4 Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 91)

Thông qua các Chương trình/dự án như xã hội hóa sản xuất giống một số đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của Tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình …làm phong phú thêm các kênh chuyển giao công nghệ, giúp nông dân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận được với những tiến bộ khoa học, công nghệ mới để mở mang kiến thức và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất. Nhờ đó mà góp phần đa dạng hóa giống loài thủy sản nuôi, năng suất và sản lượng NTTS của Tỉnh không ngừng tăng lên, và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, từ đó hạn chế việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. Nhiều mô hình nuôi mới như nuôi lươn trong bể lót bạt, nuôi ếch Thái Lan …rất phù hợp với những hộ gia đình nghèo ít vốn, ít đất, không có việc làm và thu nhập ổn định đã sản xuất có hiệu quả, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo.

Đối với công nghiệp chế biến, nhờ đầu tư, đổi mới công nghệ thiết bị mà chất lượng sản phẩm thủy sản đông lạnh của Tỉnh nâng lên, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu khó tính như EU, Mỹ … đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Tỉnh không ngừng tăng lên, từ 128,7 triệu USD trong năm 2004 tăng lên 423,4 triệu USD trong năm 2008. Như vậy trong 4 năm, từ 2004 – 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng lên gấp 3,3 lần và tạo ra việc làm ổn định cho trên 25.000 lao động, đồng thời còn thúc đẩy nghề nuôi thủy sản và những ngành kinh tế khác phát triển.

Tuy nhiên, việc phát triển nuôi thủy sản nhanh chóng một cách tự phát đã tạo ra những giai đoạn khủng hoảng nguyên liệu, lúc thừa, lúc thiếu đan xen nhau; chất lượng con giống ở khu vực tư nhân ngày càng giảm. Vấn đề xả nước thải ô nhiễm chưa qua xử lý ra sông ở các cơ sở, hộ nuôi thủy sản vẫn chưa được giải quyết, cùng với sự thiếu trách nhiệm, lấy mục đích là lợi nhuận lên trên hết nên nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã góp phần làm cho nguồn nước sông Tiền và sông Hậu ngày càng bị ô nhiễm hơn, tần suất xuất hiện dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi ngày càng gia tăng, và khi đã xảy ra dịch bệnh thì rất khó kiểm soát và không thể khống chế được dịch bệnh vì đa số các hộ nuôi ao hầm đều lấy nước sông vào ao nuôi, đến khi dịch bệnh các hộ nuôi cũng lại xả nước ô nhiễm mang mầm bệnh ra sông.

Vì vậy, để hướng đến một ngành thủy sản phát triển bền vững thì cần phải có những giải pháp hỗ trợ đồng bộ để thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình/dự án chuyển giao công nghệ cho các hộ, cơ sở ương nuôi và doanh nghiệp chế biến theo hướng công nghệ sạch, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo phát triển thủy sản theo quy hoạch của Tỉnh cũng như của vùng ĐBSCL. Song để hướng đến phát triển bền vững, thì chính sách hỗ trợ phải đi đôi với giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất với cộng động và xã hội, đồng thời chế tài phải được thực hiện thật nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật,

bởi vì không thể trông chờ vào tính tự giác, ý thức trách nhiệm của họ được, khi mà vấn đề vi phạm pháp luật luôn làm giảm chi phí cho họ trong quá trình sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hoạt động chuyển giao công nghệ trong NTTS chủ yếu được thực hiện thông qua các Chương trình, kế hoạch, dự án phát triển của ngành gắn liền với các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương. Vì vậy, việc đánh giá tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến NTTS chính là đánh giá tác động của việc thực thi các kế hoạch, chương trình, dự án có liên quan đến các hoạt động chuyển giao công nghệ trong NTTS thông qua các kênh chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư.

Chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực, hoặc tham gia trực tiếp chuyển giao công nghệ cho nông dân thông qua các Chương trình/dự án làm phong phú thêm các kênh chuyển giao công nghệ, giúp nông dân có thêm cơ hội tiếp cận được với những tiến bộ khoa học, công nghệ mới được nhiều hơn để mở mang kiến thức và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, đồng thời giúp đưa nhanh các kết quả nghiên cứu đã thành công vào sản xuất đã đưa ngành thủy sản của Tỉnh có những bước phát triển vượt bậc như:

- Đưa sản lượng và năng suất nuôi tôm cũng như nuôi cá không ngừng tăng lên.

- Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

- Tạo ra một số mô hình nuôi mới có hiệu quả phù hợp với những hộ nghèo như nuôi ếch Thái Lan, nuôi lươn …

- Ứng dụng thành công một số công nghệ sản xuất giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá Lăng nha, cá leo …góp phần đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản và giảm áp lực khai thác cạn kiệt nguồn thủy sản tự nhiên.

- Góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất theo hướng chất lượng và bảo vệ môi trường trong phần lớn các cơ sở ương nuôi.

Song, sự phát triển quá nhanh một cách tự phát và việc chuyển giao một số mô hình, công nghệ không phù hợp trong nuôi trồng thủy sản cũng đã làm phát sinh những tác động tiêu cực như:

- Ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.

- Chất lượng con giống nhân tạo một số loài thủy sản chủ lực của Tỉnh như cá tra, tôm càng xanh ngày càng giảm

- Sự phát triển quá nhanh gây ra những đợt khủng hoảng nguyên liệu trầm trọng lúc thừa, lúc thiếu gây thiệt hại về kinh tế cho chính người ương, nuôi và doanh nghiệp chế biến.

- Việc chuyển giao một số công nghệ chưa hoàn thiện, công nghệ không phù hợp với trình độ và khả năng của bên nhận chuyển giao đã không những không mang lại hiệu quả kinh tế cho bên nhận chuyển giao mà còn làm cho họ bị thiệt hại về kinh tế, gây lảng phí tiền của Nhà nước.

Khuyến nghị:

Để thực hiện chủ trương phát triển nhanh và bền vững của ngành Thủy sản An Giang cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp. Trước hết là nhóm giải pháp chính sách vĩ mô của Nhà nước, sau đó là nhóm các giải pháp cụ thể cho bên chuyển giao và bên nhận công nghệ, hướng tới phát triển công nghệ sạch trong ngành thủy sản từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến và tiêu thụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Công nghệ và Phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt – QCVN 08 : 2008/BTNMT.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản – QCVN 11 : 2008/BTNMT.

4. Cục Thống kê An Giang (2006, 2007, 2008, 2009), Niêm giám Thống kê An Giang.

5. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Đại học Hoa Sen (2010), Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nhận thức nhu cầu bảo vệ môi trường – vai trò của giáo dục Đại học

8. Võ Văn Huy (2006), Điều tra đánh giá thực trạng công nghệ một số ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang, Đại học Bách khoa TP.HCM.

9. Tăng Văn Khiên (2009), Giáo trình Thống kê Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Thảo Linh, Áp dụng sản xuất sạch hơn: đầu tư ít – lợi nhiều, Bộ Tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguyên và Môi trường,

http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=209&idmid=& ItemID=53378, ngày 27/10/2008

11. Nguyễn Xuân Minh (2008), Chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ cho nông dân tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Đại học KHXH&NV Hà Nội.

hướng đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

13. Quốc Hội Việt Nam (2000), Luật Khoa học và Công nghệ 14. Quốc Hội Việt Nam (2006), Luật Chuyển giao công nghệ

15. Lê Xuân Sinh (2006), Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các trại sản xuất tôm giống ở ĐBSCL.

16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (2004), Quy tắc hành xử về nuôi cá basa/tra và tôm càng xanh theo Tiêu chuẩn SQF 1000.

17. Sở Thủy sản An Giang (2005, 2006, 2007), Báo cáo hoạt động ngành Thủy sản.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2007, 2008), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nước khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh An Giang.

19. Lê Văn Tính, Những điều cần suy nghĩ, luagao.com,

http://luagao.com/sanpham/canhtacnuoitrong/535612_san_xuat_tom_c ang_xanh_toan_duc.aspx, 20/01/2010.

20. Trung tâm Khuyến ngư An Giang (2006), Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

21. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư An Giang (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009), Báo cáo hoạt động khuyến ngư.

22. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng (2007), Số tay chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn và miền núi, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA - PHỎNG VẤN

(Dành cho nông – ngư dân)

Để góp phần tìm hiểu tình hình thực hiện chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, và sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh nhà như thế nào. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin dưới đây.

Rất mong nhận được sự cộng tác của Ông/Bà. Xin chân thành cám ơn.

1. Thông tin chung về cơ sở/hộ nuôi và sản xuất giống thủy sản:

- Tên cơ sở/hộ nuôi (SX giống) ………

- Địa chỉ: ………Số ĐT………

- Trình độ học vấn (Chủ cơ sở): ………Trình độ Chuyên môn: ………

- Số năm kinh nghiệm trong nghề: ……….

- Đối tượng (ương) nuôi………...

- Diện tích và loại hình nuôi: ……….

………

- Sản lượng thu hoạch hàng năm : ……….

- Thị trường tiêu thụ: ………..

- ……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết những mô hình, quy trình kỹ thuật mà cơ sở của Ông (Bà) đã nhận chuyển giao (hoặc đƣợc hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyển giao từ các Chƣơng trình, dự án) để phát triển nghề nuôi thủy sản từ năm 2004 – 2008. 1. Tên mô hình, quy trình nhận chuyển giao: ………

………

- Hình thức chuyển giao: ………Năm chuyển giao …. - Tên tổ chức/cá nhân chuyển giao …………... ………..………..

……….

2.Tên mô hình, quy trình nhận chuyển giao: ………...

………

- Hình thức chuyển giao: ………Năm chuyển giao ……….

- Tên tổ chức/cá nhân chuyển giao ………….. ………..………

……….

3. Sau khi đƣợc đào tạo, tập huấn để tiếp nhận mô hình, quy trình kỹ thuật. Cơ sở của Ông (Bà) đã áp dụng mô hình, quy trình kỹ thuật mới nhận chuyển giao vào sản xuất chƣa? + Đã áp dụng  + Năm áp dụng …………. + Chưa áp dụng 

Nếu đã áp dụng, xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình, quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất. (Nếu trả lời chưa xin chuyển sang câu thứ 6).

Những thuận lợi: ……… ……… ……… ………  Những khó khăn: ……… ……… ……… ………

4. Trong đó, có mô hình hay quy trình kỹ thuật ƣơng, nuôi nào mà Ông/Bà cho là chuyển giao đạt hiệu quả? Tên công nghệ ………..

………

Tổng chi phí ………Hệ số sử dụng thức ăn………

Lợi nhuận thu được .. ………trung bình ………….………../ha/năm Cao hơn so với khi chưa áp dụng mô hình, quy trình kỹ thuật chuyển giao……… ….trung bình………triệu/ha/năm Những lợi ích khác………

………

5. Mô hình hay quy trình kỹ thuật nuôi nào mà Ông/Bà cho là chuyển giao không đạt hiệu quả ? ………

………

Theo Ông/Bà nguyên nhân chuyển giao mô hình, quy trình kỹ thuật mới cho các cơ sở và nông – ngƣ dân không đạt hiệu quả là do + Khó thực hiện so với trình độ của người dân 

+ Khó thực hiện do cơ sở không có khả năng về diện tích, kinh phí đầu tư

 + Làm cho chi phí sản xuất tăng cao mà giá bán sản phẩm không đổi hoặc cao hơn không đáng kể nên không có lợi nhuận 

+ Là mô hình, đối tượng nuôi mới nên nông – ngư dân chưa có kinh nghiệm

+ Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được  + Các nguyên nhân khác………

………

Vậy, để khắc phục những nguyên nhân trên, theo Ông/Bà cần phải có những giải pháp gì ?

………

………

………

……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do mà cơ sở/doang nghiệp chƣa áp dụng mô hình, quy trình kỹ thuật mới đƣợc nhận chuyển giao vào sản xuât. ………

………....

………

* Vậy, trong quá trình sản xuất, cơ sở (ƣơng) nuôi của Ông (Bà) có sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm hoặc không rõ nguồn gốc không? + Thỉnh thoảng 

+ Rất ít khi 

+ Không bao giờ  * Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình sản xuất + Theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm  + Theo kinh nghiệm 

+ Khác ………

* Hệ số sử dụng thức ăn …………../kg cá thƣơng phẩm * Tổng chi phí…………Lợi nhuận………….trung bình …………./ha/vụ * Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm……….

* Mặc dù cơ sở của Ông (Bà) chƣa áp dụng mô hình, quy trình kỹ thuật đƣợc chuyển giao vào sản xuất, nhƣng qua việc đƣợc tập huấn chuyển giao, Ông (Bà) thấy nó có giúp ích gì cho Ông (Bà) trong quá trình sản xuất thời gian tới? ………

………

………

………

7. Theo Ông/Bà để chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở/doanh nghiệp tăng cƣờng ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất đƣợc hiệu quả thì cần có những điều kiện gì, trong đó điều kiện nào là quan trọng nhất? ………

………

………

………

* Điều kiện quan trọng nhất:………

………

………. Xin chân thành cám cơn!

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Về việc chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang)

Để góp phần tìm hiểu tình hình thực hiện chuyển giao công nghệ và tác động của nó đối với sản xuất và sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh nhà như thế nào. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin dưới đây.

Rất mong nhận được sự cộng tác của Ông/Bà. Xin chân thành cám ơn.

6. Thông tin chung về cơ sở/doanh nghiệp:

- Tên cơ sở/doanh nghiệp ………..

- Năm đi vào hoạt động………

- Địa chỉ: ………..

- Số Điện thoại ……….Email:………

- Cơ sở/doanh nghiệp chuyên sản xuất………

- Công suất của nhà máy ………..tấn nguyên liệu/ngày - Lưu lượng nước thải bình quân ………..m3/ngày - Doanh nghiệp đã có chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ………... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống xử lý nước thải: + Năm đi vào hoạt động ………, Công suất xử lý ………m3/ngày - Sản lượng những mặt hàng chính sản xuất hàng năm (tấn) ...

...

- Sản lượng xuất khẩu ……….……….tấn/năm - Kim ngạch xuất khẩu ………(USD/năm) - Doanh thu từ tiêu thụ nội địa ………..………triệu/năm - Tổng số lao động thường xuyên: ……… Trong đó + Trên Đại học ………….. + Trung cấp ……….

+ Đại học, Cao đẳng……….. + Lao động phổ thông ………..

2. Thông tin về năng lực nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp: + DN có phòng nghiên cứu và thiết kế sản phẩm không? Có  Không 

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 91)