1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản
2.3.1: Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Đối với lĩnh vực NTTS, người nhận chuyển giao công nghệ đa số là bà con nông dân, họ không thể có kinh phí để nhận chuyển giao nhỏ lẻ từng hộ nuôi mà chủ yếu được nhận hỗ trợ chuyển giao từ các dự án sử dụng kinh phí
của Nhà nước; kế hoạch hoạt động hàng năm của hệ thống khuyến ngư; từ các Chương trình phát triển nông thôn, miền núi hoặc từ các dự án của các tổ chức nước ngoài tài trợ. Chỉ có một số rất ít cơ sở, doanh nghiệp nuôi và sản xuất giống thủy sản có kinh phí nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong những năm qua, tỉnh An Giang có nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia các hoạt động chuyển giao công nghệ (Sau đây gọi là kênh chuyển giao công nghệ) vào lĩnh vực NTTS. Tuy nhiên, cách thức tổ chức tiến hành và nguồn kinh phí phục vụ cho chuyển giao công nghệ ở mỗi kênh rất khác nhau, do đó hiệu quả tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân cũng rất khác nhau.
Các kênh chuyển giao công nghệ
- Kênh chuyển giao công nghệ theo kế hoạch hoạt động hàng năm của hệ thống Khuyến ngƣ
Hiện nay, hệ thống Khuyến ngư ở Tỉnh đã tương đối hoàn thiện, được phân bổ về tới tận tuyến xã (gọi là kỹ thuật viên, đa phần có trình độ trung cấp). Hàng năm, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh có các kế hoạch sử dụng ngân sách Nhà nước tập huấn cho các cơ sở, nông dân NTTS nhằm giúp họ nắm bắt những quy trình, kỹ thuật nuôi mới, đối tượng nuôi mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa đối tượng nuôi. Đây là kênh chuyển giao công nghệ chính và quan trọng nhất hiện nay, vì hoạt động chuyển giao ở kênh này là hoạt động thường xuyên và rộng khắp, giúp nông dân tiếp cận được với những tiến bộ của khoa học và công nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất.
- Kênh chuyển giao công nghệ do hệ thống nghiên cứu và triển khai của các Viện, Trường. Ở kênh chuyển giao này thường là chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án do các Viện, Trường nghiên cứu thành công và trực tiếp chuyển giao lại cho địa phương hoặc do địa phương đặt hàng nhận chuyển giao. Đối với những công nghệ mới thành công ở khu
ngân sách Nhà nước cho Trung tâm Khuyến ngư và Sản xuất giống Thủy sản An Giang ký hợp đồng nhận chuyển giao từ các Viện, Trường. Sau đó, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình và làm chủ được công nghệ, Trung tâm sẽ chuyển giao lại cho các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu nhận chuyển giao, hoặc tập huấn chuyển giao lại cho các cơ sở, nông dân NTTS theo kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung tâm Khuyến ngư hoặc theo Chương trình xã hội hóa sản xuất giống của tỉnh
Đây là kênh chuyển giao có nhiều tác động đến sản xuất, vì qua kênh chuyển giao này, có nhiều công nghệ mới ưu điểm hơn, nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất nhằm đa dạng hóa giống loài nuôi thủy sản, hạn chế rủi ro khi thị trường xuất khẩu cá tra, basa không ổn định, phát huy thị trường tiêu thụ trong nước, tăng thu nhập cho người nuôi.
- Kênh chuyển giao công nghệ từ các Chƣơng trình phát triển nông thôn, miền núivà xã hội hóa
Ở kênh chuyển giao này, công nghệ thường do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia lựa chọn đưa xuống chuyển giao thông qua các dự án và thường kết hợp với Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản của Tỉnh để đào tạo nhân lực và thực hiện chuyển giao cho nông dân. Hoặc do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí cho Tỉnh lựa chọn công nghệ, mô hình để đăng ký dự tuyển dự án chuyển giao cho nông dân.
Mục đích của các dự án này là đưa công nghệ về cho nông dân giúp xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn.
Hầu hết các dự án thuộc các Chương trình phát triển nông thôn, miền núi và xã hội hóa đều chú trọng đến nội dung đào tạo về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến ngư địa phương và bà con nông dân nên đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn và năng lực chỉ đạo sản xuất cho cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư của tỉnh, nhất là ở tuyến huyện và xã.
- Kênh chuyển giao công nghệ từ các dự án của các tổ chức nƣớc ngoài tài trợ
Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án của các tổ chức nước ngoài tài trợ. Ở kênh chuyển giao này có một số dự án do các tổ chức nước ngoài trực tiếp đào tạo, chuyển giao công nghệ cho một số cán bộ thuộc cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn của Tỉnh, giúp Tỉnh xây dựng tiêu chuẩn và đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật NTTS theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế như dự án “nuôi cá tra sinh thái”, dự án “xây dựng tiêu chuẩn và đào tạo giảng viên, kỹ thuật viên về nuôi cá tra, basa theo tiêu chuẩn Global GAP” do tổ chức GTZ tài trợ.
Hoặc hỗ trợ kinh phí cho Tỉnh thực hiện dự án chuyển giao công nghệ mà đối tượng hưởng lợi do họ lựa chọn như dự án đào tạo nghề cho nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo được tiếp cận với các tiến bộ về khoa học và công nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất ở quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện của họ như dự án Suda do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.
- Kênh chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp thực hiện
Các doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc, hóa chất sử dụng trong NTTS cũng tham gia chuyển giao công nghệ miễn phí cho nông dân qua hình thức quảng bá, hướng dẫn bà con liều lượng, cách thức sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất trong NTTS. Tuy nhiên, hiện nay kênh chuyển giao này cũng chưa phát huy hiệu quả nhiều.
- Kênh chuyển giao do tự học hỏi lẫn nhau và phổ biến công nghệ của nông dân
Kênh chuyển giao này cũng có tác động rất lớn đến sản xuất sau kênh khuyến ngư. Vì có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bà con đã tự tìm đến và học hỏi kinh nghiệm của nhau để về làm theo mà không cần phải qua đào tạo, tổ chức tập huấn của cán bộ khuyến ngư hoặc các tổ chức chuyển giao công nghệ khác. Tuy nhiên, ở kênh chuyển giao này cũng có những
những kiến thức lý thuyết cơ bản nên khi sự cố xảy ra họ chỉ biết xử lý theo cách hướng dẫn của những người làm trước mà không biết lý giải nguyên nhân gây ra và tại sao lại phải xử lý như vậy cũng như những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Do đó, vấn đề xử lý nguồn nước ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh …sẽ rất bị hạn chế, và điều quan trọng là dễ phát sinh phong trào nuôi ồ ạt một cách tự phát không theo quy hoạch, khi sản lượng nuôi nhiều mà thị trường chưa có hoặc không ổn định sẽ có những tác động rất tiêu cực, gây thiệt hại cho chính người nuôi.
Các hình thức chuyển giao công nghệ
- Cầm tay chỉ việc
Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ do cơ sở, doanh nghiệp đầu tư kinh phí để nhận chuyển giao. Ở hình thức chuyển giao này, bên chuyển giao công nghệ sẽ tập huấn lý thuyết và xuống cơ sở thực hành cùng với bên nhận chuyển giao, để đảm bảo bên nhận công nghệ sản xuất được, đáp ứng như tiêu chuẩn sản phẩm đề ra. Khi kết thúc hợp đồng bên nhận chuyển giao đã tự làm chủ được công nghệ.
Điển hình là Chi hội giống Phú Thạnh, huyện Phú Tân sau khi nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và ương cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000 từ Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản An Giang, Chi hội đã ứng dụng thành công và trở thành nơi cung cấp con giống có chất lượng thứ 2 trong tỉnh, được Công ty SGS kiểm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất giống đạt chất lượng theo tiêu chuẩn SQF 1000 và là vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống thủy sản An Giang, cung cấp cho thị trường khoảng 4 tỷ cá bột/năm.
- Các lớp tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật
Hầu hết các lớp thuộc Chương trình xã hội hóa của Tỉnh và một số mô hình thuộc Chương trình phát triển nông thôn, miền núi do Bộ cấp kinh phí đều sử dụng hình thức chuyển giao này cho nông dân (học lý thuyết có thực
hành theo nhóm) (sử dụng kinh phí chuyển giao 100% từ ngân sách Nhà nước).
- Chuyển giao công nghệ bằng xây dựng các mô hình trình diễn
Hiện nay, chuyển giao công nghệ bằng xây dựng mô hình trình diễn đang rất phổ biến ở kênh chuyển giao Khuyến ngư, Chương trình phát triển nông thôn, miền núi và thường áp dụng đối với các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế, năng suất cao hoặc quy trình kỹ thuật nuôi mới được chuyển giao cho nông dân, với hợp đồng ở dạng miễn phí chuyển giao, bên giao kèm đầu tư vốn, kỹ thuật cho đến khi thu hoạch vụ đầu tiên (bên giao có thể đầu tư toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần chi phí giống, thức ăn, thuốc…).
Công nghệ được chuyển giao dưới dạng mô hình trình diễn thường là ở dạng sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất bán đại trà. Nếu mô hình trình diễn này thành công, nông dân có quyền chuyển giao công nghệ ấy cho người khác, và công nghệ này sẽ được giới thiệu đến nhiều nông dân khác để họ đến học hỏi và nhân rộng mô hình.
Thực tế đã cho thấy có nhiều công nghệ được hoàn thiện dần trong quá trình nông dân áp dụng, vì trong quá trình áp dụng vào sản xuất, họ thấy khuyết điểm ở khâu nào họ sẽ tìm cách khắc phục, sự khắc phục này lúc đầu cũng có thể sẽ thất bại, nhưng qua kinh nghiệm nhiều lần họ sẽ thành công. Việc nông dân chuyển giao công nghệ cho nông dân sẽ rất có hiệu quả vì họ thấy hiệu quả áp dụng từ thực tế nên sẵn sàng áp dụng hơn là học lý thuyết chưa biết hiệu quả như thế nào từ cán bộ khuyến ngư.
Các công nghệ đƣợc chuyển giao
* Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và ƣơng, nuôi cá tra/basa
Việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống và ương nuôi cá tra, basa cho ngư dân ở An Giang bắt đầu từ năm 2001, khi quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cá tra, basa của cơ quan nghiên cứu đã
được hoàn thiện, hầu hết các nông dân được chuyển giao miễn phí công nghệ ương cá tra từ bột lên giống và nuôi cá thương phẩm trong ao, bè.
Do thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, nhu cầu con giống ngày càng gia tăng, nguồn giống cung cấp từ các cơ quan nghiên cứu không thể đáp ứng đủ. Năm 2003, Tỉnh chủ trương xã hội hóa và chuyển giao miễn phí rộng rãi cho các cơ sở sản xuất và ương giống tư nhân trong Tỉnh thông qua kế hoạch thực hiện Chương trình xã hội hóa hoặc hoạt động khuyến ngư hàng năm.
- Chuyển giao công nghệ nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất
Do số lượng bè nuôi phát triển nhanh chóng và tập trung dày đặc ở một số khu vực đã làm ô nhiễm nước mặt cục bộ ở một số đoạn sông nuôi bè tập trung, đã tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân và chính hoạt động nuôi bè. Mặt khác nuôi cá bè phải có vốn đầu tư lớn, hệ số sử dụng thức ăn cao hơn nuôi cá ao hầm nên giá thành nuôi cá bè thường cao hơn cá nuôi ao hầm từ 1.800 – 2.200 đ/kg cá thành phẩm, vì vậy nhiều hộ nuôi không có vốn đóng bè đã đào ao nuôi cá, nhưng cá nuôi ao hầm lúc này thường nuôi với mật độ cao, cho ăn thức ăn tự chế nên nước ao thường rất bẩn, thịt cá có màu vàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trước thực trạng đó, năm 2001, Tỉnh đã đặt hàng cho Trung tâm Khuyến ngư nghiên cứu công nghệ nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất.
Năm 2003, khi công nghệ nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất được hoàn thiện, Tỉnh đã chủ trương chuyển giao miễn phí cho nông dân qua chương trình tập huấn hàng năm của Trung tâm Khuyến ngư. Vì vậy mà sau năm 2004, số lượng bè nuôi cá tra giảm xuống một cách nhanh chóng, còn diện tích nuôi ao hầm, đăng quầng không ngừng tăng lên (bảng 2.2 và bảng 2.3).
- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và ƣơng, nuôi cá tra/basa theo Tiêu chuẩn SQF 1000
Trước tình hình khó khăn về rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu sản phẩm cá tra/basa, nhất là các thị trường tiềm năng nhưng khó tính như
Mỹ, EU và Nga, Cuối năm 2003, UBND tỉnh An Giang đã ký hợp đồng với công ty TNHH SGS Việt Nam (thuộc tập đoàn kiểm định Quốc tế SGS) thực hiện đề án “Đào tạo nhân lực xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản an toàn và chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế SQF”. Sau 2 năm thực hiện, từ năm 2004 - 2005, dự án đã đào tạo được 50 giảng viên cấp I và 70 giảng viên cấp II là những kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản của tỉnh về phương pháp ứng dụng tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn và chất lượng thực phẩm vào nông trại và nhà máy chế biến, gọi là tiêu chuẩn SQF 1000 và SQF 2000.
Từ năm 2005 – 2010, dự án thực hiện giai đoạn 2 là đào tạo chuyên viên thực hành đánh giá nội bộ cho các doanh nghiệp, cơ sở ương nuôi theo tiêu chuẩn SQF và chuyển giao công nghệ nuôi rộng rãi cho các doanh nghiệp, cơ sở và các hộ ương, nuôi trong Tỉnh. Bước đầu đã tạo được những vùng nguyên liệu sạch cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ mới này chưa mang lại lợi ích về kinh tế cho người nuôi nên việc tuân thủ đúng các quy định của tiêu chuẩn này đối với nông dân là rất khó, và như vậy việc áp dụng công nghệ cũng chưa mang tính bền vững, chưa khuyến khích người dân áp dụng theo, mặc dù họ cũng nhận thức được để có thị trường tiêu thụ ổn định đòi hỏi chất lượng nguyên liệu phải được nâng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là trong quá trình hội nhập như hiện nay.
*Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa
Tôm càng xanh được Tỉnh xác định là đối tượng nuôi chủ lực thứ 2 sau cá tra và basa, vì vậy từ giữa năm 1999, Tỉnh đã đặt hàng cho Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến. Vào năm 2002, quy trình này được phổ biến rộng rãi cho các cơ sở sản xuất giống và ương tôm càng xanh và đã ứng dụng ở một số cơ sở sản xuất giống trong Tỉnh. Tuy nhiên, khi áp dụng vào
sau đều thất bại do dịch bệnh không thể kiểm soát được. Những năm sau đó công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở cũng được Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia chuyển giao cho Trung tâm khuyến ngư và Sản xuất giống Thủy sản của Tỉnh nhằm đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất giống tôm càng xanh đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề tiếp nhận công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh của các cơ sở sản xuất giống trong Tỉnh vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Để phát huy thế mạnh của từng vùng đất, quy hoạch lại những vùng trũng, nước ngập sâu về mùa lũ để phát triển nuôi các loài thủy sản có giá