương xã hội hóa các đối tượng ương, nuôi đó, vì đa số nông dân họ chỉ áp dụng theo khi họ thấy hiệu quả áp dụng từ thực tế và họ rất thích được học hỏi kinh nghiệm từ những nông dân đã thực hiện thành công hơn là học lý thuyết chưa biết hiệu quả như thế nào từ cán bộ khuyến ngư, cán bộ kỹ thuật thuộc các tổ chức chuyển giao khác .

- Chuyển giao công nghệ cho nông dân thường phải cùng với vận động, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, mục đích của chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ đến nông dân phải được tập huấn kỹ thuật chi tiết, hướng dẫn nhiều lần, cho họ được tham quan những nơi áp dụng công nghệ đã đạt hiệu quả để thuyết phục người dân về hiệu quả kinh tế và việc cần thiết phải ứng dụng công nghệ mới.

- Lựa chọn công nghệ chuyển giao phải phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Đa số nông dân đều thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, vì vậy, nên chọn những mô hình, công nghệ chuyển giao đòi hỏi vốn đầu tư vừa phải, dễ áp dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh và có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có của địa phương để sản xuất, hạ giá thành.

Trình độ nhận thức của nông dân còn hạn chế và có sự chênh lệch lớn về kiến thức và kinh nghiệm nuôi giữa các hộ, cơ sở trong NTTS. Vì vậy, đối với những công nghệ chuyển giao đòi hỏi người tiếp nhận phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định thì không nên chuyển giao đại trà mà phải lựa chọn đối tượng chuyển giao phù hợp để tiếp nhận và ứng dụng công nghệ hiệu quả.

- Đơn vị chuyển giao công nghệ tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật của bà con nông dân sau khi dự án kết thúc, các đơn vị chuyển giao công nghệ nên tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh có các xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản hoặc các bộ phận dịch vụ mua bán thức ăn, thuốc thú y thủy sản để họ cử cán bộ kỹ thuật cùng gia chuyển giao công nghệ cho nông dân và gắn với trách nhiệm của các doanh

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)